>
>
Huyện Châu Phú

Huyện Châu Phú

Huyện Châu Phú

Mô tả

Châu Phú nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên, phía Hữu của sông Hậu và trung tâm tỉnh An Giang, thuận lợi cho việc di chuyển và khám phá các địa điểm du lịch. Ngoài ra, hàng năm, huyện nhận được lượng phù sa đáng kể từ sông, làm phong phú thêm nguồn dinh dưỡng cho ruộng đồng. Huyện Châu Phú ít bị ảnh hưởng bởi gió bão nhưng thường gặp các vấn đề thủy văn như sạt lở đất, lũ lụt. Tuy nhiên, vào mùa nước nổi, đây là nơi tập trung nhiều loại thủy sản như cá leo, cá linh, cá chốt, cá thác lác, nổi tiếng với các món mắm. Ngoài ra, không chỉ để lại ấn tượng bởi lòng thân thiện, nhiệt tình và sự nồng nhiệt của cư dân địa phương, Châu Phú còn là điểm đến nổi tiếng với nhiều điểm tham quan, giải trí hấp dẫn, cùng với sự đa dạng của các món đặc sản nổi tiếng như bún cá, gỏi sầu riêng, cơm tấm,...

1. Địa lý

Huyện Châu Phú nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh An Giang, có vị trí địa lý:

- Phía đông giáp huyện Phú Tân và huyện Chợ Mới

- Phía tây giáp thị xã Tịnh Biên

- Phía nam giáp huyện Châu Thành

- Phía bắc giáp thành phố Châu Đốc.

Huyện lỵ của huyện là thị trấn Cái Dầu, cách thành phố Long Xuyên 33 km về phía bắc và cách thành phố Châu Đốc 22 km về phía nam. Huyện có diện tích tự nhiên 425,7 km², trên địa bàn huyện có nhiều kinh rạch dẫn nước vào đồng như: rạch Thầy Phó, rạch Hóa Cù, kinh xáng Cây Dương (Bình Mỹ), rạch Phù Dật, rạch Voi (Cái Dầu), kinh xáng Vịnh Tre (Vĩnh Thạnh Trung), kinh Cần Thảo, kinh Đào (Mỹ Đức).

2. Hành chính

Ngày nay, huyện Châu Phú có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Cái Dầu (huyện lỵ), Vĩnh Thạnh Trung và 11 xã: Bình Long, Bình Mỹ, Bình Chánh, Bình Phú, Bình Thủy, Đào Hữu Cảnh, Khánh Hòa, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô Long Vĩ, Thạnh Mỹ Tây được chia thành 100 khóm - ấp

Nhiều lễ hội tại Châu Phú mang sắc thái dân tộc độc đáo như: lễ Kỳ Yên và đua thuyền đình thần đình Bình Thủy, lễ vía Quản cơ Trần Văn Thành. Châu Phú có nhiều món ẩm thực đa dạng, mang chậm bản chất làng quê như: Cá lóc nướng trui, Lẫu cháo Cá lóc rau đắng, khô cá tra phồng và ba sa.

Đặc biệt, sau mùa nước nổi (nước lũ ngập đồng), mọi ngõ ngách, mọi con kênh ở huyện cơ man nào là cá linh, cá thác lát, cá chốt, cá leo... dân chúng đánh bắt bằng chày lưới, gió cất, gió gạc, thả đáy... cá đầy ghe xuồng, ăn không hết phải phơi khô, làm mắm, nước mắm, những ai từng sống ở An Giang giờ tha hương không bao giờ quên mùa nước nổi.

3. Các địa điểm nổi tiếng

- Rừng tràm Trà Sư

- Di Tích Quản Cơ Trần Văn Thành

- Khu Du Lịch Vạn Hương Mai

- Đình Thần Bình Mỹ

- Vườn Nhãn Xuồng Mỹ Đức

4. Địa điểm lưu trú 

- Lưu trú 4 sao tại An Giang

- Lưu trú 3 sao tại An Giang

Xem thêm
image

Danh sách phường xã

Địa danh liên quan