Top 5 địa điểm du lịch đẹp ngất ngây tại Bình Định

15/10/2024

Đăng bởi: Admin | 15/10/2024

Bình Định không chỉ được biết đến là vùng đất võ trứ danh mà còn nổi tiếng với nhiều phong cảnh đẹp làm ngây ngất lòng người. Thời tiết quy Nhơn luôn thuận lợi cho việc khám phá của du khách. Đặc biệt, nơi này ngày càng thu hút nhiều tín đồ xê dịch nhờ hàng loạt tọa độ mới mẻ cùng những Khách sạn Quy Nhơn view đẹp “mọc” lên mỗi năm.

1. Thác Đổ Bình Định

Còn giữ nét hoang sơ với những thác nước hùng vĩ, Thác Đổ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích du lịch bụi, muốn khám phá vẻ đẹp của núi rừng, sông suối.

Dọc theo đường ống nước sạch, con suối tạo ra từ dòng chảy của Thác Đổ với những hòn đá xếp chồng lên nhau. Nếu ví von đây là một Hầm Hô (Khu du lịch sinh thái Hầm Hô ở xã Tây Phú, huyện Tây Sơn) giữa núi Vĩnh An thì chẳng có gì quá. Nước trong tràn qua các phiến đá nhấp nhô, hai bên bờ suối là những bông hoa rừng khoe sắc.

Tiếp tục đi theo đường ống nước sạch, bạn sẽ tới bờ tràn của Thác Đổ. Bờ tràn ngăn dòng nước, bên trên là mặt hồ phẳng lặng, bên dưới là dòng nước cuộn chảy dữ dội. Từ bờ tràn có thể thấy cột nước cao trắng xóa đổ xuống, nơi đó chính là Thác Đổ.

Thác Đổ hoang sơ, mang vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ nhưng chủ yếu dành dân bản địa hoặc những ai yêu du lịch phượt, thích mạo hiểm và khám phá núi rừng. Khi đến Thác Đổ, bạn phải chuẩn bị hành trang đầy đủ, phải có cây dài dò đường để băng đường rừng, mang giày dép chắc chắn, cẩn thận trên những con đường băng qua suối với nhiều đá xếp chồng phía dưới. Khi tắm thác, mọi người phải cẩn thận, tốt là nhờ người dân bản địa đi cùng. Đây chắc chắn là một địa điểm không thể thiếu trong Tour du lịch Quy Nhơn của bạn!

Xem thêm: Quy Nhơn tháng 12 - Dạo một vòng quanh phố biển trời đông

2. Thành Hoàng Đế Bình Định

Bình Định không chỉ có những bãi biển trong xanh mà còn có rất nhiều các di tích lịch sử quý giá cần được bảo tồn và trân trọng, tiêu biểu như thành Hoàng Đế.

Thành ngoại được thiết kế theo hình chữ nhật với chu vi 7400m, chân thành rộng khoảng 30 – 40m, mặt thành rộng 4m và tường thành cao trên 6m, được đắp trên nền đất đồi khá cứng, chân thì được kè đá, còn ruột tường thì làm bằng đá ong, bên ngoài bọc đất, gạch, ngói và gốm, vô cùng vững chắc.

Thành nội bên trong có tên là Hoàng Thành được xây chếch về phía Tây Nam của thành ngoại, với cấu trúc hình chữ nhật có chu vi 1600m, chân thành rộng từ 7 – 9m, còn tường thành thì được đắp bằng đất và bó đá ong 2 mặt. Ngày nay, thành vẫn mở cả 3 cửa Tiền ở chính giữa tường thành phía Nam và nhìn thẳng ra cửa Vệ của thành ngoại.

Ở trung tâm của công trình thành Hoàng Đế là Tử Cấm Thành cũng được xây dựng theo hình chữ nhật nhưng với chu vi gần 600m, mặt thành rộng khoảng 1,5m và tường thành cao 1,8m, riêng góc Đông Nam cao trên 3m. Bây giờ, khi đến đây du lịch, bạn sẽ thấy cả 4 cửa ở 4 hướng đều được mở để đón tiếp.

Khi bước vào khu Tử Cấm Thành, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một số di tích còn sót lại từ thời Chăm pa cho đến đời nhà Nguyễn như: tượng voi đá, lầu Bát Giác, hồ bán nguyệt hay hòn Giả Sơn.

Xem thêm: Khách sạn 5 sao view đẹp tại Quy Nhơn Bình Định

3. Tháp Dương Long Bình Định

Tháp Dương Long ở Bình Định là một trong những di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của miền Trung. Nơi đây không chỉ đại diện cho những giá trị văn hoá, tâm linh và kiến trúc cổ xưa, mà còn là một địa điểm du lịch Quy Nhơn thu hút khách đông đảo du lịch.

Sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ kiến trúc Khmer là đặc điểm nổi bật của kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tháp Dương Long. Ngay từ thời gian đầu của thế kỷ XX, nhà nghiên cứu H. Parmentier đã cho rằng phần hình dáng, cấu trúc và nhiều hoạ tiết trang trí trên tháp Dương Long có phần tương đồng với kiểu kiến trúc Khmer. Dựa vào những họa tiết trang trí theo phong cách Khmer, từ đó các nhà nghiên cứu xác định niên đại của tháp Dương Long vào khoảng thế kỷ XII – XIII.

Khi đến tham quan và khám phá tháp Dương Long, du khách còn có dịp ghé thăm những làng nghề chế tác gốm nổi tiếng của người Chăm như Gò Cây Ké, Gò Hời để có thêm những trải nghiệm thú vị.

Tháp Dương Long thực sự là một điểm check in Quy Nhơn thú vị để du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của kiến trúc Chăm. Với tuổi đời hàng trăm năm, nơi đây sở hữu nét huyền bí và bề dày lịch sử đáng ngưỡng mộ. Khi nhìn từ xa, tháp tạo nên một cảnh quan độc đáo, nổi bật giữa cánh đồng lúa xanh mướt, trở thành một phần quan trọng trong việc tô điểm cảnh quan thiên nhiên tại vùng đất này.

4. Tháp Phú Lốc Bình Định

Tháp Phú Lốc mang phong cách Bình Định, được xây dựng vào đầu thế kỉ 12 là một ngôi tháp Chăm Pa cổ hiện còn tồn tại tại làng Phú Thành, Phường Nhơn Thành, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Tháp Phú Lốc còn có tên gọi là tháp Thốc Lốc, tháp Phốc Lốc, hay là tháp Vàng (Tour d'Or) như những nhà nghiên cứu người Pháp đã gọi. Đây là một ngôi tháp được phối theo phong cách kiến trúc của văn hóa Bình Định, nhưng đồng thời có ảnh hưởng một phần từ kiến trúc Angkor của người Khmer.

Như hầu hết các ngôi tháp Chăm khác, tháp Phú Lốc được xây dựng trên một đỉnh đồi, so với mặt nước biển thì đỉnh đồi này có độ cao là 76 m. Đồi của tháp Phú Lốc cao hơn tất cả các đồi có tháp ở Bình Định, vì thế tháp Phú Lốc nổi bật lên giữa vùng đồng bằng tỉnh Bình Định như một ngọn hải đăng khổng lồ.

Tháp đứng trên đồi cao trông có vẻ trơ trọi, đìu hiu, nhưng lên tới chân tháp, phóng tầm mắt ra bốn hướng thì thấy cảnh trí xung quanh thật kỳ vĩ. Tại đây có thể nhìn thấy cả vùng đồng bằng rộng lớn của thị xã An Nhơn và huyện Phù Cát.

Nét độc đáo của tháp Phú Lốc cũng như các tháp Chăm mang phong cách Bình Định là dùng đá để làm các bộ phận trang trí kiến trúc như chân các cột ốp và diềm mái. Đây là nét kiến trúc thể hiện ảnh hưởng của văn hóa Khmer.

Xem thêm: Top 4 tháp Chăm nổi tiếng ở Bình Định

5. Tháp Thủ Thiện Bình Định

Tháp Thủ Thiện thuộc xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Khác với một số cụm tháp Chăm Pa khác, tháp Thủ Thiện là một ngôi tháp độc lập và duy nhất.

Nằm tại làng Thủ Thiện, thuộc xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, tháp Thủ Thiện là một ngôi tháp cổ của người Chăm Pa. Trong số các cụm tháp Chăm Pa, tháp Thủ Thiện nổi bật với việc chỉ có một ngôi tháp duy nhất.

Với quy mô khiêm tốn, tháp Thủ Thiện mang trong mình vẻ trang nhã, thanh thoát và kì bí. Được đặt giữa những cánh đồng khô cằn, không nhiều dấu vết của sự thăm quan từ du khách, chỉ có một bàn thờ cúng nhỏ tại bên trong ngôi tháp. Tháp Thủ Thiện có thể được coi là một điểm tập trung cho các nhà nghiên cứu văn hóa, đặc biệt là về nghệ thuật của người Chăm, cùng với sự quan tâm của người dân địa phương.

Để đến được Tháp Thủ Thiện từ thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), bạn cần di chuyển về hướng Bắc theo quốc lộ 1A khoảng 20 km, sau đó tại một ngã tư lớn gần cây cầu vượt Bà Di, bạn hãy rẽ trái theo quốc lộ 19 (đi thẳng sẽ đến tỉnh Gia Lai).

Kiến trúc của tháp Thủ Thiện không có điểm đặc biệt nổi bật so với các tháp Chăm khác. Ngôi tháp đơn độc đứng tựa lưng trời, nên khi bạn lần đầu tiên đến đây, có thể cảm thấy một chút thất vọng, không như những gì bạn từng tưởng tượng. Ngọn tháp có vẻ khá giản dị, không mang đến sự hùng vĩ như một số cụm tháp Chăm khác. Khu vực này cũng không có sự chăm sóc, người trông coi hay thu phí từ du khách.

Trên đây là Top 5 địa điểm du lịch đẹp ngất ngây tại Bình Định bạn không thể bỏ qua trong chuyến vi vu. Không chỉ có biển xanh, cát trắng, Bình Định còn nhiều điều tuyệt vời đang chờ bạn khám phá. Đừng quên truy cập trang web https://vigotrip.com/ để đặt vé xe cùng khách sạn Bình Định với giá tốt nhất nhé.