Đền Độc Cước Sầm Sơn

Phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa

Đền Độc Cước Sầm Sơn

Mô tả

Đền Độc Cước Sầm Sơn là một trong những địa điểm du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa mà bạn không nên bỏ qua. Ngôi đền này nằm ngay đỉnh núi Cổ Giải, thuộc dãy núi Trường Lệ. Ngôi đền được xây từ thời nhà Trần và đã được trùng tu lại nhiều lần.                             
1. Đền Độc Cước ở đâu?
Đền Độc Cước (hay còn gọi là đền Thượng), tọa lạc trên ngọn núi có hình cổ rùa (hòn Cổ Giải) - Ngọn núi thuộc dãy núi Trường Lệ ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
 
2. Đền Độc Cước thờ ai?
Đền Độc Cước là nơi thờ thần Độc Cước, tức vị thần có một chân - một vị thần có công trong sự nghiệp giữ nước và là vị thần bảo hộ cho sự an toàn và cuộc sống ổn định của ngư dân miền biển Sầm Sơn.
 
3. Đền Độc Cước có gì đặc biệt?
3.1. Truyền thuyết về ngôi đền
Bạn có biết Đền Độc Cước gắn với một truyền thuyết vô cùng ly kỳ và ấn tượng. Chuyện kể rằng xưa kia Sầm Sơn là một vùng biển yên bình, ấm no. Cho đến một ngày đám quỷ biển xuất hiện và tác oai tác quái, hành hạ và đánh giết dân làng làm cho cuộc sống yên ả nơi đây bị xáo trộn và loạn lạc.
Lúc này có cậu bé “Chu Văn Khoan” lớn nhanh nhu thổi thành chàng trai cao to khỏe mạnh giúp dân làng đánh đuổi bọn quỷ biển. Tuy nhiên, khi chàng ở nhà thì chúng phá ngoài biển và khi chàng ở ngoài biển thì chúng phá trong làng, khiến cho người dân hoang mang lo sợ. Vì vậy, chàng nghĩ ra một cách là xẻ đôi thân mình, một nửa ra khơi cùng ngư dân và một nửa ở lại bảo vệ xóm làng. Từ đó, bọn quỷ biển không dám hoành hành nữa, trả lại cuộc sống bình yên cho dân làng.
Tin rằng chàng trai chính là vị thần trời xuống cứu giúp dân, người dân miền biển Sầm Sơn đã lập đền thờ chàng trai trên núi Cổ Giải, đặt tên là Đền Độc Cước.
 
3.2. Ngôi đền linh thiêng bậc nhất
Không chỉ gắn với truyền thuyết độc đáo, Đền Độc Cước còn là một trong những ngôi đền linh thiêng bậc nhất. Bằng chứng là ngôi đền vẫn đứng vững, không hề hấn gì sau bao nhiêu tác động của thời tiết, thiên tai,...Đặc biệt, Sầm Sơn là khu vực bị giặc bắn phá nặng nề, ném bom ác liệt. Làng mạc bị tan hoang, đổ nát nhưng ngôi đền vẫn không bị ảnh hưởng gì. Ngôi đền đã bảo vệ an toàn cho hàng trăm chiến sỹ bộ đội trong chiến tranh chống Mỹ. Mọi người dân ở đây đều tin rằng đó là do sức mạnh của thần Độc Cước nên mọi bom đạn cũng không thể tàn phá được.
 
3.3. Kiến trúc của ngôi đền
Đền Độc Cước được xây dựng vào thời Trần, được trùng tu lại nhiều lần vào thời nhà Lê. Kiến trúc của ngôi đền có giá trị cao cả về bố cục mặt bằng cũng như về nghệ thuật điêu khắc gỗ của thế kỷ XVII.
Muốn lên đền du khách phải trèo qua 40 bậc đá. Trong đền là tượng thần Độc Cước được làm bằng gỗ với một tay và một chân. Ngoài ra, trong đền còn có hai pho tượng ngựa được đúc bằng đồng, cặp tượng phỗng tạc bằng đá khối cùng hàng loạt câu đối bằng chữ nho ca ngợi công lao của thần Độc Cước.
Ngoài ra, trong đền Độc Cước vẫn còn lưu giữ 8 đạo sắc phong thần Độc Cước được triều đình các đời ban tặng.
Phía sau đền có Môn Lâu bằng gỗ được dựng năm 1863. Đền Độc Cước cũng là ngôi đền có địa thế đẹp: hướng đông và tây giáp núi, hướng nam giáp biển Sầm Sơn, rất thích hợp để du khách tham quan và ngắm cảnh.
 
3.4. Lễ hội Đền Độc Cước
Lễ hội Đền Độc Cước còn được gọi là lễ hội Cầu Phúc, được người dân biển Sầm Sơn tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công lao của vị thần Độc Cước. Lễ hội là dịp để người dân nơi đây cầu nguyện cho một năm yên bình, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ổn định ấm no,...
Lễ hội được diễn ra trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 2 âm lịch hàng năm. Trong đó ngày hội chính là 16 tháng 2 được tổ chức ngay dưới chân đền. Trong lễ hội sẽ diễn ra các nghi lễ truyền thống như rước kiệu, tế lễ, dâng cỗ,...và rất nhiều các trò chơi dân gian khác như kéo co, đẩy gậy, xe đạp đôi,...
Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn


Đánh giá của khách hàng

0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!

Đánh giá của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.