>
>
Đền Vạn Lộc Cửa Lò

Đền Vạn Lộc Cửa Lò

Đền Vạn Lộc Cửa Lò

Mô tả

Ở vùng đất Cửa Lò có nhiều di tích lịch sử văn hoá, trong đó có di tích lịch sử - văn hóa đền Vạn Lộc. Trước mặt đền là dòng sông Cấm êm đềm chảy qua, sau lưng là núi Lò, bên phải có núi Rồng, bên trái có núi Tượng Sơn tạo thế "rồng chầu, hổ phục" và "sơn thuỷ hữu tình". Đền được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1991.
1. Đền Vạn Lộc ở đâu?
Đền Vạn Lộc thuộc Phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, từ lâu đã là điểm đến tâm linh nổi tiếng của nhân dân trong vùng cũng như du khách thập phương.
2. Đền Vạn Lộc thờ ai?
Ở Thượng điện ngoài thần chủ Nguyễn Sư Hồi ở đây còn bài trí cung thờ tướng Chiêu Trưng Vương Lê Khôi. Lê Khôi tên thụy là Vũ Mục là công thần khai quốc nhà Lê Sơ ở thế kỷ XV. Ông là con trai của Lê Trừ- anh thứ 2 của Lê Lợi, tức cháu gọi Lê Lợi là chú ruột. Lê Khôi là người văn võ toàn tài, ở ngoài chiến tuyến là một võ tướng oai hùng lấy uy lệnh để thu phục kẻ thù, đối với con dân lại vỗ về yêu quý. Chính vì vậy, Lê Khôi được nhân dân nhiều nơi lập đền thờ phụng. Đền thờ chính của ông ở Cửa Sót, trên núi Long Ngâm ở Thạch Hà, Hà Tĩnh. Nhưng trên địa bàn Nghệ An có rất nhiều nơi thờ Ngài.
Sở dĩ tại thượng điện đền Vạn Lộc lại lại bài trí thờ 2 vị thần là Nguyễn Sư Hồi và Lê Khôi là bởi trong tâm thức của người dân Việt, luôn quan niệm “sống sao chết vậy” hay “dương sao âm vậy”. Lúc còn sống cả Nguyễn Sư Hồi và Lê Khôi đều được triều đình giao cho cai quản vùng cửa sông, cửa biển ở miền Trung nước ta. Chính vì vậy, sau khi mất các ông vẫn là người được giao cai quản những vùng này. Nên trong tâm thức của nhân dân, nhất là ngư dân vùng biển họ đều coi hai vị thần này là những vị thần, có uy quyền đối với các vùng sông nước nơi họ thường ra khơi vào lộng. Họ thờ các ngài để cầu mong các ngài luôn phù hộ độ trì cho ngư dân được bình an, may mắn, có thể gặp giữ hóa lành. Họ tin rằng mỗi khi gặp bất trắc trên biển chỉ cần cầu nguyện đến uy linh của các ngài thì tai qua nạn khỏi. Trong tâm thức của người dân Vạn Lộc họ đã xem thần Nguyễn Sư Hồi và Lê Khôi là hai vị thủy thần tiêu biểu trấn giữ vùng cửa sông, cửa biển xứ Nghệ.
3. Đền Vạn Lộc có gì đặc biệt?
3.1. Cây bàng cổ thụ và tấm bia đá cổ trong khuôn viên Đền Vạn Lộc
Cây bàng cổ thụ trong khuôn viên Đền Vạn Lộc có tuổi thọ hàng trăm năm là di sản còn lại để ghi dấu tên gọi xưa của vùng đất này là Trại Bàng bởi có rất nhiều bàng và đây là cây bàng duy nhất còn sống sót. Khoảng vài chục năm trở lại cây bàng cổ thụ này bị rỗng ruột, dưới gốc bị hở 1 lối lớn. Cây cao khoảng 12 m, chu vi gốc cây nơi lớn nhất khoảng hơn 4m. Cây bàng này từng bị các trận bão lớn đánh gãy hết nhánh, lâu dần trong thân chính của cây (khoảng 7m) bị mục, rỗng từ dưới lên trên, nhưng kỳ diệu thay, hàng chục năm qua, cây vẫn sống, xanh tươi, mỗi năm còn mọc thêm nhiều cành mới, khẳng định sức sống mãnh liệt mỗi độ Xuân về.
3.2. Về Lễ hội Đền Vạn Lộc
Mỗi độ tết đến xuân về, thường 3 năm một lần, nhân dân vùng sông nước Cửa Lò lại tổ chức lễ hội đền Vạn Lộc để tưởng nhớ công ơn Thái uý Quận công Nguyễn Sư Hồi cùng các vị thần được thờ trong đền và cầu mong sóng yên, biển lặng, mùa màng bội thu.
Lễ hội bắt đầu từ chiều ngày 11 và kết thúc vào tối ngày 16 tháng Giêng âm lịch, bao gồm 2 phần: là phần lễ tâm linh và phần hội:
Lễ hội đền Vạn Lộc là một trong những lớn hội lớn có nhiều nghi lễ đặc sắc được nhân dân thực hành từ xưa đến nay, trong đó có tục rước đức thánh vi hành thị sát và ban phát tài lộc cho dân làng. Để tổ chức đoàn rước tất cả nhân dân trong làng và du khách thập phương đều tập trung về đền, tất cả các dòng họ lớn trong vùng đều thiết lập kiệu rước thần tổ của dòng họ mình để rước phù thánh giá linh thần đi vi hành, đoàn rước kéo dài khoảng 2km – 3km. Trên cung đường rước thánh vi hành trước cổng của mỗi gia đình đều thiết lập bàn thờ với đầy đủ lễ vật để nghênh đón và bái tạ các thần với mục đích nhằm cầu xin sự ban phát tài lộc của thần cho gia chủ, nhiều dòng họ cũng thiết lập các ban thờ rất uy nghi trang trọng có tộc trưởng đúng thắp hương nghênh đón. Đây là tập tục được nhân dân nơi đây trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhằm thể hiện đạo lý “uống nước nhờ nguồn”, “nhân sinh do tổ”. Đây vừa là một nét đẹp truyền thống có từ hàng trăm năm nay xuất phát từ tấm lòng thành kính của người dân địa phương vừa là một phần không thể thiếu để tạo nên nét riêng nhất, độc đáo nhất của một lễ hội làng. Người dân Vạn Lộc nói riêng, người dân Cửa Lò nói chung đều tin rằng vào năm tổ chức lễ rước là năm đó người người nhà nhà đều bình an, hạnh phúc bởi sự che chở phù hộ của ngài. Vì thế, thiết lập các ban thờ bái tạ mỗi khi đoàn rước đi qua gia đình hay dòng họ là để xin ngài chứng dám cho tấm lòng thành của con cháu trong gia đình, dòng họ. Người dân nơi đây có cái tâm hướng về lễ hội, hướng về vị thần hoàng mà không phải địa phương nào cũng có được. Nó tạo nên một nét văn hóa riêng biệt và không thể thiếu vào mỗi mùa lễ hội đền Vạn Lộc.
Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn