>
>
>
>
Miếu Ngũ Hành Côn Đảo
Miếu Ngũ Hành Côn Đảo

Miếu Ngũ Hành Côn Đảo

Mô tả

Miếu Ngũ Hành Côn Đảo là một ngôi miếu vô cùng linh thiêng tại Côn Đảo. Ngôi Miếu bắt đầu được đi vào xây dựng vào khoảng những năm 1970. Miếu Năm Cô hay còn được gọi với cái tên khác là Miếu Ngũ Hành được chính những người dân trên đảo góp công, góp sức mình để gây dựng nên và trở thành một địa điểm thú vị như ngày nay. Địa điểm tâm linh này là nơi thờ cúng của năm vị nữ thần “Ngũ Hành Nương Nương”, 5 vị nữ thần có quyền năng đặc biệt ảnh hưởng đối với các nghề có liên quan đến ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ.

 

Miếu Ngũ Hành Côn Đảo sẽ là một địa điểm tâm linh đầy mới mẻ mà du khách nên ghé qua thử một lần để cảm nhận hết được vẻ đẹp của nơi đây. Nếu có dịp đến Côn Đảo, du khách đừng bỏ qua địa điểm linh thiêng này nhé.
 
1. Miếu Ngũ Hành Côn Đảo nằm ở đâu?
Miếu Ngũ Hành Côn Đảo có vị trí nằm ở phía Nam của Côn Đảo, cách trung tâm Côn Đảo chừng 12 km.
Người dân làm ăn buôn bán sinh sống và chài lưới ở Côn Đảo luôn đến Miếu Năm Cô để cầu cho công việc được thuận buồm xuôi gió, thành tâm kính khẩn xin các nữ thần phù hộ cho nông dân, ngư dân, nghệ nhân, tiểu thương và nhân dân bình an, thịnh vượng. Ngày trước, các ngôi Miếu Ngũ Hành thường thờ bà bằng bài vị Nho, nhưng mấy chục năm qua, bài vị dần được thay thế bằng tượng đúc bằng xi măng.
 
2. Truyền thuyết về Miếu Năm Cô
Du khách đi tour Côn Đảo khi đến Miếu Năm Cô sẽ được người dân bán cho những bông hoa sứ trắng muốt trông rất đẹp mắt và được người dân trò chuyện, kể cho nghe về truyền thuyết Miếu Năm Cô rất kỳ bí, tâm linh và cũng không kém phần hấp dẫn “Câu chuyện đã có từ rất lâu trải qua nhiều thời gian, được truyền lại với rất nhiều thế hệ người dân trên Đảo về truyền thuyết năm vị Nữ thần, Năm vị nữ thần có các quyền năng thần thông quảng đại muôn hình vạn dạng, có thể biến một khối kim loại thành các công cụ làm việc thường ngày của nhà nông, có thể biến đất đai khô cằn cỗi tại Côn Đảo ngày xưa thành những mảnh đất màu mỡ và đẹp đẽ như ngày hôm nay. Năm vị thần mỗi người có những khả năng đặc biệt khác nhau, tương hỗ với các yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, các yếu tố đại diện cho các lĩnh vực của cuộc sống từ kim khí, nguồn nước, cây quả cho tới đất đai, gỗ, lửa… Và cũng chính những yếu tố này là tiền đề để hình thành và phát triển nên những nghành nghề quen thuộc trong cuộc sống của người dân trên đảo”. Năm vị nữ thần đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống tinh thần của rất nhiều người dân nơi đây, Người dân trên đảo tin tưởng tuyệt đối vào các vị Nữ thần sẽ đem lại may nắm cho người nông dân có những vụ mùa tốt tươi, bảo vệ cho ngư dân khỏi phong ba, bão tố và dẫn dắt những người thợ thủ công phát triển nghề nghiệpv.v…
 
3. Nét độc đáo tại Miếu Năm Cô – Miếu Ngũ Hành?
Quãng đường từ trung tâm Côn Đảo tới đây vừa đẹp vừa dễ đi vô cùng, nó trải dài từ khu vực đã được đầu tư kỹ lưỡng về cơ sở hạ tầng cho tới những con đường vẫn mang vẻ hoang sơ, nguyên thủy.
Đặt chân đến trước cửa miếu nhiều người sẽ không thoát khỏi sự tò mò “Vì sao là Miếu Bà Ngũ Hành mà không phải như người ta thường gọi Miếu Bà Ngũ Hành”. Tiến vào bên trong là một khoảng không rộng rãi, thoáng mát đậm chất phong thủy, người ta sẽ thấy những hàng cây xanh rợp tỏa bóng hai bên, chính giữa là con đường đầy ánh nắng dẫn vào sân miếu.
Một kiểu kiến trúc độc đáo, thú vị sẽ hiện ra với phần mái trên có hình “Lưỡng long chầu nguyệt”, hoa văn được chạm khắc một cách đầy tinh xảo từ những người thợ thủ công truyền thống lão làng, dùng để che chở tránh nắng trú mưa cho những gian thờ linh thiêng ở dưới.
Từ từ tiến dần vào gian thờ chính, người ta sẽ thấy trong miếu gồm tám bàn thờ, mỗi bàn thờ lại giữ một vài trò quan trọng nhất định “Bàn thờ chính ở giữa là thờ các vị thần Ngũ Hành và hai vị thần thượng đẳng, phía trái miếu là nơi thờ ba vị thần bảo hộ Quan Công, Quan Bình, Châu Xương luôn cứu giúp, hỗ trợ ngư dân trên biển. Còn phía bên phải là bàn thờ Thổ Công – Thổ Địa. Nhưng nét đặc sắc, hấp dẫn về tâm linh còn phải hướng tới là các pho tượng hiện diện cho từng nữ thần “Hiền hòa, bao dung, độ lượng, nhân từ, giỏi giang”. Đặc biệt hơn ở phía sau bàn thờ tiền hiền chính là nơi thờ phụng những vị thánh trong làng.
 
4. Thời điểm đến Miếu Ngũ Hành khi nào?
Thường niên đông đảo nhất, bao gồm cả khách du lịch Côn Đảo, khách du lịch nước ngoài lẫn những người hành hương đổ bộ về đây để tham quan, chiêm ngưỡng trong các ngày 16, 17, 18 tháng 10 Âm lịch.
Một lễ hội văn hóa truyền thống cổ truyền được diễn ra với những nghi lễ tri ân, rước kiệu, vía Bà. Bên cạnh nghi thức chính thì lễ hội còn tổ chức nhiều tiết mục độc đáo, thú vị làm tăng không khí lễ hội như múa lân, hát tuồng, đối ẩm v.v…
Vào những ngày bình thường, lượng khách vãng lai đến đây cũng khá thưa thớt nên địa điểm cũng có thể coi là ngôi miếu thanh bình, yên tĩnh cho những người muốn đến để trải nghiệm sự yên bình nơi đây.
Một ngôi miếu thờ năm vị thần ngũ hành, mặc dù có niên đại không cao nhưng vẫn trở thành điểm đến tâm linh mà nhiều du khách khi đến Côn Đảo muốn một lần tìm tới.
 
5. Kinh nghiệm đi Miếu Năm Cô Côn Đảo!
Miếu Ngũ Hành Côn Đảo cách trung tâm Côn Đảo khoảng 12km về phía Nam đảo. Du khách có thể thuê xe máy 100k/ngày, chưa bao gồm tiền xăng, có thể thuê taxi hoặc xe điện để di chuyển với giá cước khoảng 17.000đ/km. Vì dịch vụ đi có rất nhiều tại trung tâm huyện Đảo bạn nhé.
Miếu Năm Cô rất là linh thiêng nên du khách ra đảo đều mong muốn được ghé thăm miếu để cúng lễ, cầu may. Để chuẩn bị đi lễ miếu, bạn hãy chuẩn bị các đồ lễ như bánh kẹo, tiền vàng, thẻ hương, tiền đặt lễ, nến,… Bạn có thể chuẩn bị từ nhà hoặc mua tại chợ Côn Đảo với giá thành khá hợp lí.
 
6. Dâng lễ 5 mẹ Ngũ Hành
Chúa Bà Ngũ Hành được tôn thờ phổ biến trong nhân gian bởi người ta tin rằng các Bà có những quyền năng vô biên liên quan tới mọi ngành nghề như đất đai, củi lửa, kim khí, … có thể phù hộ và ban phước lộc cho ngư dân, thợ thủ công, nông dân, … giúp họ làm ăn thuận lợi, có của ăn, của để và cuộc sống hạnh phúc hơn. Vì việc thờ cúng Chúa Bà Ngũ Hành trở thành một tục lệ phổ biến nên Chúa Bà được thờ tự rất nhiều tại các đền miếu, đặc biệt là ở khu vực phương Nam, Việt Nam, việc sắm lễ, cúng lễ cũng gần như giống nhau.
Về việc sắm lễ, giống như việc thờ các vị thần linh Tứ Phủ khác, nhân dân cũng sắm lễ, dâng hương Chúa Bà vào những ngày đầu năm đầu tháng với các thứ lễ đầy đủ, tùy tâm để cầu cho năm mới bình an, công việc thuận buồm xuôi gió. Nếu như bạn muốn có một lễ vật có thể dâng cúng lâu dài trên ban thờ thánh thì có thể sử dụng Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc có thể để được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ. Oản dâng Chúa Bà Ngũ Hành không có quy định gì cụ thể chỉ có điều khi đã sắm lễ bạn nên sắm đủ cho 5 bà với 5 loại màu lần lượt xanh đỏ vàng trắng đen cho từng nơi.

 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn