Nhà Ga xe lửa Đà Lạt
Đà Lạt, Lâm Đồng
Mô tả
Nhà Ga xe lửa Đà Lạt là địa điểm check-in vô cùng lý tưởng, thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ tới đây. Đây là một trong những nhà ga lâu đời cổ nhất Việt Nam, trải qua bao năm tháng vẫn giữ được nét thơ mộng, hoài cổ khiến bất kỳ ai đến đây cũng có cảm giác như có thể quay ngược thời gian. Cũng bởi nét cổ, một chút mộc mạc, trữ tình mà ga xe lửa Đà Lạt đã tạo nên những shoot hình tuyệt đẹp cho du khách đến đây, ngoài ra còn tìm hiểu về những giá trị lịch sử và ý nghĩa mà nơi đây đã trải qua và hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị, tuyệt vời nhất.
1. Nhà ga cổ nhất Việt Nam tọa lạc ở đâu?
Tọa lạc tại số 01 Quang Trung, phường 10, thành phố Đà Lạt, nhà ga luôn sở hữu không gian nhộn nhịp và tấp nập khi có nhiều người tìm đến đây trong hành trình khám phá Đà Lạt. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng chừng 3km theo hướng đi công viên Yersin, thế nên bạn có thể dễ dàng đến nhà ga bằng xe máy hoặc xe ô tô đều được cả.
2. Công trình này có gì đặc biệt mà ai cũng muốn được một lần ghé đến?
2.1. Công trình đánh dấu sự kết hợp giữa mỹ thuật và kiến trúc
Được chính thức khởi công vào năm 1935 và hoàn thành vào 3 năm sau đó, tức năm 1938, tính cho đến thời điểm hiện tại, Ga Đà Lạt chính là nhà ga cổ nhất nước ta. Có thể nói công trình này chính là thành quả mỹ mãn của lần đầu tiên mạnh tay đưa yếu tố mỹ thuật về kiến trúc và công trình vào việc xây dựng một nhà ga có tính thẩm mỹ cao.
Ít ai biết được, nhà ga cổ nhất Việt Nam hiện nay chính là ‘đứa con tinh thần’ của hai vị kiến trúc sư người Pháp là Revéron và Moncet. Đây là công trình được xây dựng với ngân sách 200.000 franc, được thiết kế theo hình thức kiến trúc Anglo – normand mới, bên cạnh những ảnh hưởng của phong cách kiến trúc hiện đại, tạo thành bức tranh hài hòa với văn hóa địa lý và lịch sử của thành phố Đà Lạt lúc bấy giờ.
2.2. Review toàn cảnh ga Đà Lạt với kiến trúc ấn tượng
Nhà ga Đà Lạt sở hữu chiều dài 66,5m, chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m. Đây là mô hình kiến trúc tương tự những khu nhà ga của những tỉnh miền ở nước Pháp xưa với phần mái trên có hình vòm uốn cong độc đáo.
Nhìn từ xa, nhà ga Đà Lạt có hình dáng tương tự đỉnh núi LangBiang hùng vĩ với 3 mái nhọn nhô ra ở phía chân theo phương đứng, phía trước mặt của nhà ga là ba chóp nhọn hình tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi nơi LangBiang cùng một chiếc đồng hồ đánh dấu khoảnh khắc bác sĩ Yersin tìm ra Đà Lạt, còn những mái ngói ở chân tam giác chính là khu vực sườn núi.
Bởi thế nên nhiều người nhận xét rằng ga Đà Lạt là công trình kiến trúc vừa duyên dáng lại độc đáo, là thành quả mỹ mãn của sự kết hợp lần đầu tiên giữa lối kiến trúc phương Tây cùng kiến trúc nhà rông Tây Nguyên truyền thống. Chính vì vậy, năm 2001, Bộ Văn hóa – Thông tin và Du lịch đã chứng thức công nhận nhà ga là ‘di tích kiến trúc cấp quốc gia’, đồng thời trở thành nhà ga cổ nhất Việt Nam.
2.3. Đường xe lửa răng cưa là điểm nhấn của công trình kiến trúc độc đáo này
Nhà ga Đà Lạt chính là nơi sở hữu tuyến đường sắt có răng cưa đầu tiên tại Việt Nam do Pháp nghiên cứu và xây dựng. Tuyến đường sắt này phải đi qua khu vực đèo núi Ngô Múc trước khi cập bến tại thành phố Đà Lạt. Điều này đã vô tình khiến ngân sách xây dựng ga tàu dôi lên rất nhiều nếu so với ngân sách dự kiến lúc ban đầu.
Tuyến đường sắt dài 84km là tuyến đường chủ đạo tạo sự thuận lợi trong việc di chuyển qua lại giữa Phan Rang và thành phố Đà Lạt. Tổng hành trình của tuyến tàu này phải xuyên qua 5 hầm rất dốc, thế nên các nhà cầm quyèn buộc phải xây dựng thêm một hệ thống đường ray răng cưa dài 16km bổ trợ. Đây là đường ray xe lửa răng cưa hiếm có và tính cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có duy nhất hai quốc gia sở hữu là Việt Nam và Thụy Điển mà thôi.
Đặc biệt hơn, hệ thống xe lửa tại Đà Lạt còn có thêm một công trình đường ray ở chính giữa là răng móc như lưỡi cưa, giúp ăn khớp với phần bánh xe của đầu tàu kéo, khác biệt hoàn toàn so với những đầu tàu xe lửa loại thường. Đây là đầu tàu kéo thường dùng để kéo đoàn tàu và giữ cho không bị tuột nhanh khi xuống dốc với ba đội tàu gồm Tháp Chàm – Đà Lạt – Nha Trang, Tháp Chàm – Đà Lạt – Sài Gòn và Tháp Chàm – Đà Lạt.
Đáng tiếc là đến năm 1972, do sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình chiến tranh khốc liệt nên tuyến đường sắt này buộc phải tạm dừng hoạt động, sau đó đường sắt răng cưa này đã bị gỡ bỏ đi trong sự tiếc nuối của biết bao người.
Mãi đến sau năm 1975 khi hòa bình đã lập lại, tuyến đường sắt Đà Lạt – Phan Rang một lần nước được khôi phục trong một thời gian ngắn, sau đó bị phá dỡ hoàn toàn vào năm 1980. Lúc này, ngành đường sắt Thụy Sỹ ngay lập tức ngỏ ý thu mua lại tất cả đầu máy chạy tuyến đường sắt răng cưa còn lại, đề xuất của họ đã được chấp thuận. Sau đó, phía giới chức Thụy Sỹ đã lên kế hoạch ‘hồi hương’ đầu máy ngay vào năm 1990.
2.4. Quán cà phê trong ga xe lửa cổ nhất Đông Dương – Điểm đến bạn không nên bỏ lỡ
Quán cà phê độc đáo được xây dựng trong một không gian ‘độc nhất vô nhị’. Quán rất khéo léo khi tận dụng một phần diện tích của khuôn viên nhà ga để làm nơi phục vụ cà phê cho du khách, giúp mọi người tìm lại cảm giác xưa cũ, hoài niệm về một thời Đà Lạt huy hoàng ngày trước.
Trái ngược với những quán cà phê nổi tiếng khác tại Đà Lạt được xây dựng với đa dạng phong cách cùng kiến trúc hiện đại, sang trọng và thoáng đãng, quán cà phê nơi ga xe lửa Đà Lạt mang đến cho mọi người cảm giác hoài niệm và như được trở về những tháng ngày thành phố mộng mơ cũng rực rỡ và tráng lệ chẳng kém cạnh gì các thủ phủ Âu châu. Với một loạt những món vật dụng cũ kỹ cùng những bộ bàn ghế gỗ với hương thơm nhè nhẹ của cà phê kết hợp với mùi gỗ thoang thoảng, chắc chắn bạn sẽ có được trọn vẹn những phút giây thật ý nghĩa khi đến đây.
3. Giờ mở và giá vé ga Đà Lạt
Một trong những thông tin liên quan khác mà du khách cũng cần nắm rõ nếu muốn check in ga Đà Lạt đó chính là giờ mở cửa của nhà ga. Trên thực tế, ga Đà Lạt bắt đầu mở cửa đón du khách đến tham quan vào lúc 7 giờ 30 sáng hằng ngày và đóng cửa vào lúc 17 giờ.
Để vào tham quan ga Đà Lạt, du khách cần phải mua vé vào cổng. Giá vé chỉ từ 5000 VNĐ/1 người. Có thể nhận thấy, giá vé Ga Đà Lạt được xem là rẻ nhất so với các địa điểm check in khác tại Đà Lạt.
4. Đường đi đến Ga Đà Lạt
Như đã đề cập, ga Đà Lạt chỉ nằm cách trung tâm thành phố 2,5km. Vì vậy, quãng đường di chuyển đến đây rất dễ đi. Cung đường này cũng ít xảy ra tình trạng kẹt xe, cho nên, du khách có thể hoàn toàn yên tâm. Du khách có thể tham khảo tuyến đường đi như bên dưới để tiện cho việc di chuyển:
Bắt đầu từ chợ Đà Lạt, sau đó di chuyển qua cầu Ông Đạo
Tiếp đến, đi vào đường Trần Quốc Toản và di chuyển theo hướng ra Quảng Trường Lâm Viên.
Khi đến đường Yersin, tiếp tục di chuyển vào con đường Nguyễn Trãi. Sau cùng, du khách đi đến đường Quang Trung. Rẽ vào đường này là du khách đã có thể nhìn thấy được Ga Đà Lạt.
5. Những góc check-in ga Đà Lạt, chụp ảnh sống ảo cực đẹp
Ga Đà Lạt được biết đến là một trong những địa điểm check-in đáng để tham quan khi ghé thăm Đà Lạt. Không chỉ nổi tiếng bởi lối kiến trúc độc đáo và đặc sắc, tại nơi này còn có nhiều góc chụp ảnh sống ảo cực đẹp.
Vì vậy, hằng nằm, ga Đà Lạt đón một lượng lớn du khách ghé thăm mỗi năm. Đặc biệt hơn, nhiều ngôi sao có tên tuổi trong showbiz như Soobin Hoàng Sơn cũng đã lựa chọn nơi này để quay MV ca nhạc.
Du khách có thể tham khảo một số góc chụp ảnh đẹp như sau:
Khuôn viên rộng trước nhà ga
Khoảng sân rộng trước nhà ga là một trong những góc check in được ưa chuộng bởi nhiều du khách. Tại đây, bạn có thể chỉnh góc để lấy được background toàn cảnh nhà ga, đặc biệt là phần mái hình chóp được thiết kế cách điệu tuyệt đẹp. Đây cũng được xem là “cột mốc đánh dấu” bạn đã ghé thăm ga Đà Lạt.
Phòng chờ mua vé
Góc chụp này ít được biết đến, nhưng khi lên hình thì cực kỳ ấn tượng và độc đáo. Với những ô cabin được lắp kính tạo nên hiệu ứng ánh sáng tuyệt đẹp, bạn có thể dễ dàng chụp những bức ảnh “nghệ thuật” với góc nhỏ tại phòng chờ mua vé.
Nơi trưng bày các toa tàu bằng gỗ
Một trong những điểm thu hút của ga Đà Lạt là nơi trưng bày các toa tàu bằng gỗ. Dù các toa tàu này đã không còn hoạt động nhưng vẻ đẹp cổ kính thì vẫn còn được giữ nguyên từ xưa đến nay. Bạn có thể chọn concept vintage để phù hợp với quang cảnh xung quanh nơi này.
Nội thất bên trong toa tàu
Thỉnh thoảng, nhà ga sẽ cho du khách vào tham quan và check in với nội thất bên trong toa tàu. Thiết kế phần nội thất bên trong rất khéo léo và tỉ mỉ. Hầu như toàn bộ nội thất đều giữ nguyên được nét xưa cũ mặc dù đã trải qua một số lần chỉnh sửa. Bạn có thể chụp những bức ảnh tâm trạng “so deep” tại góc sống ảo này.
Đầu tàu hơi nước
Đây cũng là một góc sống ảo được ưa chuộng bởi giới trẻ. Hình dáng của đầu tàu hơi nước vẫn được giữ nguyên vẹn như vậy qua nhiều năm nay. Bạn có thể tạo các dáng thật “cool ngầu” với đầu tàu hơi nước để có một bức ảnh sống ảo cực kỳ ấn tượng nhé.
Đường ray
Vị trí cuối cùng được nhiều bạn trẻ chọn lựa check in tại Gà Đà Lạt là đường rày xe lửa. Tại đường rày xe lửa có không gian rộng hơn với quang cảnh thoáng đãng mang lại tấm ảnh sống ảnh cực chill cho bạn trẻ.
Địa danh liên quan
Danh sách khách sạn
Đánh giá của khách hàng
0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!
Đánh giá của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.