Mô tả
Thiền viện Vạn Hạnh là một trong những “tọa độ” tham quan không thể bỏ lỡ trong cẩm nang du lịch Đà Lạt. Đến đây, du khách có thể vãn chùa, cầu an, phóng tầm mắt ngắm thành phố mù sương thu nhỏ. Phong cảnh hữu tình nơi đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm mới mẻ, thú vị cho bạn.
Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, Thiền viện Vạn Hạnh là một trong hai thiền viện lớn nhất, trở thành biểu tượng của thành phố ngàn hoa. Khách tham quan đến với Thiền viện không chỉ mong dâng lễ cầu an mà còn muốn thả lòng mình vào chốn cửa Phật tĩnh lặng, ngắm phong cảnh quá đỗi bình yên, nên thơ.
Thiền viện Vạn Hạnh nằm ngay trên con đường Phù Đổng Thiên Vương tấp nập. Vì tọa lạc ngay giữa trung tâm của thành phố Đà Lạt nên khách du lịch có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau như: xe máy, taxi, đi bộ, xe đạp…
Có rất nhiều con đường khác nhau dẫn đến Thiền viện Vạn Hạnh. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian di chuyển, bạn nên chọn đường đi bắt đầu từ chợ Đà Lạt trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, bạn men theo đường Bà Huyện Thanh Quan. Sau khi gặp đường Đinh Tiên Hoàng, bạn chạy thẳng để rẽ qua Phù Đổng Thiên Vương. Chạy hết đường này bạn sẽ gặp một con dốc, rẽ phải để đến cổng Thiền viện.
Thiền viện là một điểm du lịch tâm linh miễn phí vé vào cổng và luôn mở cửa đón chào khách du lịch về tham quan. Tuy nhiên, nơi đây là nơi sinh sống của trụ trì Thiền viện Vạn Hạnh cùng các tăng ni, Phật tử. Vì thế, để tránh làm xáo trộn giờ giấc sinh hoạt của Thiền viện, du khách chỉ nên đến chùa vào khoảng thời gian từ 07:00 – 17:00.
Nếu như chùa Linh Quang có pho tượng Quan Thế Âm trên thân Rồng dài 100m, đường kính 2m thì Thiền viện Vạn Hạnh có bức tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu với độ cao lên đến 24m, rộng 20m. Đây là hình ảnh đặc trưng của Thiền Tông, Đức Phật tay phải cầm hoa sen, được đặt trên một đài hoa sen lớn, bên dưới là ngọn giả sơn đồ sộ.
Địa danh liên quan
Danh sách khách sạn
Đánh giá của khách hàng
Đánh giá của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.