>
>
>
>
Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt

Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt

Đà Lạt, Lâm Đồng

Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt

Mô tả

Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt là một trong hai thiền viện lớn nhất tại nơi đây thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, chiêm bái. Thiền viện sở hữu kiến trúc độc đáo, không gian thanh bình, du khách đến đây sẽ cảm nhận được cảm giác thanh tịnh, thư giãn, mọi muộn phiền âu lo như dần tan biến, chút bỏ gánh nặng để tịnh tâm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp khung cảnh của thiền viện và ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp của thành phố ngàn hoa.

 

Thiền Viện Vạn Hạnh bên cạnh Thiền Viện Trúc Lâm là hai thiền viện lớn nhất thành phố Đà Lạt. Dù Đà Lạt vốn không nổi tiếng với các chùa chiềng, nhưng nơi đây cùng với các nhà thờ đều là những địa điểm thu hút được rất nhiều du khách đến tham quan. Phong cảnh hữu tình, uy nghi, lại có bức tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu lớn nhất Đà Lạt.
 
1. Giới thiệu Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt
Thiền Viện Vạn Hạnh không chỉ đơn thuần là một địa điểm tôn giáo, tín ngưỡng cho các giáo đồ, tăng ni, Phật tử đến tụng kinh, niệm Phật. Mà nơi đây còn là một trong những địa điểm du lịch, địa điểm tham quan. Được rất nhiều quý du khách ưa thích mỗi khi có dịp đến với Đà Lạt.
Tọa lạc tại một trong những vị trí ngay tại khu vực trung tâm Thành phố Đà Lạt. Rất thuận tiện cho việc tham quan và du lịch của quý du khách. Cho nên hầu như tất cả các chương trình tham quan, du lịch do các công ty tổ chức. Đều lựa chọn thiền viện Vạn Hạnh là địa điểm để giới thiệu đến với quý du khách.
 
2. Lịch sử hình thành Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt
Chùa Vạn Hạnh hay còn được gọi là Thiền viện Vạn Hạnh. Là một trong những ngôi Chùa, một trong những địa điểm tham quan, du lịch lâu đời nhất tại Thành phố Đà Lạt thơ mộng.
Được xây dựng từ năm 1952, khi ấy có tên là Niệm Phật Đường Đông Thành. Đến năm 1957 lại được đổi tên thành “Khuôn Hội Vạn Hạnh”. Cho đến năm 1964 thì Thiền viện được tu sửa và xây dựng thêm một chánh điện.
Sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển. Cho đến năm 1992 thì Chùa Vạn Hạnh được chính thức đổi tên thành Thiền viện Vạn Hạnh.
Mãi cho đến tháng 11 năm 1994. Nơi đây đã diễn ra lễ đặt đá xây dựng và tu sửa lại những công trình và khuôn viên của Thiền viện Vạn Hạnh. Vào ngay 14/04/2002 đã diễn ra buổi lễ đúc tượng bằng xi măng và bê tông cốt thép. Có chiều cao là 24m và nặng trên 60 tấn. Đây cũng chính là bức tượng mà ngày nay đi từ hướng xa xa các bạn sẽ nhìn thấy màu vàng. Đây cũng chính là biểu tượng cho Thiền viện nói riêng và nền Phật giáo tại Đà Lạt nói chúng.
 
3. Vì sao Thiền Viện Vạn Hạnh lại thu hút được nhiều khách du lịch đến thế?
Lối kiến trúc đặc trưng độc đáo
Thiền Viện Vạn Hạnh được xây dựng vào năm 1952 đến nay đã trải qua 6 lần trùng tu sửa chữa tuy nhiên vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm, phong cách kiến trúc đặc trưng vốn có. Ở Thiền Viện Vạn Hạnh, bạn sẽ thấy được hững đôi rồng phượng mang đậm phong cách kiến trúc của người Á Đông đặc trưng, mang nét kiến trúc vừa cổ kính vừa hiện đại. Tại Thiền viện Vạn Hạnh bạn sẽ thấy rất nhiều bức phù điêu nói về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ khi sinh thành cho đến lúc nhập niên bàn. Vì thế, nếu là một Phật tử hoặc có đam mê với nền Phật giáo nói chung thì chùa Vạn Hạnh chính là nơi bạn không nên bỏ qua.
Bên cạnh bức tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu – Tượng Phật lớn nhất tại Đà Lạt thì Thiền Viện Vạn Hạnh còn có vô vàn bức tượng to nhỏ khác được đặt rải rác trong khuôn viên của thiền viện để du khách tự do tham quan, chiêm ngưỡng. Các bức tượng có thể kể đến như tượng Phật Bồ Tát Văn Thù, Tượng Phật Bồ Tát Di Lặc. Tượng Phật Bồ Tát Phổ Hiền, Tượng Phật Bồ Tát Đạt Ma… Dù là người theo tín ngưỡng nào, khi đến đây bạn vẫn sẽ có được những trải nghiệm mới lạ và độc đáo tại địa điểm tham quan, du lịch mang đậm nét tâm linh này.
Cổng chào tại thiền viện vẫn còn gìn giữ được nét kiến trúc xưa dù đã qua nhiều lần tu sửa. Cổng được làm từ gỗ và được điêu khắc nhiều hoa văn tỉ mỉ. Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều hoa văn hình rồng ở bất kỳ đâu tại chùa Vạn Hạnh vì đây là một họa tiết rất đặc trưng của các kiến trúc cổ xưa. Cổng có 3 lối vào, với 2 lối nhỏ hai bên và một lối đi lớn ở giữa. Tuy nhiên, đừng vì thấy lối giữa to lớn mà “bon chen” đi vào đấy nhé. Hãy lựa 2 lối nhỏ hai bên để đi thôi bạn nhé!
 
Tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu – Tượng Phật lớn nhất tại Đà Lạt
Điểm nhấn độc đáo nhất và cũng là điều thu hút nhiều du khách đến đây tham quan nhất là Tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu to lớn được đặt tại chính điện. Tượng được khởi công xây dựng vào năm 2002, có chiều cao là 24m, chiều rộng là 20m. Tay phải Phật cầm đóa hoa sen – Một hình ảnh đặc trưng của Thiền Tông hay còn gọi hoa “niêm hoa vi tiếu”. Vì thế mà bức tượng được gọi là Tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu. Tượng được đặt trên một đài sen lớn, phía dưới đài sen là một ngọn giả sơn. Phía bên trong ngọn giả sơn còn có 1 hàng động có chứa các hình tượng các vị tổ sư đang thêm thiền nhập định.
 
Bảo tàng lịch sử tại Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt – Nơi lưu trữ nhiều dấu tích thời gian
Bên cạnh lối kiến trúc cổ kính, hay bức tượng lớn nhất thành phố Đà Lạt thì du khách còn đặc biệt yêu mến Thiền Viện Vạn Hạnh khi ở đây có cả một bảo tàng chứa đựng những dấn ấn thời gian, lịch sử phát triển của thiền viện. Bạn có thể tìm thấy chuông đồng, chiêng đồng, tượng ngọc bích… và rất nhiều vật cổ khác. Nếu là một người yêu thích lịch sử, tìm hiểu thêm về sự phát triển của Phật giáo thì bạn không nên bỏ qua nơi đây.
 
4. Những lưu ý khi tham quan Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt
  • Mang theo dù để che nắng vì khuôn viên của chùa cũng khá lớn và cần đi bộ khá nhiều. Vì vậy, tốt nhất là mang theo một cái dù lớn để che chắn bạn khỏi những tia nắng độc hại nhé!
  • Bạn nên mang theo một ít tiền mặt để có thể mua nước hoặc kem tại những chỗ nghỉ ngơi. Tuy nhiên, vì chùa có rất đông người qua lại, bạn cũng nên đề phòng mất cắp mà không mang quá nhiều.
  • Không đùa giỡn, nói chuyện lớn tiếng trong chùa, đặc biệt là khu vực chính điện.
  • Giữ vệ sinh chung cho chùa để duy trì được vẻ đẹp vốn có và tránh xả rác tạo thêm việc cho các tăng ni ở đây.
  • Vì chùa chiềng là chốn tôn nghiêm nên hãy tránh ăn mặc hở hang, những bộ cánh như váy ngắn, áo hai dây, quần đùi thì mình hãy để dành lại để tỏa sáng ở những nơi khác. Còn đến với chốn tâm linh thì vẫn nên chọn những trang phục lịch sự.
 

 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn


Đánh giá của khách hàng

0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!

Đánh giá của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.