>
>
Huyện Phúc Thọ

Huyện Phúc Thọ

Huyện Phúc Thọ

Mô tả

Nằm cách trung tâm Thủ đô khoảng 30km về phía Tây, huyện Phúc Thọ là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng với 92 di tích đã được Nhà nước xếp hạng trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt là đền Hát Môn, 47 di tích cấp quốc gia, 44 di tích cấp tỉnh, thành phố.

1. Địa lý

Huyện Phúc Thọ nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 35 km về phía tây. Huyện nằm bên bờ hữu ngạn của sông Hồng và sông Đáy; có vị trí địa lý:

- Phía tây giáp thị xã Sơn Tây

- Phía nam giáp huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai

- Phía đông giáp huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức với ranh giới là sông Đáy.

- Phía bắc giáp huyện Yên Lạc và huyện Vĩnh Tường thuộc tỉnh Vĩnh Phúc với ranh giới là sông Hồng

Tại các xã Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Hát Môn, Thanh Đa và Tam Thuấn xưa là vùng lòng hồ Vân Cốc có cửa sông Hát Môn. Sông Hát là tên cổ, ngày nay được gọi phổ biến là sông Đáy, lấy nước từ sông Hồng. Tại đây có Đập Đáy do người Pháp xây dựng năm 1934.

Diện tích tự nhiên của huyện là 117,3 km². Dân số năm 2021 là 196.000 người.

2. Lịch sử

Tên cũ xưa kia là Phúc Lộc. Tên huyện Phúc Thọ có từ năm 1822, thuộc Tỉnh Sơn Tây.

Ngày 21 tháng 4 năm 1965, Sơn Tây sáp nhập với Hà Đông, Phúc Thọ thuộc tỉnh Hà Tây.

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Hà Tây sáp nhập với Hòa Bình, Phúc Thọ thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 17 xã: Cẩm Đình, Hát Môn, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Phương Độ, Sen Chiểu, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên và Xuân Phú.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Phúc Thọ được sáp nhập về Hà Nội .

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, sáp nhập thêm 3 xã của huyện Quốc Oai là Tam Hiệp, Hiệp Thuận và Liên Hiệp nâng tổng số xã lên 20.

Ngày 2 tháng 6 năm 1982, chuyển 2 xã Tích Giang và Trạch Mỹ Lộc của huyện Ba Vì về huyện Phúc Thọ quản lý, tổng cộng là 22 xã.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Phúc Thọ lại chuyển về thuộc tỉnh Hà Tây.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, thành lập thị trấn Phúc Thọ trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của hai xã Phúc Hòa và Thọ Lộc. Tổng số đơn vị trực thuộc là 23.

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội, huyện Phúc Thọ lại trực thuộc thành phố Hà Nội cho đến nay.

Ngày 1 tháng 3 năm 2020, sáp nhập xã Sen Chiểu và xã Phương Độ thành xã Sen Phương; sáp nhập xã Xuân Phú và xã Cẩm Đình thành xã Xuân Đình, còn 1 thị trấn và 20 xã.

3. Hành chính

Huyện Phúc Thọ hiện có 21 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 01 thị trấn Phúc Thọ (huyện lỵ) và 20 xã: Hát Môn, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Sen Phương, Tam Hiệp, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Đình.

4. Văn hóa

Đến tháng 6/2015, toàn huyện có 194 di tích lịch sử - văn hóa, gồm: 78 chùa; 59 đình; 34 đền, miếu, quán, phủ; 21 nhà thờ họ, công giáo và 02 di tích Cách mạng và lưu niệm sự kiện.

Di tích quốc gia đặc biệt: Đền Hát Môn (xã Hát Môn), Đình Tường Phiêu (xã Tích Giang), Đình Hạ Hiệp (xã Liên Hiệp)

Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội truyền thống đền Hát Môn 6/3 âm lịch gắn liền với Cửa Hát Môn nơi Hai Bà Trưng mở hội thề và tuẫn tiết.

5. Các làng nghề nổi tiếng

- Làng nghề may Thượng Hiệp (Tam Hiệp)

- Nghề mộc thôn Đường Hồng (Thanh Đa)

- Làng nghề làm bột sắn Hiếu Hiệp (Liên Hiệp)

- Nghề mộc, may thôn Hiệp Thuận (Hiệp Thuận

- Nghề đồng nát Bảo Lộc (Võng Xuyên

- Nghề mộc thôn Tăng Non (Thanh Đa)

- Làng hoa cây cảnh Cung Sơn (Tích Giang)

- Làng nghề may Hiệp Cát (Tam Hiệp)

- Nghề nuôi rắn thôn Tây (Phụng Thượng)

- Nghề mộc thôn Đường Hồng (Thanh Đa)

- Nghề may mặc thôn Táo (Tam Thuấn)

- Làng nghề mộc Triệu Xuyên (Long Xuyên)

- Làng may, cà dầm tương Hòa Thôn (Tam Hiệp)

- Làng nghề dệt thảm, rắn thôn Đông (Phụng Thượng)

- Nghề mộc thôn Phú Đa (Thanh Đa)

- Làng hoa cây cảnh Tường Phiêu (Tích Giang)

- Làng nghề may Mỹ Giang (Tam Hiệp)

- Làng nghề làm bột sắn Hạ Hiệp (Liên Hiệp)

- Nghề mộc thôn Vĩnh Lộc (Vân Nam)

- Nghề mộc thôn Thanh Mạc (Thanh Đa)

- Làng bún, đậu Linh Chiểu (Sen Phương)

- Làng nghề mộc, tủ bếp Hát Môn (Hát Môn)

- Làng nghề mộc Tế Giáp (Thanh Đa)

- Nghề làm tương ở Thượng Cốc

- Làng nghề may Đại Điền (Tam Hiệp)

- Làng nghề mộc Phú An (Thanh Đa)

6. Địa điểm lưu trú

- Khách sạn Đại Lộc

- Hotels Hanoi Green

- Hotel Hoa Ban Trắng

- Khách sạn Xanh

- Hotel Bảo Khánh

Xem thêm
image

Danh sách phường xã