>
>
Quận Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng

Quận Hai Bà Trưng

Mô tả

Quận Hai Bà Trưng là một trong những quận tại Hà Nội tập trung nhiều học sinh, sinh viên nên khu này khá đông vui và tấp nập. Không chỉ có nhiều món ăn vặt ngon ở khu vực Bách - Kinh - Xây, Hai Bà Trưng còn có rất nhiều địa điểm vui chơi khá lý tưởng dành cho các bạn muốn đi chơi, xả stress.

1. Địa lý

Quận Hai Bà Trưng nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:

- Phía đông giáp quận Long Biên với ranh giới là sông Hồng

- Phía tây giáp quận Đống Đa với ranh giới là đường Lê Duẩn và đường Giải Phóng, và quận Thanh Xuân với ranh giới là đường Giải Phóng và phố Vọng

- Phía nam giáp quận Hoàng Mai

- Phía bắc giáp quận Hoàn Kiếm với ranh giới là các phố Vạn Kiếp, Trần Hưng Đạo, Hàn Thuyên, Lê Văn Hưu, Nguyễn Du.

Quận có diện tích 9,2 km². Dân số năm 2018 là 318.000 người.

2. Lịch sử

Quận Hai Bà Trưng nằm trên nền đất xưa vốn thuộc các tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là Thanh Nhàn), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương, một số tổng của huyện Thanh Trì và vùng thái ấp của thượng tướng Trần Khát Chân từ Ô Cầu Dền (đầu đường Trần Khát Chân) đi xuống hết Bạch Mai, tới các phường có tên Mai (Mai Động, Tương Mai nay thuộc quận Hoàng Mai).

Trước năm 1961, địa bàn quận cùng với Bạch Mai, Mai Động, Hoàng Mai đều thuộc khu vực nội thành Hà Nội và quận VII.

Năm 1961, địa bàn quận trở thành khu Hai Bà Trưng.

Tháng 6 năm 1981, khu phố Hai Bà Trưng chuyển thành quận Hai Bà Trưng, gồm 22 phường: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Giáp Bát, Lê Đại Hành, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Tương Mai, Vĩnh Tuy.

Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập phường Mai Động trên cơ sở thôn Mai Động và xóm Mơ Táo của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì.

Ngày 14 tháng 3 năm 1984, chia phường Giáp Bát thành 2 phường: Giáp Bát và Tân Mai.

Ngày 26 tháng 10 năm 1990, chuyển xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì về quận Hai Bà Trưng quản lý và chuyển thành phường Hoàng Văn Thụ.

Đầu năm 2003, quận Hai Bà Trưng có 25 phường: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ, Lê Đại Hành, Mai Động, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Tân Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Tương Mai, Vĩnh Tuy.

Tháng 1 năm 2004, 5 phường: Tương Mai, Tân Mai, Mai Động, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ chuyển sang trực thuộc quận Hoàng Mai.

Đến cuối năm 2019, quận Hai Bà Trưng có 20 phường: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy.

Ngày 1 tháng 3 năm 2020, sáp nhập phường Bùi Thị Xuân và một phần diện tích và dân số của phường Ngô Thì Nhậm vào phường Nguyễn Du; sáp nhập phần còn lại của phường Ngô Thì Nhậm vào phường Phạm Đình Hổ.

Quận Hai Bà Trưng có 18 phường như hiện nay

3. Hành chính

Quận Hai Bà Trưng có 18 phường trực thuộc, gồm: Bách Khoa, Bạch Đằng, Bạch Mai, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy.

4. Các địa điểm nổi tiếng

- Vincom City Towers

- Hồ Thiền Quang

- Công viên Thống Nhất

- Công viên Tuổi Trẻ

- Chợ Hôm

- Chợ Mơ

- Chùa Liên Phái

- Đình Đại

- Chợ Giời (Hà Nội)

- Cầu Vĩnh Tuy

- Đền Hai Bà Trưng

- Times City

- Nhà thờ Hàm Long

- Nhà hát Tuổi Trẻ

- Chùa Đức Viên

- Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC

- Cung Văn hoá Thể thao Thanh niên Hà Nội

- Rạp Xiếc Trung ương

5. Địa điểm lưu trú

- Khách sạn Minasi Hotel & Spa Hà Nội

- Khách sạn A25 Luxury Hotel - 684 Minh Khai Hà Nội

- Khách sạn Nesta Hanoi Hotel

- Khách sạn Nesta Boutique Hotel Hanoi

Xem thêm
image

Danh sách phường xã

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn