>
>
Quận Hoàng Mai
Quận Hoàng Mai

Quận Hoàng Mai

Mô tả

Hoàng Mai là một quận nội thành của thành phố Hà Nội, Việt Nam. Đây là quận có diện tích lớn thứ tư của thành phố (sau các quận Long Biên, Hà Đông và Bắc Từ Liêm) và có dân số đông nhất trong số 30 quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội.

1. Địa lý

Quận Hoàng Mai nằm ở phía đông nam nội thành thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:

- Phía đông giáp huyện Gia Lâm (với ranh giới là sông Hồng)

- Phía tây và phía nam giáp huyện Thanh Trì

- Phía bắc giáp quận Hai Bà Trưng, quận Thanh Xuân và quận Long Biên (với ranh giới là sông Hồng)

Quận Hoàng Mai có diện tích tự nhiên là 4.104,1ha (41 km²), dân số là 365.759 người.

Quận Hoàng Mai có đường giao thông thủy trên sông Hồng. Quận có các đường giao thông quan trọng đi qua gồm: Quốc lộ 1, đường vành đai 2,5, đường vành đai 3, đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, cầu Thanh Trì.

2. Lịch sử

Cuối thời Lê – đầu thời Nguyễn, Hoàng Mai là tên một tổng và một xã thuộc huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (đến năm 1831 thuộc tỉnh Hà Nội).

Theo Đồng Khánh địa dư chí, tổng Hoàng Mai có 10 xã, thôn
Năm 1899, vùng đất Hoàng Mai thuộc Khu vực Ngoại thành Hà Nội (từ 1915 là huyện Hoàn Long thuộc tỉnh Hà Đông), đến năm 1942 lại thuộc Đại lý đặc biệt Hà Nội.

Năm 1954, thành phố Hà Nội được chia thành 4 quận nội thành với 34 khu phố và 4 quận ngoại thành với 46 xã, phần lớn địa bàn quận Hoàng Mai lúc bấy giờ thuộc Quận VII.

Ngày 31 tháng 5 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 78-CP chia Hà Nội thành 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành, địa bàn quận Hoàng Mai lúc này tương ứng với 10 xã: Đại Kim, Định Công, Đoàn Kết (không kể phố Giáp Bát), Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ (bao gồm cả thôn Mai Động, không kể phố Mai Động), Lĩnh Nam, Thanh Trì, Trần Phú, Vĩnh Tuy (không kể thôn Đoài), Yên Sở thuộc huyện Thanh Trì. Năm 1964, xã Đoàn Kết đổi tên thành xã Thịnh Liệt.

Ngày 9 tháng 8 năm 1973, hai thôn Giáp Bát, Giáp Lục của xã Thịnh Liệt, thôn Tương Mai và một phần đất thôn Mai Động thuộc xã Hoàng Văn Thụ, huyện Thanh Trì được cắt về khu phố Hai Bà Trưng. Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập phường Mai Động thuộc quận Hai Bà Trưng và tách xóm Mã Cả của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì về phường Tương Mai, quận Hai Bà Trưng. Ngày 14 tháng 3 năm 1984, chia phường Giáp Bát thuộc quận Hai Bà Trưng thành 2 phường Giáp Bát và Tân Mai. Ngày 26 tháng 10 năm 1990, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì về quận Hai Bà Trưng quản lý và chuyển thành phường Hoàng Văn Thụ.

Ngày 6 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP. Theo đó:

- Tách 9 xã: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Vĩnh Tuy, Yên Sở, 55 ha diện tích tự nhiên của xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì và 5 phường: Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hai Bà Trưng để thành lập quận Hoàng Mai
- Chuyển 8 xã: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở thành 8 phường có tên tương ứng
- Chuyển xã Vĩnh Tuy thành phường Vĩnh Hưng.

Sau khi thành lập, quận Hoàng Mai có 4.104,10 ha diện tích tự nhiên và 187.332 người với 14 phường trực thuộc.

3. Hành chính

Quận Hoàng Mai có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tương Mai, Vĩnh Hưng, Yên Sở.

4. Các địa điểm nổi tiếng

- Công viên Yên Sở

- Nhà thờ Làng Tám Giáp Bát

- Đình Tương Mai

- Nhà thờ Nam Dư

- Chùa Tứ Kỳ

- Chùa Pháp Vân

- Chùa Bằng (Linh tiên tự)

- Chùa Sét (Đại bi tự), Thịnh Liệt

- Công đồng Linh từ (Đền đức vua cha Bát Hải), 521 Trương Định

- Đền Mẫu Đầm sen Đại Từ

- Đền Lư Giang, khu Đền Lừ

- Miếu Gàn Hoàng Liệt

5. Địa điểm lưu trú

- Mường Thanh Grand Hà Nội

- King's Hotel Linh Đàm 2

- Khách Sạn Xumi Motel Linh Đàm

- King's Hotel Linh Đàm 1

Xem thêm
image

Danh sách phường xã

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn