>
>
Thị xã Sơn Tây
Thị xã Sơn Tây

Thị xã Sơn Tây

Mô tả

Tọa lạc ở phía Tây Bắc và cách trung tâm Hà Nội khoảng 42km, Sơn Tây từ xưa đã được biết đến là vùng đất giàu truyền thống lịch sử với nhiều di tích văn hóa cổ xưa.

1. Địa lý

Thị xã Sơn Tây nằm ở phía tây bắc thành phố Hà Nội, là cửa ngõ phía tây của thủ đô, cách trung tâm thành phố Hà Nội 45 km về phía tây theo quốc lộ 32, có vị trí địa lý:

- Phía đông giáp huyện Phúc Thọ

- Phía tây giáp huyện Ba Vì

- Phía nam giáp huyện Thạch Thất

- Phía bắc giáp huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc với sông Hồng là ranh giới tự nhiên.

Sơn Tây là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của cả vùng; có nhiều đường giao thông thủy, bộ nối với trung tâm Thủ đô Hà Nội; các vùng Đồng bằng sông Hồng với Tây Bắc Bộ như: Sông Hồng, sông Tích, Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, Tỉnh lộ 414, 413. Tính đến năm 2018, thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 113,5 km², dân số khoảng 230.577 người, được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 6 xã có 53 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội trên địa bàn.

2. Hành chính

Thị xã Sơn Tây gồm có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 9 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Phú Thịnh, Quang Trung, Sơn Lộc, Trung Hưng, Trung Sơn Trầm, Viên Sơn, Xuân Khanh và 6 xã: Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Xuân Sơn.

3. Du lịch

Sơn Tây có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng như: Hồ Đồng Mô, thành cổ Sơn Tây, làng Việt cổ đá ong Đường Lâm, Chùa Mía, lễ hội đền Và,...

Nổi tiếng với sự tích Sơn Tinh - Thủy Tinh.

- Thành cổ Sơn Tây: Nằm ở trung tâm thị xã, giữa 3 phường Quang Trung, Lê Lợi và Ngô Quyền, là một công trình quân sự kiến trúc theo kiểu Vauban được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 3 (năm 1822). Được công nhận là di tích cấp quốc gia 1984.

- Làng cổ Đường Lâm (đất hai vua): Cách thành phố khoảng 4 km và trung tâm Hà Nội 46 km về phía bắc, xưa kia Đường Lâm có tên gọi là Kẻ Mía. Là làng xã duy nhất trong cả nước cùng sinh ra hai vị vua: Phùng Hưng (761 - 802); Ngô Quyền (898-944) nên Đường Lâm được tôn vinh là "đất hai vua", đúng hơn là "làng hai vua".

- Thắng cảnh hồ Đồng Mô: Nằm trong vùng đồi và thung lũng phía đông núi Ba Vì, hồ Đồng Mô, Ngải Sơn với diện tích gần 2.000 ha, trong đó khu chứa nước 1.450 ha với 21 đảo lớn, nhỏ đã tạo cho cảnh quan vùng này những nét đặc sắc tạo ấn tượng cho khách du lịch.

- Đền Và: thờ đức Thánh Tản, vị thần cai quản Tản Viên Sơn - một trong "Tứ bất tử" trên điện thần nước Việt Nam. Ngôi đình cổ kính có niên đại từ thời Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn, nằm giữa rừng lim già đại thụ, tọa lạc trên gò đất rộng 5 ha hình con rùa, đầu quay về hướng bắc, nổi tiếng là nơi cầu đảo rất linh hiển. Đền Và nằm kề bên địa danh Xã Tắc (nay thuộc phường Trung Hưng), là nơi diễn ra vụ tập kích Sơn Tây của không lực Hoa Kỳ năm 1970.

- Chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự) gồm 287 pho tượng, bia Bà Chúa Mía (Nguyễn Thị Dung là cung phi của vua Trịnh Tráng)...

- Làng Văn hoá du lịch các dân tộc Việt Nam với một khuôn viên rộng lớn và mục đích bảo tồn, giữ gìn và khai thác các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam, tái hiện đầy đủ các khu làng dân tộc của đất nước, hàng năm tại tổ chức các lễ hội thường niên như: Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam, tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc - di sản văn hóa Việt Nam, lễ hội sắc xuân,…

4. Địa điểm lưu trú

- Đồng Mô Homestay

- Đường Lâm Village

- Mami Retreat - Homestay Đường Lâm

Xem thêm
image

Danh sách phường xã

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn