Cẩm nang Review Du Lịch Lâm Đồng mới nhất
28/07/2023
Lâm Đồng là một tỉnh nằm phía Nam Tây Nguyên với độ cao trung bình từ 800-1000m, đây là vùng đất có khí hậu mát mẻ, trong lành. Lâm Đồng cũng có nhiều công trình kiến trúc đa dạng, độc đáo, hệ thống thác nước đẹp nằm trải dài, nền văn hóa của người bản địa Tây Nguyên… tất cả những yếu tố này giúp Lâm Đồng có nhiều điều kiện để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng. Tuy vậy, ngành du lịch Lâm Đồng hiện nay lại phụ thuộc chủ yếu vào Đà Lạt, hầu hết du khách khi nh
1 . Du lịch Lâm Đồng vào thời gian nào?
Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, khí hậu Lâm Đồng quanh năm mát mẻ và nhiệt độ thường chỉ dao động trong khoảng từ 18-25ºC nên các bạn có thể tới Lâm Đồng vào bất kỳ khoảng thời gian nào rảnh rỗi, tuyệt nhất là trong những ngày Sài Gòn nắng nóng có thể tới Lâm Đồng để nghỉ mát. Tuy vậy, hãy lưu ý một vài thông tin sau để có thể dễ dàng hơn trong việc sắp xếp lịch trình của mình
Lâm Đồng có mùa mưa kéo dài từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12-4 năm sau.
Từ tháng 3-6 là mùa hoa phấn hồng ở Bảo Lộc (hay còn gọi là kèn hồng), nhiều bạn ở ngoài Bắc sẽ thấy khá lạ với loài hoa này.
Mùa phượng vàng Bảo Lộc vào khoảng tháng 2 hàng năm.
Nếu yêu thích mai anh đào thì thời điểm đầu năm gần Tết sẽ rất thích hợp tới đây.
Tháng 3-4 hàng năm là mùa phượng tím của Đà Lạt.
Tháng 10, có thể đến Đà Lạt ngắm sương mù, săn mây. Sau khi mùa mưa dần kết thúc, đây là thời điểm đến Đà Lạt sẽ rất dễ gặp mây.
Thời điểm cuối năm khoảng tháng 11 là mùa hoa dã quỳ dại nở, rất nhiều nơi ở Bảo Lộc, Đà Lạt các bạn có thể tìm thấy những vạt dã quỳ vàng rực cả hai bên đường.
2 . Hướng dẫn đi tới Lâm Đồng
Phương tiện công cộng
Đường bộ
Với các tuyến quốc lộ 20-27-28-55 cùng các tỉnh lộ và đường Đông Trường Sơn nối liền Lâm Đồng với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ… nên mạng lưới giao thông đường bộ tới Lâm Đồng khá ổn. Các tuyến xe khách xuất phát từ Sài Gòn tới nhiều địa phương trong tỉnh hoạt động liên tục, hàng ngày, khiến cho việc di chuyển tới đây bằng ô tô giường nằm tương đối dễ dàng.
Đường không
Với cảng hàng không Liên Khương nằm cách Đà Lạt 30km, cách Bảo Lộc 80km các bạn có thể dễ dàng di chuyển từ khắp mọi nơi đến đây. Sân bay này có các chuyến bay từ nhiều địa phương trong cả nước hạ cánh tại đây, từ sân bay Liên Khương các bạn có thể di chuyển về thành phố Đà Lạt hoặc Bảo Lộc, thuê xe máy tại đây rồi tiếp tục khám phá các địa điểm mong muốn.
Phương tiện cá nhân
Tùy địa điểm muốn tới ở Lâm Đồng của bạn mà khoảng cách từ đây tới Sài Gòn chỉ vào khoảng 200-300km, các bạn với phương tiện cá nhân có thể sử dụng để di chuyển tới Lâm Đồng cho chủ động hơn. Ngoài Sài Gòn, các bạn ở các khu vực lân cận như Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh Nam Trung Bộ cũng có thể sử dụng phương tiện cá nhân để tới đây do quãng đường không quá xa.
Ô tô
Từ Sài Gòn các bạn di chuyển theo tuyến CT 01 Long Thành – Dầu Giây tới điểm cuối của tuyến cao tốc này là QL1A thì các bạn chuyển hướng sang QL20, tuyến đường chạy xuyên nhiều địa phương ở Lâm Đồng và nối thẳng lên Đà Lạt. Trong tương lai, khi tuyến cao tốc CT 14 Dầu Giây – Đà Lạt hoàn thành, các bạn có thể chạy thông tuyến với thời gian giảm đi rất nhiều.
Xe máy
Với xe máy, do không thể di chuyển lên cao tốc nên các bạn cần chọn những tuyến quốc lộ để di chuyển. Từ Sài Gòn cứ bám theo tuyến QL1A tới bưu điện Dầu Giây các bạn sẽ tới được điểm đầu của tuyến QL20.
Đi lại ở Lâm Đồng
Thuê xe máy
Mạng lưới thuê xe máy ở Lâm Đồng hiện chỉ tập trung chủ yếu ở 2 thành phố của tỉnh. Tùy vào kế hoạch chuyến đi các bạn có thể lựa chọn thuê xe ở Đà Lạt hoặc thuê xe ở Bảo Lộc để sao cho quãng đường di chuyển của mình là ngắn nhất.
Taxi
Nếu đi theo nhóm khoảng 4-5 người hoặc trong đoàn có người già/trẻ nhỏ không tiện để sử dụng xe máy, các bạn có thể sử dụng taxi để đi lại. Các bạn có thể thỏa thuận với người lái xe để đưa tới một số địa điểm nổi tiếng với mức chi phí bao trọn xe (trong khoảng thời gian nửa ngày hoặc một ngày). Chia đông người ra thì không đắt hơn quá nhiều so với việc thuê xe máy, lại còn không phải điều khiển phương tiện.
Xe buýt
Từ thành phố Đà Lạt, mạng lưới xe buýt nội tỉnh chạy xuyên tới khắp các huyện bao gồm cả một số địa điểm du lịch nổi tiếng. Các bạn muốn tiết kiệm chi phí khi đi lại ở Lâm Đồng có thể kết hợp sử dụng xe buýt và các phương tiện khác, nhất là khi tới các địa điểm ở xa.
3 . Lưu trú ở Lâm Đồng
Hạ tầng du lịch của Lâm Đồng ngày càng phát triển với hơn 2000 cơ sở lưu trú có thể đáp ứng được vài chục nghìn du khách tới đây cùng lúc. Các hình thức lưu trú cũng rất đa dạng và phong phú để du khách thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp với mình.
Khách sạn/Nhà nghỉ
Với hàng nghìn khách sạn, các bạn đôi khi còn hoa mắt để có thể cân nhắc và lựa chọn xem sẽ lưu trú ở đâu. Tuy vậy, hiện nay 90% số lượng khách sạn này lại tập trung ở Đà Lạt nên nếu định ở những nơi khác ngoài thành phố này, các bạn sẽ ít lựa chọn hơn.
Một số khách sạn tốt ở Đà Lạt
KHÁCH SẠN Dalat Eco Hotel
Địa chỉ: C48-49 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Tp Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 0263 3826576
HOMESTAY Cam Ly Homestay
Địa chỉ: 3/62 Đường Đào Duy Từ, Phường 4, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 0365 338 143
NHÀ NGHỈ Gia Pham Hostel
Địa chỉ: G5B, Đường Mạc Đĩnh Chi, Phường 5, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 0263 3707 778
RESORT Terracotta hotel & resort Dalat
Địa chỉ: KDL hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 0263 3883 838
NHÀ NGHỈ CozyNook Hostel
Địa chỉ: 3/1 Đường Trần Phú, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 0263 3500 442
Homestay
Ngoài một số địa phương trong tỉnh có các sản phẩm du lịch văn hóa cộng đồng kết hợp lưu trú, đa phần các homestay ở Lâm Đồng thường là những công trình được thiết kế đẹp, phù hợp với các bạn trẻ. Tuy không hoàn toàn là homestay đúng nghĩa nhưng khi ở đây các bạn vẫn luôn nhận được sự giúp đỡ từ chủ nhà người địa phương trong việc tìm hiểu, khám phá văn hóa đồng thời vẫn được tận hưởng những dịch vụ hiện đại đi kèm.
Một số homestay tốt ở Lâm Đồng
HOMESTAY The Kadupul Homecation
Địa chỉ: 36 Đường Đào Duy Từ, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 091 713 67 47
HOMESTAY Lightning House
Địa chỉ: 16/4 Nguyễn Thị Nghĩa, Phường 2, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 091 750 81 83
HOMESTAY Da Lat Mr.Happy Homestay
Địa chỉ: 252 Đường Tô Hiến Thành, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 0865 966 279
Xem giá phòng ưu đãi từ:
HOMESTAY A Little House Of Homesweethome
Địa chỉ: 2 Đường Ngô Tất Tố, Phường 8, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: Đang cập nhật
Xem giá phòng ưu đãi từ:
HOMESTAY TuTu House
Địa chỉ: Hẻm 211 Hai Bà Trưng, phường 6, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 090 918 95 84
Ngủ lều
Với khí hậu tương đối mát mẻ, nhiều bạn thích cắm trại thường tổ chức nhóm đến Đà Lạt hoặc Bảo Lộc để dựng lều, có vô vàn những bãi đất trống với view vô cùng đẹp để các bạn có thể nghỉ qua đêm trong chiếc lều yêu thích của mình.
3 . Địa điểm du lịch ở Lâm Đồng
Đà Lạt
Được ví như một tiểu Paris, Đà Lạt từng mộng mơ và nên thơ nhờ cái lạnh cao nguyên ban đêm, sương mù buổi sớm và những dải rừng thông bao quanh thành phố.
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (trước kia là trường Grand Lycée Yersin) là kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20.
Nhà thờ Con Gà
Nhà thờ chính tòa Ðà Lạt (tên chính thức: Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari, còn có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn) là một nhà thờ công giáo ở Việt Nam. Đây là nhà thờ chính tòa của vị giám mục Giáo phận Đà Lạt, cũng là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại. Nhà thờ nằm trên đường Trần Phú (gần khách sạn Novotel) thành phố Đà Lạt.
Ga Đà Lạt
Ga Đà Lạt là nhà ga tàu hỏa của thành phố Đà Lạt. Đây được xem là nhà ga cổ kính nhất Việt Nam và Đông Dương. Nhà ga được người Pháp xây dựng từ năm 1932 đến 1938 thì hoàn thành, là nhà ga đầu mối trên tuyến Đường sắt Phan Rang-Đà Lạt dài 84 km. Nhà ga có phong cách kiến trúc độc đáo, có ba mái hình chóp, là cách điệu ba đỉnh núi Langbiang hoặc nhà rông Tây Nguyên. Nhà ga đã được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nhà ga hiện đang là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt. Tuyến đường sắt duy nhất hiện nay nhà ga còn phục vụ chính là tuyến Thành Phố Đà Lạt – Trại Mát dài 7km đưa du khách đến với Trại Mát và chùa Linh Phước.
Đồi chè Cầu Đất
Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, bạn chạy thẳng theo đường Trần Hưng Đạo – Hùng Vương – Tự Phước sau đó quẹo phải vào quốc lộ 20 đi Trại Mát. Đồi chè nằm ở phía Đông Nam thành phố, cách Đà Lạt 25 km, cùng đường đi đến ga Trại Mát, chùa Linh Phước nhưng xa hơn. Trên đường đi có đi ngang qua một số điểm du lịch, trong đó có lối rẽ vào thác Hang Cọp.
Tiệm bánh Cối Xay Gió
Vốn đây không phải là một nơi để chụp ảnh mà là một cửa hàng có tên là Tiệm Bánh Cối Xay Gió nằm ngay số 1A đường Hoà Bình. Tuy nhiên toàn bộ mặt tiền của tiệm lại được phủ lên màu vàng nổi bật, đi kèm theo là những dòng chữ được vẽ tỉ mỉ theo phong cách retro nên nơi này “bỗng dưng nổi tiếng” sau khi có những bức ảnh chụp tại đây đầu tiên được chia sẻ trên mạng. Đây giờ thành một trong những điểm đặc biệt khi du khách tới Đà Lạt.
Vườn dâu tây
Dâu tây là một trong những đặc sản nổi tiếng của Đà Lạt. Giờ đây, đến với thành phố hoa, ngoài đến những điểm du lịch đã quá quen thuộc, bạn đừng bỏ qua chuyến tham quan tới các vườn dâu tây để trực tiếp tham quan, hái dâu và ăn dâu ngay tại vườn.
Làng hoa Thái Phiên
Tthành phố cao nguyên này, Thái Phiên có địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ và nguồn nước từ các khe suối dẫn ra hồ Than Thở, rất thuận lợi để trồng hoa.
Hoa Sơn Điền Trang
Cách trung tâm thành phố Đà Lạt chưa đầy 10 km, Hoa Sơn Điền Trang nằm sâu trong một thung lũng ngay giữa đèo Tà Nung. Đây là một khu du lịch sinh thái hoạt động từ tháng 12/2017. Toàn khu có diện tích khoảng 38 ha, được thiết kế có nhiều không gian khác nhau để phục vụ khách. Điểm nổi bật nhất ở đây là rừng hoa anh đào, con đường tam giác mạch và bàn tay Phật khổng lồ nằm chênh vênh ở vách núi.
Lạc Dương
Hồ Suối Vàng
Rời trung tâm Đà Lạt theo hướng Bắc đi Lạc Dương, đến km 7 Tùng Lâm rẽ trái, du khách còn phải vượt qua đoạn đường dài khoảng 12km gập ghềnh uốn lượn giữa những đồi thông chập chùng trước khi đến được hồ Suối Vàng, nơi mà 100 năm trước đây khi lần đầu tiên đặt chân đến vùng đất này, ngẩng ngơ trước cảnh sắc thơ mộng kỳ ảo của thiên nhiên còn nguyên vẹn nét hoang sơ, Yersin đã chạy nhảy reo hò như một cậu học trò nhỏ để sau này đề nghị với toàn quyền P. Doumer cho xây dựng khu nghỉ dưỡng nơi đây.
Núi Langbiang
Langbiang – hay núi Langbiang, hay khu du lịch núi Langbiang là hai ngọn núi: Núi Ông và núi Bà nằm cách thành phố Đà Lạt 12 km thuộc địa phận huyện Lạc Dương. Núi Bà cao 2.167 m so với mặt nước biển, núi Ông cao 2.124 m so với mặt nước biển. Ngoài ra trong khu du lịch còn có ngọn đồi Ra-đa cao 1.929 m, ngọn đồi này cũng là một địa điểm quen thuộc đối với du khách. Nhìn từ trung tâm thành phố Đà Lạt Núi Bà nằm bên trái, núi Ông nằm bên phải. Langbiang được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt, và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của Lâm Đồng
Thung lũng Vàng
Cách thành phố Đà Lạt khoảng 15 km theo hướng Tây Bắc, nằm e ấp bên hồ Đankia – Suối Vàng, khu du lịch sinh thái Thung Lũng Vàng với bạt ngàn thông xanh, hoa cỏ và đá bonsai mới được đưa vào khai thác đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
So với nhiều khu du lịch hiện có ở Đà Lạt, Thung Lũng Vàng không có dáng vẻ hoành tráng, nhưng tạo được dấu ấn trong lòng du khách khi ứng dụng nghệ thuật sắp đặt trong thiết kế và tận dụng những tiểu cảnh dựa trên cơ sở triết lý Đông phương khiến cho cảnh quan chung của cả khu vực trông tựa một bức tranh sơn thuỷ.
Làng Cù Lần
Đã có nhiều cách giải thích vì sao nơi đây có tên gọi là Làng Cù Lần. Cách nào cũng thú vị, tuy nhiên cách mà dân làng kể vẫn là cách được lưu truyền lâu đời và rộng rãi nhất. Ngày xưa rất xưa, có một chàng trai ở đồng bằng lên núi, vào rừng với ước mơ nhặt đá xây dựng một thiên đường giữa rừng để tặng cho người mình yêu.
Có lẽ với ước mơ ” nhặt đá vá trời ” và cách làm khác người một cách khờ dại ấy đã khiến người đời gọi chàng trai ấy là Thằng Cù Lần. Lời đồn về một Thằng Cù Lần nhặt đá xây thiên đường trên núi cao, ở giữa rừng sâu để tặng cho người mình yêu đã truyền đến tai người con gái mà Thằng Cù Lần đem lòng yêu quý. Cô gái bỏ phố lặn lội lên núi vào rừng. Choáng ngợp với vẻ đẹp lộng lẫy của thiên nhiên núi rừng hoang dã cảm động trước tình yêu chân thành của Thằng Cù Lần. Cô gái ở lại giữa rừng sâu cùng Thằng Cù Lần. Họ đã mãi mãi không xây được thiên đường mơ ước. Nhưng họ đã xây dựng được một ngôi làng nhỏ bên bờ suối vắng giữa những đồi xanh, giữa rừng hoa dại. Từ đó người đời gọi tên Làng là Làng Cù Lần.
Ma rừng lữ quán
Nằm lẩn khuất sâu trong núi rừng Đạ Nghịt của huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), Ma Rừng lữ quán là chốn dừng chân mang sắc màu huyền hoặc và thi vị cho những lữ khách yêu thiên nhiên trong hành trình khám phá núi rừng Tây Nguyên, một tiên cảnh giữa rừng sâu và một chốn bình yên giữa dòng đời hối hả.
Chủ nhân của lữ quán là ông Nguyễn Thanh Liêm, một người con của núi rừng Đà Lạt. Yêu thích du lịch khám phá nên thời trai trẻ ông đã nhiều lần băng rừng, vượt suối, leo đèo để tìm hiểu hầu hết các ngõ ngách của núi rừng Tây Nguyên. Bạn bè thân thiết đã gắn cho ông biệt danh “ma rừng” là vì thế. Khi về già, vì tình yêu núi rừng mà ông đã rời bỏ phố thị về đây dựng căn nhà gỗ, trồng hoa, làm vườn, cùng gia đình tận hưởng thiên nhiên hoang sơ và cũng nhằm canh gác, bảo vệ khu rừng.
Đến với Ma Rừng Lữ quán các bạn có thể dạo chơi ban ngày, đốt lửa trại và giao lưu vào buổi tối. Bạn cũng có thể nghỉ lại đây, bên những biệt thự nhỏ xinh nhiều màu được đặt rải rác khắp xung quanh.
Chú ý: Khu vực này cách trung tâm thành phố khoảng hơn 20km, khoảng 3km cuối là đường đá nên cũng khá khó đi. Vào Ma Rừng Lữ Quán, sinh viên không mất chi phí vào cửa, còn lại các bạn có thể tùy tâm đóng góp thông qua thùng gỗ đặt ở ngoài cửa. Ở quán cũng không có sẵn đồ ăn chỉ có đồ uống, các bạn có thể mang một chút đồ ăn nhẹ đi kèm để sử dụng. Nếu muốn nghỉ qua đêm tại đây các bạn cần đặt trước dịch vụ với quán thông qua số điện thoại 0968583368 – 0633997292
Tuyệt Tình Cốc
Tuyệt tình cốc vốn dĩ là một mỏ đá hoa cương cũ thuộc Tiểu khu 110 (xã Lát, huyện Lạc Dương). Điểm thu hút du khách là hồ nước có màu xanh ngọc mát mắt, một bên là vách đá dựng đứng. Nếu biết chọn góc, bạn sẽ chụp được những bức ảnh với khung cảnh đẹp tựa bức tranh.
Vườn Quốc Gia Bidoup Núi Bà
Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà là một vườn quốc gia nằm ở trung tâm cao nguyên Langbiang, trên địa bàn huyện Lạc Dương và Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt 50 km theo tỉnh lộ 723. Nơi đây được mệnh danh là “Mái nhà Tây Nguyên”
Được thành lập vào năm 2004, tên của nó được ghép từ tên của hai đỉnh núi cao nhất của cao nguyên Langbiang là Bidoup (2.287 mét, đỉnh cao nhất Lâm Đồng) và Núi Bà (2.167 mét). Đây là một trong số những vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Năm 2015, vườn quốc gia là một phần của khu dự trữ sinh quyển Langbiang được UNESCO công nhận.
Bảo Lộc
Thác Đambri
Dambri theo tiếng K’Ho nghĩa là đợi chờ. Thác gắn với truyền thuyết đẹp về tấm lòng son sắt của người thiếu nữ dành cho chàng trai mình yêu. Đây là ngọn thác lớn ở Lâm Đồng, nằm giữa khung cảnh rừng nguyên sinh hoang sơ và hùng vĩ, thác nằm cách Tp Bảo Lộc khoảng gần 20km, cách Đà Lạt khoảng gần 100km.
Thác Đambri có độ cao khoảng 60m. Mùa mưa, nước thượng nguồn đổ về ầm ầm, đi xa vài kilômét còn nghe thấy tiếng. Xung quanh thác là một khu rừng hầu như vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét đẹp hoang sơ chưa mấy người khám phá với diện tích gần 300ha cùng đủ loài chim. Nhiều cây cổ thụ quý hiếm như sao, kền kền, dổi… gốc to tầm vài ba vòng tay người ôm cũng có mặt ở đây. Đường vào trung tâm khu du lịch có một cầu ximăng dài hơn 20m bắc ngang suối, gần đỉnh thác.
Hồ Nam Phương
So với hồ Tuyền Lâm hay các địa điểm nổi tiếng khác ở Lâm Đồng, cái tên hồ Nam Phương còn khá xa lạ với nhiều du khách, nhưng nơi đây cũng là điểm tụ họp khá lý tưởng cho những dịp vui chơi, dã ngoại và thưởng ngoạn cảnh đẹp khi tới thành phố Bảo Lộc. Rộng rãi và thoáng mát là điểm nổi bật ở nơi đây, từ trên nhìn xuống xung quanh hồ như một thiên đường cây xanh và đồng cỏ, tựa như bức tranh thủy mặc vô cùng thơ mộng.
Núi Đại Bình
Núi Đại Bình là một điểm đến còn mới mẻ, hoang vu, chưa có nhiều người và nhiều cung đường lên đến đỉnh núi. Đại Bình là một địa điểm lí tưởng để săn mây lúc bình mình và nhìn ngắm thành phố Bảo Lộc từ trên cao.
Thác Suối Mơ Đại Lào
Cách Từ trung tâm thành phố khoảng 12km, đi từ Hướng Bảo Lộc xuống Sài Gòn, qua cầu Đại Lào, chạy thằng xuống khoảng 4km chỗ nhà Thờ Suối mơ, Từ ngoài đường lộ, rẽ phải vào khoảng 1km là tới thác Suối Mơ Đại Lào.
Bảo Lâm
Chùa Linh Quy Pháp Ấn
Cách thành phố Bảo Lộc khoảng 21km về phía Nam, chùa Linh Quy Pháp Ấn (Pháp Ấn Sơn) tọa lạc tại Đồi 45, Thôn 4, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng – được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh với những cánh “cổng trời”, nơi bạn có thể phóng tầm mắt nhìn ngắm cả một khoảng không gian rộng lớn và hòa mình vào đất trời, núi non.
Đến Linh Quy Pháp Ấn, vị trí ngắm Mặt trời mọc thuận lợi nhất là Quán chiếu đường. Đây cũng được mệnh danh là “Cổng trời” với vị trí trên núi cao, có thể nhìn bao quát toàn cảnh huyện Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc. Buổi sáng sớm, khung cảnh nơi này đẹp như trong thần thoại với sương mây, đồi núi chập chùng ngút tầm mắt. Thời gian để ngắm bình minh đẹp nhất từ 5h30 đến 6h30 hằng ngày.
Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 6 là mùa Mặt trời mọc đẹp nhất bởi ít bị ảnh hưởng của sương mù che phủ, nên rất thích hợp cho những bạn thích săn ảnh.
Đồi chè Tâm Châu
Đồi chè Tâm Châu được mệnh danh là “thành phố trà” khi sở hữu diện tích lớn nhất Lâm Đồng. Đến đây, bạn có thể dạo chơi, tận hưởng bầu không khí trong lành, mát rượi và có cho mình những tấm ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Thác Tam Hợp
Thác Tam Hợp nằm phía sau khuôn viên chùa Di Đà, hay còn gọi chùa Đang Đừng, thuộc buôn Đang Đừng, xã Đạ Tồn. Thác mang tên Tam Hợp là vì có 3 dòng nước lớn đổ xuống từ độ cao 70 m, dòng thác đổ xuống như một dải lụa trắng giữa trời, tung bọt trắng xóa, quyện vào với màn sương mù bảng lảng, với mây với trời như một màn giao hòa tuyệt vời của trời đất.
Thác Tà Ngào
Nằm trên địa phận xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, thác Tà Ngào là một trong những điểm đến lôi cuốn du khách, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích phiêu lưu, mạo hiểm. Tuy có sự đầu tư khai thác nhưng nơi đây vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ như chưa từng có người đặt chân tới.
Cát Tiên
Thánh địa Cát Tiên
Thánh địa Cát Tiên là tên gọi quần thể di chỉ khảo cổ được phát hiện từ năm 1985, nằm trong một bồn địa rộng hàng trăm hecta và trải trên chiều dài khoảng 15km dọc theo hệ thống sông Đạ Đường – Đồng Nai, bao gồm rất nhiều gò đồi và bãi bồi ven sông được bao bọc bởi dãy núi cuối cùng của Trường Sơn Nam. Toàn bộ khu di tích này thuộc địa phận kéo dài từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ, trong đó mật độ di chỉ khảo cổ tập trung dày đặc ở khu vực xã Quảng Ngãi thuộc huyện vùng sâu vùng xa Cát Tiên của tỉnh Lâm Đồng.
Hồ Đắk Lô
Đây là một hồ nước nhân tạo nằm ở xã Gia Viễn, ngoài phục vụ tưới tiêu, hồ Đắk Lô còn là một thắng cảnh đẹp và nên thơ giữa một miền quê thuần nông yên bình. Khi xây dựng hồ nước này, chủ đầu tư đã cho tạo ra các đảo nhỏ (nằm giữa hồ) và tạo những luồn ngách uốn theo chân núi lồi – lõm làm cho hồ Đắk Lô có phong cảnh sơn thủy rất hữu tình.
Di Linh
Thác BoBla
Thác Bobla, thác Bopla hay thác Liên Đầm nằm trên quốc lộ 20 thuộc xã Liên Đầm, huyện Di Linh cách thành phố Đà Lạt khoảng 75 km và cách thành phố Bảo Lộc 35 km. thác nước nằm gọn trong khu rừng nguyên sinh còn lưu giữ nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi; hai bên thác là vách đá cao phủ rong rêu, rễ cây cổ thụ buông xuống; dòng suối chảy lặng lờ, len trong những tảng đá, hai bên bờ cây cỏ, hoa dại nở quanh năm chạy tít tắp về phía buôn làng, hơi sương bay khắp một vùng trời… Tất cả tạo nên vẻ đẹp vừa hoang sơ vừa huyền ảo của núi rừng cao nguyên Di Linh.C
Thác Liliang
Còn có tên là thác Cầu 4 nằm ở xã Gung Ré, thác Liliang mang trong mình vẻ hoang dại và mãnh liệt của núi ngàn với dòng chảy mạnh mẽ cùng thiên nhiên hoang sơ. Trước đây Liliang từng là khu du lịch, nhưng sau một thời gian vắng khách lại trở lại với chất hoang dại, mộc mạc của thiên nhiên.
Đồi chè Di Linh
Không đẹp bằng đồi chè ở Bảo Lộc hay Cầu Đất, Đà Lạt nhưng các đồi chè ở Di Linh cũng là một điểm đến nếu các bạn có dịp ghé qua đây (Ảnh – anh.tlp)
Bên cạnh Bảo Lộc và Đà Lạt, Di Linh cũng là vùng đất của những đồi chè, cà phê xanh ngút tầm mắt. Bạn có thể đi lang thang trên các đồi chè mênh mông, ngắm nhìn màu xanh biếc trải dài và trò chuyện cùng những người dân địa phương rất nồng hậu và hiếu khách.
Hồ Ka La
Hồ nhân tạo Ka La được xây để chứa nước cho thị trấn, đồng thời cũng là nơi nuôi cá tầm. Thời điểm đẹp nhất ở đây là lúc chiều tà, khi nắng nhẹ, không gắt, mặt hồ phản chiếu những tia sáng lấp lánh như một tấm gương khổng lồ còn xung quanh là rừng thông và đồi núi. Bạn có thể thuê thuyền của ngư dân chở ra đảo rồi chọn một chỗ đất phẳng cắm trại qua đêm.
Ma Đa Gui
Khu du lịch rừng Madagui nằm ở Đạ Huoai, cách Đà Lạt 148km, rộng hơn 1.200 ha. Là nơi hội đủ tất cả các yếu tố để khách đến nghỉ dưỡng, vui chơi. Đến đây du khách sẽ được trải nghiệm khí hậu trong lành, gần gũi với thiên nhiên và hòa mình vào các hoạt động tham quan, bắn súng sơn, đu dây zipline, đá banh, bóng chuyền, bóng rổ, leo núi, trượt cỏ, du thuyền, phao chuối, thuyền phao, cưỡi ngựa.
Đạ Tẻh
Thác Triệu Hải
Thác Triệu Hải (hay còn gọi là thác Đakala) thuộc xã Triệu Hải, thác nằm dưới một thung lũng rất yên bình, với khung cảnh hùng vĩ, núi non trùng điệp bao quanh, nhưng không kém phần thơ mộng. Những cây hoa dại, hoa sim khoe sắc, những đàn trâu gặm cỏ điểm xuyến cho bức tranh núi rừng thêm sinh động.
Thác Triệu Hải cao khoảng 70m nếu tính lên đến đỉnh. Phần thác du khách có thể chiêm ngưỡng được chỉ cao khoảng 50m mà thôi. Nếu có sức leo lên phía trên sẽ gặp thêm 6 thác giật cấp khác nữa ở triền núi.
Thác Xuân Đài
Nằm trên địa bàn xã Đạ Pal đây cũng là thác có 3 bậc và bậc cao nhất cao khoảng 15m. Thác có phong cảnh rất đẹp và bao bọc bởi rừng già nguyên thủy và nằm cách thác Triệu Hải khoảng hơn 1km.
Suối nước nóng Đạ Long
Xã Đạ Long thuộc huyện Đam Rông, cách Đà Lạt khoảng 125 km. Nơi đây, được thiên nhiên ưu đãi ban tặng một dòng suối nước nóng tự nhiên, nhiệt độ luôn ở khoảng 38-45ºC, trong khi nhiệt độ ngoài trời ở mức 16 đến 31ºC. Suối nước nóng trở thành món quà quý giá để bà con nơi đây tắm nóng thư giãn sau mỗi ngày lao động mệt nhọc.
Đức Trọng
Khu du lịch Trúc Lâm Viên
Hay còn gọi là Trần Lê Gia Trang, nằm ở thôn K’long, xã Hiệp An đây là một khu du lịch rộng khoảng 40ha được xây dựng các công trình nghệ thuật, tranh thêu và nhiều tiểu cảnh để phục vụ du khách đến tham quan.
Thác Pongour
Thác Pongour thuộc huyện Đức Trọng, cách trung tâm huyện khoảng 20km và xa trung tâm thành phố Đà Lạt tới 50 km. Trên quốc lộ 20 Đà Lạt – Sài Gòn, đến xóm Trung (phía núi Chai) rẽ về phía tay phải đi một quãng đường đất dài độ 8 km bạn sẽ đến được thác Pongour mà người dân địa phương gọi là thác Bảy Tầng hay là thác Thiên Thai.
Lâm Hà
Thác Voi
Thác Voi là một trong những thác nước đẹp của Tây Nguyên hùng vĩ với chiều cao hơn 30m, rộng chừng 15m, cách thành phố Đà Lạt 25km về hướng Tây Nam.
Các già làng K’ho cư trú lâu đời ở miền đất này kể rằng: Ngày xưa, vị tù trưởng của vùng núi Jơi Biêng có cô con gái rất đẹp. Mỗi khi sơn nữ cất giọng hát thì lá rừng thôi xào xạc, đàn chim ngừng tiếng hót để lắng nghe. Người yêu của nàng là con trai của tù trưởng làng bên. Chàng được nhiều người yêu mến, quý trọng không chỉ bởi vóc dáng vạm vỡ, khuôn mặt khôi ngô mà còn vì sự gan góc, dũng cảm ít ai sánh kịp. Họ đã trao lời hẹn ước nên duyên chồng vợ song chàng trai phải lên đường giết giặc và rồi nhiều mùa trăng trôi qua mà chẳng thấy quay về. Cô gái đau khổ tìm đến ngọn núi hoang vắng mà trước kia họ từng hò hẹn, cất tiếng hát tha thiết, sầu thảm với hy vọng người trong mộng tìm về chốn xưa. Tiếng hát khiến loài chim B’ling xúc động. Chúng rủ nhau bay đi thật xa để dò la tin tức rồi về báo cho nàng biết là chàng trai đã hy sinh ngoài chiến trường. Thế nhưng, sơn nữ vẫn không chịu chấp nhận sự thật phũ phàng đó. Nàng cứ hát, hát mãi cho đến khi kiệt sức, ngã quỵ và không bao giờ gượng dậy được nữa. Đàn voi phủ phục nghe nàng hát bấy lâu nay cũng hóa đá lặng câm. Bỗng có tiếng nổ lớn, trời đất rung chuyển khiến ngọn núi gãy ngang và một dòng thác đột ngột tuôn chảy, tung bọt trắng xóa. Tiếng thác nước rì rầm hòa cùng tiếng xào xạc của rừng cây, tiếng líu lo chim hót như tiếp nối lời ca, tiếng đàn của sơn nữ xinh đẹp, thủy chung. Người K’ho bèn đặt tên cho thác là Liêng Rơwoa Jơi Biêng – thác của những con voi phủ phục hóa đá trước tình yêu nồng nàn, son sắt.
Chùa Linh Ẩn
Nằm tại khu thắng cảnh Thác Voi thị trấn Nam Ban (Lâm Hà, Lâm Đồng). Hướng từ Đà Lạt theo trục đường Thác Cam Ly xuống Xã Tà Nung vào Thị Trấn Nam Ban. Chùa được thành lập năm 1993 do Thượng Tọa Thích Tâm Vị sáng lập năm 1993 với diện tích 4ha. Chùa Linh Ẩn ngự trị bình yên giữa núi đồi, trước mặt có thác Voi ào ào tuôn chảy quanh năm nên không khí ở chùa luôn luôn mát mẻ, yên tĩnh.
Trước sân chùa là tượng đài Quan m lộ thiên dựng năm 1994, bậc cấp từ sân lên Chánh Điện có cặp Rồng đúc bằng xi măng nghệ thuật điêu luyện. Nơi khu rừng gần bên dòng thác có ngôi Tịnh Thất của ngài Khai sơn xây dựng năm 1993. Khuôn viên phía sau Chánh Điện còn có nhà thờ Tổ (Niệm Phật Đường cũ), tượng Phật Thích Ca lộ thiên làm năm 1994 và vườn Lâm Tỳ Ni. Phía sau chùa là ngọn đồi chạy dài như một bức liên thành, thông xanh phủ lưng đồi vi vu gió thổi. Sau nhà tổ khu làng Bồ Đề là nơi tu tập, tịnh dưỡng của các phật tử phát tâm tập sự.
Hoa tam giác mạch Tà Nung
Vườn hoa tam giác mạch Đà Lạt tọa lạc tại xã Tà Nung, huyện Lâm Hà trên đường từ Đà Lạt đến thác Voi. Tuy không quá lớn như một cánh đồng ở Tây Bắc, nhưng với những bạn chưa có cơ hội ra Bắc ngắm loài hoa này, nó cũng đủ làm du khách xôn xao và hồi hộp mong một lần được đến đây để chiêm ngưỡng màu hoa trắng hồng hấp dẫn của loài hoa mang tên tam giác mạch.
4 . Ăn gì khi đến Lâm Đồng
Bánh mì xíu mại Đà Lạt
Món xíu mại này vốn có gốc hoa, bánh mì xíu mại là một đặc sản của Đà Lạt mà nhiều bạn yêu thích. Những viên thịt xay được tẩm ướp với gia vị riêng, vo tròn luộc chín rồi sau đó vớt ra trong một bát nước dùng béo ngậy, tất cả ăn kèm với bánh mì. Ngoài Đà Lạt, khi đến Bảo Lộc các bạn cũng dễ dàng tìm thấy món ăn này.
Bánh tráng nướng
Buổi tối, món bánh tráng không khó tìm. Bạn sẽ gặp các gánh hàng rong vòng quanh hồ Xuân Hương, hoặc trong khu chợ đêm Đà Lạt. Thành phần chính tạo nên món ăn là bánh tráng và trứng gà, được điểm xuyết thêm ít hành lá và tép khô. Khi ăn, chỉ cần cho lên một ít tương ớt, gấp tròn lại là thực khách đã có thể thưởng thức món ăn gây thương nhớ cho bao người.
Nem nướng Đà Lạt
Nem nướng Đà Lạt bắt buộc phải được làm từ loại thịt tươi. Khi ăn phải ăn cùng với rau sống, bánh tráng, dưa món. Một cuốn nem nướng sẽ đầy đủ với vị đậm, thơm của nem nướng, vị chua của dưa món, vị mát của rau xanh… Một điều làm nên hương vị đặc trưng của nem nướng Đà Lạt chính là nước chấm. Đó là loại nước tương màu vàng được làm từ thứ gạo nếp ngon thơm nhất. Nó không loãng cũng không đặc quá, mà sền sệt vừa tạo được độ dính, mà lại đậm đà thanh thanh.
Bánh căn Đà Lạt
Đây là loại bánh rất phổ biến ở Đà Lạt. Sẽ có rất nhiều bạn tưởng nhầm đây là bánh khọt vì cũng là loại bánh làm bằng bột gạo pha vào nước rồi đổ vào khuôn. Nhưng hai loại bánh này khách nhau. Màu vàng của bánh căn là do trứng còn bánh khọt là do nghệ.
Bánh bèo Đà Lạt
Không phải như bánh bèo Huế, bánh bèo ở xứ sở ngàn hoa rất khác. Bánh bèo ở đây ăn trong đĩa sẽ được chan nước nhân thịt lên, cùng với bóng cá, da heo hoặc bánh mì chiên giòn rắc lên trên.
Bánh canh
Bánh canh ở đây có phần bánh dai dai, màu đục. Nước thì hơi sền sệt , màu nước hơi đỏ và cực kỳ thơm. Tô bánh canh đúng chuẩn gồm có thịt, thêm 1 cục giò to đùng bên cạnh mấy miếng chả cá dai dai bùi bùi.
Canh hoa atiso hầm giò heo
Là một đặc sản của riêng Đà Lạt, canh hoa atiso hầm giò heo ăn ở bất cứ nơi nào khác cũng không có hương vị như giữa đất trời nơi đây. Trong các món ăn từ atiso, hầm giò heo là hút người ăn nhất. Ăn miếng atiso hay giò heo đã ninh nhừ đều thấy trọn vẹn vị hòa quyện vào nhau của món ăn.
Phá lấu Bảo Lộc
Phá lấu là một món ăn xuất xứ Trung Quốc được làm từ lưỡi, tai, ruột cho đến bao tử của heo, bò hay vịt. Phá lấu thường được ăn kèm với bánh mì, cơm, cháo… Ở Bảo Lộc các bạn có thể thưởng thức phá lấu nước ăn kèm với bánh mì, phá lấu xào me chua chua ngọt ngọt hay phá lấu trứng muối có vị bùi và béo.
Phở khô Bảo Lộc
Gọi là phở khô nhưng lại không phải là bánh phở mà các bạn vẫn thường thấy, sợi phở ở đây trông giống sợi mì/hủ tiếu hơn. Mà là sợi gì đi nữa thì các bạn cũng sẽ không nỡ chối từ khi thưởng thức bởi miếng bò mềm, thơm được trộn cùng các loại rau và nước sốt đậm đà khiến cho món ăn có một hương vị riêng vô cùng đặc biệt.
Cà phê
Nổi tiếng là vùng đất trồng cà phê của Tây Nguyên, nhất là giống cà phê arabica được trồng ở Đà Lạt. Các bạn đến Lâm Đồng không thể chối từ hương vị thơm ngon, quyến rũ của những ly cà phê được trồng và chế biến ngay tại đây.
5 . Đặc sản Lâm Đồng làm quà
Dâu tây Đà Lạt
Với khí hậu mát mẻ, dâu tây trồng ở Đà Lạt luôn rất thơm ngon (Ảnh – nha_cuaby)
Dâu tây được trồng lấy trái ở vùng ôn đới. Với mùi thơm hấp dẫn cùng vị dâu ngọt lẫn chua nên dâu tây được ưa chuộng. Ở Việt Nam, khí hậu mát mẻ của miền núi Đà Lạt là môi trường thích hợp với việc canh tác dâu nên loại trái cây này được xem là đặc sản của vùng cao nguyên này.
Chè Bảo Lộc
Cây trà có một lịch sử khá lâu đời ở Bảo Lộc. Dù trong nông nghiệp, kinh tế hay du lịch, trà luôn góp một phần không nhỏ trong sự phát triển của thành phố này. Trà bắt đầu làm quen với đất B’Lao từ các đồn điền của người Pháp như đồn điền Felit B’Lao, B’Lao Sierre… rồi dần dà là sự ra đời của các trang trại, các rẫy trà, vườn trà của các hộ gia đình. Đến hôm nay, trà là một trong ba cây công nghiệp quan trọng, phát triển mạnh nhất ở Bảo Lộc.
Các sản phẩm từ Atiso
Thực tế, không có nhiều loài cây nào mà toàn bộ cây từ rễ, gốc, thân cho đến lá, bông đều được sử dụng như cây Atisô. Khoa học đã chứng minh Atisô là cây dược liệu, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Mứt Đà Lạt
Đà Lạt là thiên đường trái cây vì thế các loại mứt ở đây nhiều vô kể. Mứt ở đây có hương vị độc đáo, đủ màu sắc, đủ thể loại. Nếu muốn mua mứt ngon thì phải kể đến mứt hồng, mứt quất trần, mứt khoai lang dẻo hay đặc biệt hơn là mứt hoa hồng.
Chuối Laba
Chuối Laba được mệnh danh là Chuối Tiến Vua bởi từ xa xưa loại chuối này chỉ được dành riêng cho các vị vua chúa hoặc các thủ lĩnh bộ lạc thưởng thức bởi vị ngon thơm dẻo của chúng. Chuối Laba chỉ thích hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng vùng Cao nguyên Lâm Đồng, nơi quanh năm mát mẻ, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Chuối Laba thịt vàng sánh, dẻo, ngọt đậm thơm ngon và có mùi hương đặc trưng
Rượu vang Đà Lạt
Vang Đà Lạt là loại rượu vang có xuất xứ tại Đà Lạt, được làm từ nho và các loại trái cây đặc sản của vùng này. Sản phẩm vang Đà Lạt đầu tiên ra đời năm 1999, cũng là sản phẩm rượu vang nho đầu tiên được làm bởi chính người Việt Nam.