Kiến trúc sư chia sẻ cách thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp linh vật rồng

04/02/2024

Đăng bởi: Admin | 04/02/2024

Cầu Rồng là cây cầu thứ 6 và là cây cầu mới nhất bắc qua sông Hàn.[1] Vì cây cầu có hình dáng giống một con rồng nên được gọi là Cầu Rồng. Cầu Rồng dài 666 m và rộng 37,5 m với 6 làn xe chạy. Cầu được khởi công xây dựng vào ngày 19/7/2009 và chính thức thông xe ngày 29 tháng 3 năm 2013, kinh phí xây cầu gần 1,5 nghìn tỷ đồng (US$88m).[2] Cầu được thiết kế bởi Ammann & Whitney Consulting Engineers với tập đoàn Louis Berger. Việc xây dựng được thực hiện bởi Tổng công ty xây dựng công trình giao th

Giám đốc Thiết kế AGS Landscape Trần Minh Hiếu cho biết cần tìm hiểu kỹ về chuẩn mực kích thước tỷ lệ, chi tiết, rồi tạo khí chất và linh hồn cho thiết kế rồng.

 

Rồng là con giáp đứng đầu trong tứ linh hội tụ, mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, thể hiện sự tốt lành, uy quyền, mạnh mẽ. Để thể hiện được trọn vẹn vẻ đẹp của linh vật rồng, đáp ứng đầy đủ yếu tố chân - thiện - mỹ, lan tỏa tinh thần, hào khí tới mỗi người con đất Việt và du khách quốc tế, KTS Trần Minh Hiếu, Giám đốc Thiết kế Công ty Cổ phần Sao Tháng Tám Việt Nam (AGS Landscape) - đơn vị hơn 10 năm kinh nghiệm thiết kế, thi công đường hoa, lễ hội xuân, trong đó có đường hoa Nguyễn Huệ (TP HCM) có những chia sẻ chi tiết dưới đây.

- Ông đánh giá như thế nào về các tạo hình linh vật rồng năm nay?

- Tạo hình linh vật rồng năm nay rất đa dạng vì đây là con vật thiêng liêng, mang nhiều ý nghĩa biểu trưng và được các địa phương tâm huyết đầu tư.

Tuy nhiên, tôi nhận thấy đa phần đang cố gắng tạo nên một linh vật đẹp, khí thế, nhưng điều đó chưa đủ. Chúng ta cần phải nghiên cứu về rồng Việt nhiều hơn, tránh tình trạng lai căng rồng nước khác, bởi đây là loài vật mang ý nghĩa tinh thần dân tộc mạnh mẽ.

- Theo ông, điều gì là cốt lõi để tạo nên một linh vật rồng "quốc hồn quốc túy"?

- Ông cha ta từ các đời vua đều nghiên cứu phát triển tạo hình rồng Việt rất công phu. Rồng là linh vật trong trí tưởng tượng phong phú của con người và cũng là sự kết tinh từ hình ảnh nhiều loài thú. Rồng Việt thời Lý, Trần không có trên thế giới, đến thời Lê, Nguyễn, rồng hoà nhập, gần thời đại chúng ta hơn và cũng có nhiều điểm giống với rồng châu Á. Do đó, để tạo nên nét đặc trưng, trước hết phải nghiên cứu lịch sử phát triển hình tượng rồng, sao cho đạt nhiều chuẩn mực về kích thước tỷ lệ, chi tiết. Sau đó tạo cho linh vật khí chất, linh hồn mạnh mẽ, mang khí thế một biểu tượng của thời kỳ mới, hoà quyện giữa truyền thống và đương đại.

- Để đạt được kết quả đó, những nghệ nhân, kiến trúc sư, người thi công cần có sự phối hợp như thế nào?

- Đây là một quá trình dài, đòi hỏi nhiều tâm sức. Đầu tiên, chúng tôi đi từ việc dựng hình 3D những linh vật này và kỳ công tìm chất liệu dân gian nhằm hun đúc, chắt lọc hình tượng, để linh vật mang đậm bản sắc địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung, mang tính độc bản hoàn toàn. Sau đó, chúng tôi làm tiêu bản nhiều lần bằng phương pháp in 3D từ những file dựng để kiểm tra, cũng như thử nghiệm nhiều chất liệu, vật liệu khác nhau để tạo tác phẩm.

Trong suốt quá trình thi công, chúng tôi giám sát chặt chẽ, điều chỉnh để phù hợp với thực trạng và cảnh quan xung quanh. Cuối cùng, để thổi hồn, tạo bản sắc riêng, ngoài việc nghiên cứu về mặt chất liệu dân gian, còn cần hòa quyện cảm xúc của người thiết kế và nghệ nhân thực hiện. Tương tự việc "hô thần nhập tượng" hay "điểm nhãn" bức tranh, những bức tượng khi đó mới có thần thái, tính cách, đem đến những cảm xúc cho người xem, truyền tải được những điều mong cầu cho một năm mới an khang, may mắn và tài lộc.

AGS là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong thiết kế cảnh quan nói chung và thiết kế đường hoa, lễ hội hoa xuân nói riêng. Làm sao để tạo nên sự khác biệt, dấu ấn riêng ở linh vật trong từng dự án đảm nhận, thưa ông?

- Bên cạnh tinh thần dân tộc chung, điều quan trọng là các đơn vị thiết kế, thi công phải nghiên cứu kỹ văn hóa, bản sắc của từng địa phương, những điều họ mong muốn truyền tải trong linh vật của mình.

Năm nay, AGS thực hiện hai linh vật tại Hội hoa xuân Giáp Thìn 2024 ở Vũng Tàu và Huế. Với rồng Huế, đây là cố đô thời nhà Nguyễn nên gắn bó với hình ảnh con rồng quyền uy, tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng của đất trời. AGS lựa chọn đem đến một ngôn ngữ thiết kế mới, mang tính tạo hình và kiến trúc để tôn vinh tầm vóc, sự thiêng liêng và tính thẩm mỹ cho con rồng xứ Huế. Vì vậy, đơn vị thiết kế dày công nghiên cứu hình tượng rồng Huế trên nhiều chất liệu, địa danh tại Huế, cũng như tham khảo và làm việc với các chuyên gia, nhà sử học.

Theo đó, vảy rồng được nghiên cứu mô phỏng ngói thanh lưu ly Huế, loại ngói được sử dụng phổ biến cho các công trình cung điện, lăng tẩm và đền chùa cố đô, là biểu tượng cho sự hòa hợp giữa đất và trời, đặt vào đó hy vọng về một cuộc sống mưa thuận gió hòa, êm ấm và ổn định. Ngoài ra, để lột tả được các khúc uốn lượn, cũng như tạo ra tổng thể thân rồng xứ Huế thuôn dài về đuôi, các miếng vảy phải được cắt, đo và căn chỉnh bằng tay, vậy nên mỗi chiếc vảy là độc nhất, tinh xảo và rất kỳ công.

Còn với linh vật rồng Vũng Tàu, AGS lấy cảm hứng từ rồng thời Lý. Rồng thời Lý là con rồng mang đậm tính truyền thống Việt Nam, không bị nhầm lẫn với rồng của nước khác. Nó tượng trưng cho quyền lực, bảo vệ nhân dân. Rồng ngẩng cao đầu là hình tượng của sự cao quý và thể hiện sức sống mãnh liệt.

Ngoài việc nghiên cứu về chất liệu dân gian, văn hoá, ca dao, tục ngữ, chúng tôi còn phải tìm hiểu các chuẩn mực về tỷ lệ: mặt, thân, độ dài để phác hoạ ra linh vật sống động, đồng thời mang lại cho rồng Vũng Tàu hồn cốt, thần thái gần nhất với con vật ngoài đời thật.

- Ông muốn gửi gắm thông điệp, mong muốn gì tới người dân, du khách, những người tới đây sẽ tới chiêm ngưỡng và lưu giữ hình ảnh đẹp với linh vật năm nay?

- Sự đón nhận của đông đảo người dân, du khách chính là câu trả lời cho sự thành công của linh vật được chúng tôi sáng tạo ra. Đó là sự đền đáp xứng đáng nhất cho công sức của cả đội ngũ thiết kế, thi công. Chúc mọi người có những kỷ niệm đẹp tại các hội hoa xuân Giáp Thìn năm nay, một năm mới an khang, thịnh vượng.