Mô tả
Bãi đá cổ Nấm Dẩn hay còn có tên gọi khác là bãi đá cổ Xín Mần. Bãi đá nằm ngay giữa thung lũng bản Nùng Ma Lù thuộc xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần. Bãi đá cổ được các nhà khoa học của Việt Nam phát hiện năm 2004. Đến tham quan bãi đá cổ Nấm Dẩn, du khách sẽ được chiêm nghiệm những tinh hoa văn hóa của con người thời tiền sử.
Khu di tích bãi đá cổ Nấm Dẩn bao gồm nhiều tảng đá lớn nằm dọc theo con suối Nậm Khoòng. Những tảng đá này mang hình dáng vẻ lạ nhưng lại cực kỳ độc đáo. Có những tảng đá mang hình bàn cờ, tảng khác lại có hình tấm hoặc trông như một chiếc ghế ngồi.
Cách suối Nậm Khoòng khoảng hơn 700m về phía Đông là hai tảng đá cực lớn (cự thạch), không có hình dạng xác định. Hai cự thạch có bề mặt phẳng với các rìa cạnh vẫn còn giữ nguyên nét tự nhiên của trạng thái phong hóa, không có sự can thiệp nhân tạo của con người.
Cự thạch có bề mặt không bằng phẳng, hình dạng gần giống như mai rùa. Trên bề mặt có khoảng 84 hình khắc và 80 lỗ đục. Những hình khắc và lỗ đục này có niên đại khoảng hơn 2000 năm.
Từ khu di tích cự thạch đi men theo triền núi khoảng 500m đến bản người Mông thuộc thôn Nấm Dẩn, du khách sẽ nhìn thấy tiếp một bãi đá có hình vẽ chạm khắc cổ. Các hình vẽ này được khắc bằng kim loại, có niên đại khoảng hơn 1000 năm. Bao gồm các hình khối như tròn, vuông, hình chữ nhật và hình bậc thang, hình sinh khí thực nữ, hình bàn chân người có kích thước như thật.
Cho đến ngày nay, các hình khắc trên đá ở bãi đá cổ Nấm Dẩn vẫn chưa được các nhà khoa học giải mã cụ thể. Có ý kiến cho rằng, các hình vẽ này là bản đồ họa tương tự như bản đồ bây giờ để ghi chép lại các vấn đề trong vùng. Có ý kiến khác lại đưa ra rằng đây là những hình vẽ có liên quan đến tín ngưỡng thờ thần mặt trời của người dân trong vùng.
Địa danh liên quan
Đánh giá của khách hàng
Đánh giá của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.