Bản Che Căn

Xã Mường Phăng, Thành phố Điện Biên Phủ, Điện Biên

Bản Che Căn

Mô tả

Bản Che Căn là một trong những ngôi làng còn lưu giữ được những giá trị đặc sắc về văn hóa của người Thái. Nơi đây sở hữu cảnh sắc thiên nhiên yên bình, cùng với bầu không khí trong lành. Đến với bản Che Căn du khách sẽ được tìm hiểu về văn hóa, bản sắc dân tộc của đồng bào nơi đây, cũng như được trải nghiệm những phong tục tập quán hấp dẫn và đặc biệt là thưởng thức những món ăn đặc sản ngon và hấp dẫn.

 

1. Giới thiệu về bản Che Căn ở đâu?
Nằm ở xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Bản Che Căn là nơi sinh sống của hơn 100 hộ dân đồng bào dân tộc Thái đen. Ngôi bản nhỏ nằm trên dãy núi Pú Đồn, mà cao nhất là đỉnh Pú Huốt với độ cao 1,7 km so với mặt nước biển, chính vì vậy vào năm 1954 đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho đặt một đài quan sát bên dưới thung lũng Điện Biên Phủ góp phần vào chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Bản Che Căn nằm ẩn mình trên ngọn núi cao, trong rừng sâu của miền Tây Bắc, vậy nên cuộc sống của người dân yên bình, lẳng lặng qua ngày tựa những đám mây trôi hững hờ trôi bên ngọn núi hùng vĩ kia. Đến với bản Che Căn, bạn được tìm hiểu về văn hóa, những phong tục truyền thống lâu đời của đồng người Thái, những mái nhà sàn hình mai rùa quen thuộc, cùng không gian văn hóa đặc sắc chắc chắn sẽ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều du khách.
 
2. Đường đi đến bản Che Căn
Để đến được bản Che Căn, du khách có thể di chuyển từ Quốc lộ 279, qua xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, sau đó theo Tỉnh lộ 3 vào địa bàn xã Mường Phăng. Du khách cũng có thể theo tuyến đường bộ phía Đông Nam của thành phố Điện Biên Phủ đi qua xã Tà Lèng. Hai tuyến đường này đều dẫn du khách qua những con đường quanh co, uốn lượn ven lòng hồ Pá Khoang, ẩn mình dưới tán rừng đặc dụng xanh ngát, không khí trong lành, cảnh sắc thiên nhiên yên ả.
 
3. Bản lưu giữ, bảo tồn nhiều giá trị văn hóa Thái cổ
Bản Che Căn có gần 100 hộ dân với hơn 430 nhân khẩu, đều là đồng bào dân tộc Thái. Bản hội tụ những điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tự nhiên và nhân văn. Bản dựa lưng vào một phần dãy núi Pú Đồn, có đỉnh cao nhất là Pú Huốt, cao hơn 1.700m so với mực nước biển.
Phía trước bản là con suối Nậm Phăng, đi qua nhiều bản của xã. Đặc biệt, bản Che Căn đang lưu giữ, bảo tồn nhiều giá trị văn hóa Thái cổ độc đáo, ít nơi có được như kiến trúc nhà sàn truyền thống của người Thái đen, trang phục, tín ngưỡng, lễ hội. Ngoài ra, còn có các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, rèn, mộc, làm nhạc cụ truyền thống…
 
4. Giá vé bản Che Căn vào cửa, tham quan bao nhiêu tiền?
Hiện tại, du khách được miễn phí hoàn toàn vé tham quan khi đến với bản Che Căn, tuy nhiên một số dịch vụ tính giá bạn nên hỏi trước khi trải nghiệm như: đi xe trâu ngắm bản, hoạt động nhổ mạ cùng bà con…
 
5. Trải nghiệm vui chơi, tham quan du lịch Bản Che Căn có gì?
Bản Che Căn hiện lên bình dị và gần gũi với những căn nhà sàn bằng lá của người Thái Đen. Hướng nhà của họ thường là dựa núi, hướng ra sông, đồng và được dựng ở nơi cao ráo, có những mái nhà vẫn giữ hình Khau Cút - biểu tượng cho một nền văn minh lúa nước, tìm hiểu chiêm ngưỡng điệu múa xòe truyền thống, điệu múa sạp nổi tiếng, tìm hiểu về những lễ hội của đồng bào Thái như:
  • Lễ hội Xên bản
  • Lễ Kin lau không
  • Dân ca Thái
  • Múa khèn piêu
Bên cạnh đó, bản Che Căn sở hữu khung cảnh thiên nhiên non thơ, hữu tình bạn hãy trải nghiệm một đi xe trâu tham quan quang cảnh đường sá, quang cảnh với cánh đồng lúa chín ngả vàng cúi đầu như đang chào những vị khách phương xa tới với ngôi bản nhỏ Che Căn, từng làn gió thoang thoảng lướt qua mang theo hương lúa thơm non mùi sữa nhẹ nhàng, dễ chịu.
 
6. Du khách nên đến Bản Che Căn du lịch vào thời gian nào?
Thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 chính là lúc thích hợp nhất để thực hiện chuyến tham quan Bản Che Căn. Bởi lúc này thời tiết vào xuân, không khí trong lành, thoáng mát, phe phẩy một chút mưa nhỏ đầu xuân thắm tươi, thời điểm mùa xuân cũng vào độ hoa Ban bung nở khắp các đồi núi trên nẻo đường Tây Bắc cũng như bản Che Căn.
Hoa ban một trong những biểu tượng của miền Tây Bắc, loài hoa trắng tinh khôi, trong trẻo hơn bạch ngọc tựa như một tâm hồn vô ưu, trong suốt như tâm hồn cô gái Mường trong câu chuyện cổ tích về hoa ban trắng này vậy. 

 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn


Đánh giá của khách hàng

0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!

Đánh giá của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.