Mô tả
Bản Nà Luồng nằm ngay bên dòng sông Nậm Mu trong xanh, hiền hòa và cách trục đường quốc lộ 4D hơn 7km về phía Đông. Cụ thể, thuộc vào địa phận của xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khung cảnh hoang sơ tuyệt đẹp. Kết hợp cùng với nhiều giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ. Nên địa danh này đã trở thành một trong những điểm du lịch cực kỳ thu hút và hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, khám phá.
Để di chuyển đến bản Nà Luồng, các bạn sẽ phải trải qua 3 chặng đường, từ Hà Nội – Lai Châu, Lai Châu – Sìn Hồ rồi từ Sìn Hồ, bạn chỉ cần men theo quốc lộ 4D là tới nơi. Thế nhưng, những con đường đi lại trong bản còn khá lầy lội. Hôm nào, thời tiết khô ráo thì sẽ đi lại thuận tiện. Còn mưa bão thì sẽ rất khó khăn. Do đó, bạn cần kiểm tra thời tiết kỹ càng trước chuyến đi.
Hiện nay, ở bản Nà Luồng có khoảng 94 hộ gia đình với hơn 400 nhân khẩu sinh sống. Họ 100% đều là người dân tộc Lào. Nhờ chú trọng việc giữ gìn cũng như phát huy truyền thống văn hóa dân tộc nên các phong tục tập quán ở đây vẫn còn nguyên vẹn, trường tồn mãi theo thời gian. Vì thế, khi đến với bản Nà Luồng, các bạn sẽ không chỉ được hít thở bầu không khí trong lành, tận hưởng cảm giác yên bình, êm ả nơi núi rừng thiên nhiên mà còn có cơ hội được khám phá vẻ đẹp cổ kính của những ngôi nhà sàn có kiểu kiến trúc 4 mái cực kỳ đặc trưng, không nơi nào có.
Ở bản Nà Luồng, nhằm mục đích giữ gìn các làn điệu dân vũ, dân ca như lăm vông, múa xòe…nên hơn 10 năm nay, người dân đã thành lập đội văn nghệ với 20 thành viên thường xuyên mang lời ca tiếng hát để cổ vũ, động viên tinh thần lao động cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa và góp phần xây dựng cuộc sống văn hóa, phồn thịnh. Bên cạnh các điệu múa, người dân tộc Lào còn biết kết hợp với việc sử dụng nhiều nhạc cụ truyền thống dân gia như trống, chiêng, sáo, khèn bè… Nhất là vào dịp lễ hội Bun Vốc Nặm (hay còn gọi là lễ hội Té nước) thì sự kết hợp này càng được thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết.
Ngày nay, cuộc sống của người dân tộc Lào ở bản Nà Luồng phần lớn còn mang tính tự cung, tự cấp. Các món ăn chủ yếu được chế biến từ những sản phẩm của nhà làm ra như cá suối nướng, cơm lam, rau rừng… Mặc dù cách trung tâm huyện lỵ chỉ chừng 10km nhưng từ lâu, người dân bản địa tại đây đã biết trồng rau ăn phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Đồng thời đóng góp rất lớn vào việc phát triển du lịch cộng đồng.
Địa danh liên quan
Đánh giá của khách hàng
Đánh giá của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.