Cầu Long Biên
Quận Long Biên, Hà Nội
Mô tả
Cầu Long Biên là một trong những biểu tượng vô cùng nổi tiếng tại Hà Nội. Cây cầu mang nét hoài cổ, trải qua bao năm tháng như một nhân chứng lịch sử vẫn hiên ngang, bắc ngang sông Hồng, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước tới chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng và tìm hiểu về những giá trị lịch sử, văn hóa. Đây còn là điểm lý tưởng để chụp ảnh, rất nhiều bạn trẻ tới đây đã có những tấm hònh siêu đẹp cùng với cầu Long Biên.
Cầu Long Biên có lịch sử hình thành và phát triển hơn 100 năm. Cây cầu được xem là chứng nhân lịch sử, là biểu tượng vô cùng ý nghĩa của Thủ đô Hà Nội. Không chỉ vậy, nơi đây còn là một trong những địa điểm lý tưởng để người dân chiêm ngưỡng toàn cảnh Hà Nội từ trên cao và tận hưởng những giây phút thư giãn bình yên nhất.
1. Vị trí cầu Long Biên ở đâu?
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc ngang sông Hồng, nối liền hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên của Thủ đô Hà Nội. Đây là một trong những chứng tích lịch sử quan trọng đã chứng kiến những năm tháng thăng trầm của Thủ đô trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.
2. Cầu Long Biên Được Khởi Công Xây Dựng Từ Năm Nào?
Trải qua quá trình đấu thầu của các nhà đầu tư, cầu Long Biên được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 12 tháng 9 năm 1898 với tổng vốn đầu tư 5,390,794 Franc Pháp và cây cầu này đã trở thành là công trình xây dựng lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ.
Sau hơn 3 năm xây dựng Cầu Long Biên chính thức được khánh thành vào ngày 28 tháng 2 năm 1902, với tên gọi cầu Doumer – tên của vị toàn quyền Đông Dương sở tại. Cây cầu này được thực dân Pháp kỳ vọng là công cụ phục vụ khai thác thuộc địa đắc lực tại Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung.
3. Chiều dài cầu Long Biên bao nhiêu?
Cầu Long Biên xưa được xem là một trong những công trình tầm cỡ trong khu vực và thế giới với kết cấu gồm 19 nhịp dầm đặt trên 20 trụ cao bề thế. Cầu có tổng chiều dài lên đến 2,290m. Theo bản vẽ cầu Long Biên, phía Tây cây cầu còn có gần 900m đường dẫn lên cầu được xây bằng đá chắc chắn.
Chiều rộng của cầu là 4,75m, được chia thành 3 phần đường chính. Trong đó, phần giữa là đường sắt, hai bên là dành cho xe máy, xe đạp, ô tô và người đi bộ (phần đường dành cho người đi bộ rộng 0,4m; phần đường dành cho ô tô, xe máy, xe đạp rộng 2,6m).
Cầu Long Biên được xây dựng theo phong cách kiến trúc nổi tiếng của Pháp, do công ty Daydé & Pillé (Paris Pháp) lên ý tưởng thiết kế. Cây cầu được áp dụng kỹ thuật thi công hiện đại nhất trên thế giới lúc bấy giờ, đảm bảo được cả yếu tố thẩm mỹ lẫn an toàn khi đi vào sử dụng.
Toàn bộ cầu được làm bằng thép chất lượng cao với kết cấu xếp tầng chặt chẽ kết hợp cùng thiết kế hài hòa ấn tượng, tạo nên một công trình nghệ thuật đẹp mắt. Nhìn từ xa, cầu Long Biên Hà Nội giống như một con rồng khổng lồ đang uốn lượn - vừa mạnh mẽ vừa mềm mại và hiên ngang giữa dòng nước chảy xiết của sông Hồng mênh mông rộng lớn.
4. Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử
Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử đã chứng kiến biết bao cột mốc lịch sử hào hùng của dân tộc ta qua hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược. Dù bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhưng cây cầu vẫn đứng đó sừng sững, hiên ngang giống như tinh thần kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm gìn giữ hòa bình, độc lập của dân tộc Việt Nam.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trên Quảng trường Ba Đình Hà Nội khai sinh ra nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cầu Long Biên đã trở thành nhịp dẫn đưa hàng ngàn người dân từ ngoại ô về với Bắc, về tận hưởng niềm vui sướng, tự hào với độc lập dân tộc.
Vào tháng 10 năm 1954, Thủ đô Hà Nội ngập tràn cờ hoa mừng ngày giải phóng, cây cầu này cũng đứng đó hiên ngang, chứng kiến không khí hân hoan, phấn khởi của toàn dân tộc. Sau đó 21 năm kháng chiến, cũng chính cầu Long Biên lại một lần nữa chứng kiến niềm vui độc lập, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trải qua hơn 100 năm lịch sử thăng trầm, cầu Long Biên Hà Nội không còn là một hiện vật vô tri mà trở thành người bạn đồng hành của Thủ đô, cùng người dân Việt Nam, đất nước Việt Nam bước qua bao khó khăn, gian khổ.
Hiện nay, dù Hà Nội đã xây dựng thêm nhiều cây cầu hiện đại, rộng rãi bắc qua sông Hồng như cầu Thăng Long, cầu Vĩnh Tuy, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân, song cầu Long Biên vẫn là một biểu tượng cao đẹp của Thủ đô, là chứng nhân lịch sử vô cùng ý nghĩa được đất nước trân trọng, bảo tồn.
Dù đã mang đậm dấu ấn của thời gian nhưng cây cầu vẫn là một trong những địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng, tham quan cũng như tìm hiểu và ôn lại những câu chuyện xưa, những ngày tháng hào hùng của dân tộc. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh sông Hồng rộng lớn, thơ mộng, ngắm nhìn sa làn trôi nổi trên mặt nước hay đạp xe, dạo bộ thư giãn trên cầu.
Đặc biệt, vào lúc bình minh ló rạng hay khi hoàng hôn buông xuống, khung cảnh sông nước nơi đây càng trở nên thơ mộng, hùng vĩ. Đứng trên cầu, phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể nhìn thấy cây cầu Chương Dương hiện đại cùng toàn cảnh Thủ đô Hà Nội lung linh, rực rỡ.
Địa danh liên quan
Danh sách khách sạn
Đánh giá của khách hàng
0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!
Đánh giá của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.