Chùa Khánh Lâm Kon Tum
Huyện Kon Plông, Kon Tum
Mô tả
Chùa Khánh Lâm Kon Tum là một địa điểm du lịch tâm linh nằm trên mảnh đất Kon Tum xinh đẹp. Nhờ sự hoang du giữa chốn rừng thiêng liêng đã khiến nơi đây mang lên mình một vẻ đẹp huyền bí kỳ lạ, và cũng chính nhờ cảnh sắc xinh đẹp này đã níu chân biết bao nhiêu con người từ thập phương đến đây bị hút hồn ngay trong lần đầu bước chân đến. Những phút giây an lạc, thanh tịnh, được thả mình vào bầu không khí yên bình, ngắm nhìn phong cảnh tuyệt đẹp nơi chốn linh thiêng. Chùa Khánh Lâm chắc chắn sẽ là một điểm đến khiến du khách không khỏi thất vọng.
Chùa Khánh Lâm Kon Tum là địa điểm tham quan nổi tiếng của Măng Đen – nơi được ví von như “Đà Lạt thứ 2” của núi rừng Tây Nguyên, một nơi để bạn đắm chìm và buông thả sự mệt nhọc, xô bồ của công việc nơi chốn thành thị xa hoa, tập nập. Đến đây bạn chỉ nên đặt tâm mình vào việc cầu phúc, cầu may cho bản thân, cho gia đình và người thân của mình thôi.
1. Chùa Khánh Lâm ở đâu?
Chùa Khánh Lâm Kon Tum là nằm trong khu du lịch sinh thái Măng Đen, thuộc xã Đắk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Nơi đây luôn mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần để có thể đón được du khách đến để tham quan và bái cúng. Vì là một ngôi chùa mang yếu tố tâm linh nên nơi đây sẽ không thu bất kỳ chi phí gì khi vào tham quan chùa.
Bạn có thể đi vào những ngày bình thường nếu bạn là người yêu thích sự yên tĩnh, thanh bình. Nhưng thời điểm nhộn nhịp nhất chính là vào ngày rằm, mùng và các ngày lễ tết để xem nghi thức cúng kiếng của người dân địa phương.
2. Hướng dẫn đi đến chùa Khánh Lâm
Chùa Khánh Lâm nằm cách trung tâm thành phố Kon Tum tầm 60km về phía Đông Bắc. Con đường đi đến chùa Khánh Lâm khá gian nan, nếu bạn đi từ Kon Tum, để tới được huyện Kon Plông bạn sẽ phải vượt qua con đèo Măng Đen.
Khi đến Kon Plong, bạn sẽ tiếp tục đi thêm 10km để tới Măng Đen. Tiếp theo, bạn đi thêm khoảng 5km nữa để tới được chân chùa Khánh Lâm. Sau đó, bạn sẽ cần bước thêm 236 bậc đá nữa thì sẽ thấy ngọn đồi nguyên sinh cách mực nước biển 1200m trước mắt, đây cũng chính là địa điểm của ngôi chùa Khánh Lâm.
3. Nguồn gốc và lịch sử chùa Khánh Lâm
Về nguồn gốc: Tên chùa Khánh Lâm là ghép từ tổ đình Trung Khánh và chùa Phước Lâm - nơi trụ trì hiện tài chùa Khánh Lâm – Đại đức Thích Nhuận Bảo trụ trì trước khi dời đến đây. Chùa có diện tích đất rơi vào tầm 10ha. Nó nằm trên một ngọn đồi cao 1200m so với mực nước biển. Đặc thù với 200 bậc đá từ cổng chùa lên đến chánh điện của chùa. Đặc thù với Đại lễ Uống Nước Nhớ Nguồn là nơi cầu siêu cho những hương hồn liệt sĩ từng hy sinh oanh liệt ở đây. Nó cũng quy tụ nhiều du khách du lịch đến hành hương, cúng bái
Về lịch sử: Chùa Khánh Lâm được xây dựng từ tháng 3 năm 2012 và đến năm 2017 mới hoàn thành sơ bộ với diện tích rộng hơn 10ha. Chùa bao gồm các gian như chánh điện, Lầu chuông, Lầu trống, nhà Tây Lan và Đông lan,... và các khu nhà khách, nhà tăng xá khác. Sở hữu diện tích rộng lớn nằm giữa rừng thiên hoang sơ, vắng vẻ nơi đây chính là sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay thiên nhiên và con người tạo nên một không gian trang nghiêm, hùng vĩ đến choáng ngợp.
4. Chùa Khánh Lâm có gì đặc biệt
4.1 Vẻ đẹp tựa như phim hoạt hình Nhật Bản trên con đường lên chùa Khánh Lâm
Để đến với chánh điện, bạn cần phải vượt qua khoảng 236 nấc thang từ lối vào để lên được chùa. Khi bạn lên những bậc thang cao, bạn sẽ dễ dàng thấy được 1 hành lang xi măng xen lẫn chút cỏ xanh cực kỳ thơ mộng, trữ tình dẫn lên hướng chánh điện.
Dọc hai bên hành lang là những băng ghế đá và xung quanh có cây cối bao phủ. Khi tận mắt chứng kiến cảnh này, bạn sẽ liên tưởng đến cảnh tượng đầy quen thuộc xuất hiện trong bộ phim hoạt hình Mộ Đom Đóm đầy xúc động. Lúc này, bạn đừng quen làm vài phô ảnh kỷ niệm nhé!
4.2 Vị trí đắc địa trên đồi cao
Chùa Khánh Lâm nằm trên ngọn đồi cao nên từ xa bạn đã có thể trông thấy được mái ngói màu đỏ gạch của nơi này đang lấp ló giữa khung cảnh núi rừng xanh bát ngát, bạt ngàn. Cùng nhờ vào vị trí đắc địa này, mà khi đến đây bạn có thể nhìn khung cảnh bao la, rộng lớn từ trên cao vô cùng hùng vĩ. Đây quả là một vị trí đẹp để khám phá và tham quan, vì thế bạn nên lưu ngay vào cẩm nang du lịch đi nhé!
4.3 Kiến trúc xinh đẹp
Không thua gì chùa Bác Ái, kiến trúc của chùa Khánh Lâm cũng sẽ gây ấn tượng với bạn bởi đường nét chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ và nổi bật. Ngoài ra, đây là sự kết hợp giữa kiến trúc chùa miền Bắc và chút của Tây Nguyên đại ngàn.
Trên đường đi lên, bạn sẽ thấy cổng tam quan, biển thông tin chùa Khánh Lâm và hai bên là chữ Từ Bi, Hỷ Xả. Khi lên chánh điện, bạn sẽ ngay lập tức bị hút hồn bởi tượng Bồ Tát cao đến 17m, tiếp đến là hai bên tháp trống và tháp chuông. Hòa nhịp cùng cảnh sắc nhẹ nhàng của ao sen bên ngoài chùa tạo nên bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp đẽ.
Điểm đặc sắc tiếp đến mà bạn không thể bỏ qua, chính là dãy 18 tượng La Hán với kích cỡ như người thật. Bên dưới có ghi mô tả thông tin chi tiết của từng vị La Hán. Để tạo nên những bức tượng kỳ công này, nghệ nhân phải rất cẩn thận, tỉ mỉ và chăm chút trong từng công đoạn. Đặc biệt, lớp sơn mạ vàng bên ngoài khiến cho bức tượng thêm phần nổi bật. Phía sau đó, chính là hai ngôi nhà Tây Lan và Đông Lan đối diện nhau với chất liệu gỗ quý, mái ngói được xếp chỉn chu, ngay ngắn thì những chạm khắc bên ngoài cũng khá chi tiết.
Chánh điện nổi bật với cấu trục 3 tầng mái, mỗi cái được lợp bằng ngói đỏ và có kiến trúc cong vút lên trên. Biển hiệu Chùa Khánh Lâm hán tự được bố trí nằm ở trung tâm. Vào bên trong, bạn sẽ thấy mô hình chùa được trưng bày ngay tại trung tâm đặt bàn thờ Phật A Di Đà và hai bên là các tượng Phật khác nhau.
4.4 Ưu điểm tâm linh nổi biệt trong điểm du lịch sinh thái Măng Đen
Khởi công xây dựng từ năm 2012, ngôi chùa bề thế và uy nghiêm nằm trên một ngọn đồi nguyên sinh to lớn, dưới những tán cây rừng sum suê, xanh mướt. Ngoài nổi biệt đặc biệt ý nghĩa ngoạn cảnh, tìm về với thiên nhiên trong lành, khách thập phương còn tìm cảm nhận ở đây nổi biệt đặc biệt ý nghĩa tâm linh, thanh tịnh cho tâm hồn và cuộc sống.
Chánh điện chùa Khánh Lâm là sự phối phối hợp không giống nhau giữa thiết kế kiến thiết đình chùa truyền thống cổ truyền với thiết kế kiến trúc nhà rông Tây Nguyên. Với 7 hạng mục dự án công trình xây dựng chính đó là: Khu chánh điện; nhà Đông; nhà Tây; Tượng Phật Bà Quan Âm; bộ Trống và Chuông; khu căn hộ cao cấp ăn; khu dự án công trình công trình xây dựng phụ.
Chánh điện được cấu trúc ba tầng mái, là sự phối phối hợp tinh xảo, hài hòa giữa nổi biệt truyền thống cổ truyền và với địa phương. Hai tầng mái phía phía bên dưới cong vút đầu đao, tượng trưng kiến trúc đình chùa cổ theo truyền thống, tầng mái trên cùng vát thẳng trời xanh, là cách điệu mái nhà rông, một nét văn hóa không giống nhau, biểu trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa.
Hình ảnh này biểu đạt rõ tinh thần hòa nhập cộng đồng bấy lâu của Phật giáo. Mười hai cánh lối đi ra vào nơi tiền sảnh chạm khắc điêu luyện hình tượng 12 vị Dược Xoa trong kinh Dược Sư, biểu thị 12 vị hộ mệnh cho loài người chốn trần thế.
5. Kinh nghiệm tham quan chùa Khánh Lâm
Tại thị trấn Măng Đen có 4 địa điểm du lịch nổi tiếng là thác Pa Sỹ, hồ Đak Ke, chùa Khánh Lâm và tượng Đức Mẹ Măng Đen. Các địa điểm này đều khá gần nhau nên rất tiện cho việc di chuyển, đi lại. Chỉ cần 1 ngày ở Kon Tum là bạn đã đủ thời gian để có thể khám phá gần hết các địa điểm nổi tiếng này.
Tầm 5 giờ là nhà chùa đã bắt đầu mở cửa vì thế bạn nên đến chùa Khánh Lâm vào sáng sớm. Sau khi cố gắng leo hết 236 bậc thang đá thì bạn sẽ nhận được món quà hoàn toàn xứng đáng, chính là làn không khí trong lành, thanh tịnh và ngắm cảnh bình minh tươi đẹp, rực rỡ. Sau khi viếng chùa xong, bạn có thể ăn sáng tại quán xôi măng cá Lê Lợi để có năng lượng tiếp tục chặng hành trình khám phá nhé!
Địa danh liên quan
Danh sách khách sạn
Đánh giá của khách hàng
0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!
Đánh giá của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.