>
>
>
>
Chùa Minh Thành Gia Lai
Chùa Minh Thành Gia Lai

Chùa Minh Thành Gia Lai

Mô tả

Chùa Minh Thành Gia Lai là ngôi chùa mang phong khuynh hướng của Nhật Bản giữa phố núi Gia Lai. Nhiều người sẽ tưởng rằng Gia Lai chỉ có những cánh rừng hùng vĩ, bao la, những triền cà phê rộng ngút tầm mắt, những biển hồ nên thơ, trữ tình những đồi chè xanh tươi ngút ngàn cùng với những trang lịch sử hào hùng của dân tộc,... nhưng bên cạnh đó, mảnh đất Tây Nguyên này còn có ngôi chùa độc đáo mang tên Minh Thành. Chùa Minh Thành Gia Lai trở thành một địa điểm du lịch không nên bỏ qua nếu bạn đến Gia Lai dịp Tết này.

 

Chùa Minh Thành Gia Lai với lối kiến trúc phảng phất hơi hướng theo phong cách của xứ Phù Tang với những mái chóp uốn cong điển hình sẽ là một địa điểm du lịch tuyệt vời mà du khách không nên bỏ qua trong hành trình khám phá Gia Lai.
 
1. Địa chỉ Chùa Minh Thành?
Chùa Minh Thành Gia Lai có địa chỉ tại Số 348 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Nhiều người nghĩ rằng rằng Gia Lai chỉ có những cánh rừng hùng vĩ, những rẫy cà phê ngút tầm mắt, những biển hồ nên thơ trữ tình cùng những đồi chè xanh ngút ngàn. Nhưng mảnh đất Tây Nguyên màu mỡ này còn có ngôi chùa độc đáo mang tên Minh Thành.
Chùa Minh Thành nổi lên như một nét riêng biệt tại tỉnh Gia Lai. Không phải ngẫu nhiên khi nói Chùa Minh Thành chính là địa điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách tham quan mỗi năm. Tọa lạc ngay tại thành phố Pleiku, chùa sở hữu nét kiến trúc mang đậm hơi hướng của xứ sở Phù Tang với những mái chóp được thiết kế uốn cong trông vô cùng lạ mắt. Không chỉ vậy, Chùa Minh Thành còn bị ảnh hưởng bởi lối kiến trúc của Trung Hoa nên trông vô cùng đặc biệt so với nhiều ngôi chùa khác tại Việt Nam.
Nơi đây không chỉ là nơi tâm linh cửa Phật, chùa Minh Thành là địa điểm lui tới cầu an của phật tử từ khắp mọi nơi và người dân địa phương vào những ngày Rằm hay dịp lễ Tết.
 
2. Lịch sử Chùa Minh Thành
Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo. Trải qua những biến động, không tránh khỏi được sự khắc nghiệt của lịch sử nên một số kiến trúc của chùa bị xuống cấp, hư hại. Năm 1997, chùa được trùng tu, xây dựng thêm một số công trình kiến trúc trong khuôn viên chùa. Sau hơn 10 năm trùng tu, sửa sang lại thì giờ đây Chùa Minh Thành hoàn toàn lột bỏ đi lớp áo cũ sờn và khoác lên một diện mạo hoàn toàn mới, đẹp hơn, khang trang hơn rất nhiều.
 
3. Kiến trúc độc đáo của Chùa
Kiến trúc của chùa được xây dựng theo một hình thức đơn giản của mạn - đà - la. Vòng tròn tượng trưng cho một đóa sen nở trọn - là căn bản trong vũ trụ luận Mật giáo. Những hoa văn hoạ tiết được chạm khắc ở đây đều dựa theo nền tảng của triết học Mật giáo.
Trước mặt chánh điện là tượng đá 18 vị la hán, khu tăng phường nằm bên phải chánh điện có diện tích hàng ngàn mét vuông bao gồm trai đường, giảng đường, thiền đường và tàng kinh cát. Bên phải chánh điện là tòa bảo tháp xá lợi gồm 9 tầng, ngoài ra còn có các công trình khác như phương trượng đường; khách đường và một sống công trình đang được thi công xây dựng dở dang và sắp hoàn thành.
Trong tương lai, chùa Minh Thành sẽ tiếp tục xây dựng được các công trình lớn và hoành tráng hơn là nhờ vào phần lớn công đức của các phật tử trong vùng cùng với các phật tử từ phương xa tới tham quan. Đó chính là tâm nguyện lớn nhất của Đại đức Thích Tâm Giác và cũng chính là niềm tự hào khôn xiết của phật tử trong vùng.
Tháp Từ Ân thờ tổ khai sơn cũng nằm ở phía bên trái chánh điện, tháp có ba tầng mái, lợp ngói vảy rồng, trang trí rồng và hoa sen cách điệu, được xây dựng rất giống với lối kiến trúc đèn chùa của Nhật Bản nhưng vẫn xen lẫn một chút bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Tượng đức Phật A Di Đà bằng đá được chạm trổ rất tinh xảo, cao 7.5 m, nặng 40 tấn được tôn trí uy nghiêm giữa hồ nước Liên Trì ao sen với những hàng liễu rủ xunh quanh mặt hồ.
Tháp Từ Ân thờ tổ khai sơn cũng nằm ở phía bên trái chánh điện, tháp có ba tầng mái, lợp ngói vảy rồng, trang trí rồng và hoa sen cách điệu, được xây dựng rất giống với lối kiến trúc đèn chùa của Nhật Bản nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Tượng đức Phật A Di Đà bằng đá được chạm trổ rất tinh xảo, cao 7.5 m, nặng 40 tấn được tôn trí uy nghiêm giữa hồ nước Liên Trì ao sen với những hàng liễu rủ xunh quanh mặt hồ.
Tháp chuông tôn trí đại hồng nặng 4 tấn nằm mạn trái chánh điện, có lối cầu thang bộ đi lên để chiêm ngưỡng và ngắm cảnh toàn vật xung quanh chùa. Tháp được thiết kế rất giống kiến trúc ngôi đền chùa của Nhật Bản trông rất đặc sắc. Mặt khác, lối kiến trúc này lại có thêm vài đường nét rất vẫn mang đậm lối kiến trúc cổ của Việt Nam như chùa Một Cột.
Từng chi tiết, góc cạnh trong ngôi chùa đều có những nét độc đáo rất riêng biệt. Theo lời kể lại của chú thợ hồ trong chùa, bộ cửa chùa được làm bằng gỗ gõ với chiều cao 6 m, bề dày 4 tấc, được xem như là bộ cửa lớn nhất nhì tại Việt Nam. Những đường nét trạm trổ hình ảnh Tứ Đại Thiên Vương trông khá tinh vi và sắc sảo.
Khi đứng trước chánh điện cao những 16 m, một công trình khiến ai đứng trước nhìn vào cũng không khỏi trầm trồ, ngỡ ngàng, trần nhà làm bằng gỗ Pơ Mu - loại gỗ tốt trong rừng Tây Nguyên. Ngoài ra, chùa Minh Thành còn có một chiếc lư hương bằng đồng lớn nhất cao 4 m và nặng tới 4 tấn nằm trước hồ Liên Trì.
 
4. Khuôn viên của chùa
Ngay khi bước vào chùa bạn sẽ thấy ngay tượng Phật bà Quan Âm được đặt ở chính giữa cửa ra vào và được trang trí cây xanh, cột đá, tượng kỳ lân một cách đối xứng trông rất hài hòa, tương xứng. Thắp một nén nhang thơm, kính lễ rồi chúng mình cùng đi vào đại sảnh. Đường đến đại sảnh bạn sẽ được nhìn thấy những bức tranh lớn viết về những điều răn dạy của Phật pháp dành cho các phật tử, chúng sinh.
Sân chùa khá rộng và được trang trí bằng những tiểu cảnh, tượng đá, vật liệu gỗ được chạm khắc một cách rất tinh xảo. Ngoài ra, chùa còn có không gian xanh được các nhà sư thiết kế khá hợp lý bằng cây cối và tiểu cảnh làm cho bầu không khí càng trở nên rất trong lành, thanh tịnh và an nhiên hơn.
Những cây liễu nhỏ rũ xuống quanh hồ, cả bầu trời in bóng xuống mặt nước tạo thành một khung cảnh rất nên thơ khiến nhiều người phải bồi hồi, xao xuyến và ca thán vẻ đẹp nơi đây. Bạn sẽ dễ bắt gặp trong những lối đi nhỏ của chùa là những bức tường rêu phong do đã được xây dựng từ lâu, những bức tường cây leo chằng chịt như một minh chứng cho sự lâu đời của ngôi chùa như bao ngôi chùa cổ kính khác tại Việt Nam.
 
5. Ngôi tháp độc nhất vô nhị
Ngôi bảo tháp độc đáo nhất Việt Nam - bảo tháp xá lợi có tới 9 tầng cao 72m và nằm phía bên trái chánh điện. Theo lời kể của một sư thầy bảo tháp này được xây dựng từ trên đỉnh tháp xuống chân tháp, đi ngược lại cách xây dựng thông thường. Khi các nhóm thợ được trụ trì mời đến nhận thầu mọi người đều lắc đầu bảo khó mà làm được nhưng sau cùng cũng có đội ông Sáu - người từng xây dựng nhiều ngôi chùa ở đây dũng cảm nhận thầu.
Đặt bên trong bảo tháp là 4 vị Thiên Thủ Thiên Nhãn cao tới 8 m và ngang 3.5 m được chạm khắc rất tinh tế, tỉ mỉ bằng gỗ Mít. Tầng 1 và các tầng khác là nơi thờ thất Phật và Xá Lợi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bảo tháp với gam màu chủ đạo là đỏ và vàng sặc sỡ, trông rất bắt mắt. Đây là một công trình được nằm trong top công trình kiến trúc cao nhất của thành phố Pleiku.
Từ xa nhìn vào, với nền trời xanh trong bát ngát cùng ánh nắng của mặt trời phản chiếu bảo tháp hiện ra như một biểu tượng cho sự uy nghiêm, tôn kính. Cũng chính nhờ lối kiến trúc độc đáo của bảo tháp mà khiến nhiều du khách cứ ngỡ như mình đang đi lạc vào một trong những ngôi đền của đất nước Mặt trời mọc Nhật Bản.

 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn