Mô tả
1. Giới thiệu đôi nét Chùa Ông - Thất Phủ miếu
1.1 Chùa Ông - Thất Phủ miếu tọa lạc ở đâu?
Vị trí: Số 22, đường Nguyễn Chí Thanh, phường 5, thành phố Vĩnh Long.
Chùa Ông - Thất Phủ miếu là một trong những công trình kiến trúc nổi bật của người Hoa trên mảnh đất Vĩnh Long. Người dân địa phương thường quen gọi là chùa Ông để thuận miệng. Tuy nhiên, tên thật của ngôi chùa lại Chùa Ông - Thất Phủ miếu bởi có 7 phủ của người Hoa đang hiện hữu ở trong ngôi miếu này. Trong đó có thể kể đến như: Ninh Ba, Phước Châu, Chương Châu, Truyền Châu, Quảng Châu, Triều Châu và Quỳnh Châu. Các phủ trên trực thuộc các tỉnh Trực Lệ, Phước Kiến và Quảng Đông của Trung Quốc.
1.2 Một vài lưu ý khi đến tham quan Chùa Ông - Thất Phủ miếu
Với kinh nghiệm của một số bạn trẻ đã từng đến tham quan Chùa Ông - Thất Phủ miếu, các bạn nên lưu lại một vài lưu ý sau đây:
- Chùa Ông - Thất Phủ miếu mở cửa tất cả các ngày trong tuần và giá vé hoàn toàn miễn phí. Do đó, mọi người có thể ghé đến tham quan bất cứ ngày nào trong tuần.
- Bạn nên dâng hương và chiêm bái đúng quy định.
- Không nên xả rác bừa bãi, gây mất trật tự trong lúc dâng hương.
- Các bạn nên mặc quần áo chỉn chu, kín đáo để phù hợp với hoàn cảnh hơn.
- Ngoài ra, chuyến tham quan đến chùa Ông thường kéo dài khoảng 2-3 giờ đồng hồ. Do đó, bạn nên tìm hiểu một vài điểm đến gần đó để hành trình khám phá của mình có thể chủ động hơn.
2. Hướng dẫn phương tiện di chuyển đến Chùa Ông - Thất Phủ miếu
Vĩnh Long là tỉnh thành chưa có sân bay. Do đó, các hãng hàng không vẫn chưa khai thác chuyến bay từ các tỉnh thành đến đây. Nếu bạn muốn đến Vĩnh Long để du lịch và nghỉ ngơi có thể chọn xe máy tự túc hoặc xe khách. Mỗi phương tiện di chuyển đến Vĩnh Long đều giúp tất cả mọi người có được nhiều trải nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn chưa vững tay lái thì không nên đi xe máy tự túc. Mặc dù di chuyển bằng xe máy có thể chủ động được thời gian và chi phí nhưng lại kém an toàn hơn. Do đó, bạn nên cân nhắc để lựa chọn phương tiện phù hợp với chuyến đi của mình.
Chùa Ông - Thất Phủ miếu nằm ở trung tâm thành phố Vĩnh Long nên các bạn có thể dễ dàng tìm thấy địa điểm này bằng Google Maps. Thông thường, vé xe khách đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Vĩnh Long dao động từ 100.000 VNĐ/lượt đến 120.000 VNĐ/lượt. Nếu đi xe khách, bạn sẽ di chuyển mất khoảng 3 giờ đồng hồ.
3. Chùa Ông - Thất Phủ miếu có gì đặc biệt?
3.1 Lịch sử hình thành của Chùa Ông - Thất Phủ miếu
Theo sử sách ghi lại, Chùa Ông - Thất Phủ miếu đã có từ thời Nguyễn. Căn cứ vào các dữ liệu lịch sử, hai vị tướng nhà Minh Mạt tên là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên đã sang Việt Nam lánh nạn. Các quan tướng nhà Nguyễn cho phép người của Dương Ngạn Địch lập hội Thất Phủ, cũng tương tự như các bang cộng đồng hương của người Hoa lúc này.
Vì địa hình tương đối tốt, thuận lợi cả đường bộ và đường thủy cho nên người Hoa đã ưu ái chọn nơi này để đặt làm Hội quán tiếp xúc. Khi đến thời kỳ Pháp thuộc, số lượng người Hoa di cư đến Vĩnh Long để sinh sống ngày càng nhiều. Số người từ Quảng Đông, Triều Châu tách ra lập bang hội riêng nên một số người dân Phúc Kiến bị bỏ rơi đã cùng nhau tái thiết miếu Thất Phủ cũ. Ngôi miếu này được người dân đặt tên mới là "Vĩnh An cung" để trùng tu, gia công Hội quán cho bang của mình.
Do đó, Chùa Ông - Thất Phủ miếu lúc này chỉ thuộc bang của người Trung Hoa Phúc Kiến còn sót lại vào những năm 1872. Công trình kiến trúc Chùa Ông - Thất Phủ miếu được triển khai, xây dựng bởi những người thợ tài hoa từ Phúc Kiến sang thực hiện. Chính vì vậy, ngôi chùa sở hữu vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng của người Hoa thuộc miền Nam Trung Quốc. Bên cạnh đó, công trình Chùa Ông - Thất Phủ miếu cũng có sự góp sức của nhóm nghệ nhân cùng công nhân bản địa ở làng Tân Giai, Tân Nhơn...
3.2 Vẻ đẹp kiến trúc nổi bật của Chùa Ông - Thất Phủ miếu
Ngôi chùa Vĩnh Long này được xây dựng theo kiến trúc kiểu cung đình. Ngôi miếu có 5 cửa cái, trên mỗi vách đều có vẽ hình các vị thần giữ cửa. Theo đó, mặt tiền có 3 khuôn cửa lớn, hai bên vuông góc còn lại khuôn cửa hẹp hơn. Theo quan sát của một số bạn cho biết, hình ảnh trang trí nổi bằng sành, sứ ở khắp nơi mang lại cảm quan thẩm mỹ hài hòa và cân đối.
Mái của Chùa Ông - Thất Phủ miếu được lợp ngói âm dương khí và phong tô kỹ lưỡng. Chân mái được viền loại ngói có tráng men xanh đặc biệt. Bên cạnh đó, những rìa mái được uốn cong, tầng mái gian giữa cao hơn của các bên còn lại tạo nên nét đặc trưng trong nét kiến trúc độc đáo kiểu cung đình. Các bộ phận chịu lực trong miếu chùa Ông như vì, xiên, trính, con kê, con đội... đều được chạm khắc tinh vi, tỉ mỉ tạo nên tính nghệ thuật và độ thẩm mỹ cực kỳ cao. Theo quan sát của khách thập phương khi đến đây cho biết, hầu hết các bộ phận trong ngôi miếu đều được xem như những tác phẩm nghệ thuật và thẩm mỹ độc đáo, ấn tượng, giàu truyền thống cổ truyền Trung Hoa.
Một số bàn thờ tổ tiên mang đặc thù tín ngưỡng dân gian được làm bằng gỗ như: Phật Quan Âm, Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Di Lặc, Hộ pháp Long Thần... được lưu giữ và đem đi triển lãm ở hội chợ các nước thuộc địa tại Pháp vào năm 1922.
Ngoài ra, hàng năm, tại Chùa Ông - Thất Phủ miếu tổ chức lễ hội ngày vía Bà, vía Phước Đức Chánh Thần, Tam Nguyên, Tứ Quý... Do đó, các bạn có thể đến đây chiêm bái, tham quan ngôi miếu vào thời điểm các lễ hội kể trên diễn ra.
Địa danh liên quan
Danh sách khách sạn
Đánh giá của khách hàng
Đánh giá của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.