>
>
>
>
>
Chùa Phúc Lâm Hưng Yên
Chùa Phúc Lâm Hưng Yên

Chùa Phúc Lâm Hưng Yên

Mô tả

Chùa Phúc Lâm Hưng Yên là một địa điểm du lịch tâm linh đầy hấp dẫn, hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn sự thanh tịnh và là một nơi để du khách có thể thư giãn, cầu bình an cho người thân, gia đình. Có một điểm đặc biệt thu hút khách du lịch khi đến đây ở ngôi chùa đó là nơi đây được "dát vàng" đẹp tựa như những ngôi chùa tại xứ chùa vàng Thái Lan. Nơi đây sẽ trở thành một tọa độ sống ảo mới ưa thích của nhiều bạn trẻ khi đến đây.

 

Chùa Phúc Lâm Hưng Yên chỉ cách Hà Nội chưa đầy 1 tiếng đi xe là có thể đến được ngôi chùa xinh đẹp, độc đáo này rồi. Và vì sao nơi đây lại được ví von như một Thái Lan thu nhỏ? Hãy cùng Vigotrip điểm qua một vài thông tin về ngôi chùa này nhé.
 
1. Chùa Phúc Lâm Hưng Yên ở đâu?
Chùa Phúc Lâm Hưng Yên có địa chỉ chính xác tại thôn La Mát, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, hiện chùa đang được xem là địa điểm tâm linh hấp dẫn du khách đặc biệt trong các dịp ngày rằm tháng Giêng với phong cảnh làng quê yên bình cùng vẻ ngoài xinh đẹp, kiều diễm của ngôi chùa.
Chùa Phúc Lâm là ngôi chùa cổ hơn 100 năm tuổi cách Hà Nội khá gần, chỉ khoảng 40km. Với diện mạo “dát vàng” nổi bật giữa những cánh đồng trù phú, Chùa Phúc Lâm mang đến cho du khách thập phương không gian tín ngưỡng trang nghiêm, thanh tịnh.
 
2. Khái quát lịch sử Chùa Phúc Lâm Hưng Yên
Chùa Phúc Lâm được biết đến là ngôi cổ tự có tuổi đời đã hơn 100 năm. Theo Đại đức Thích Tâm Luận, người là trụ trì chùa Phúc Lâm, do thời gian tàn phá, khi thầy về làm trụ trì vào năm 2013 ngôi chùa đã xuống cấp nghiêm trọng. Sau 5 năm trùng tu, xây dựng, chùa Phúc Lâm vốn linh thiêng, hấp dẫn nay lại như được khoác lên mình thêm một tấm áo mới lộng lẫy hơn, uy nghi và tráng lệ hơn.
Tuy không có nhiều ghi chép về lịch sử hình thành của ngôi chùa này, song có thể thấy rằng đây là nơi cầu bình an và tài lộc vô cùng linh thiêng của người dân Hưng Yên, nhất là vào những dịp lễ tết.
 
3. Cách di chuyển đến Chùa Phúc Lâm
Từ trung tâm Hà Nội bạn có thể dễ dàng đến được Chùa Phúc Lâm bằng các phương tiện di chuyển như xe máy, xe khách hoặc xe buýt.
 
Nếu đến Chùa Phúc Lâm bằng xe máy thì có thể đi như sau:
Từ đoạn cầu Chương Dương đến vòng xoay Gia Lâm bạn rẽ phải theo hướng quốc lộ 5. Khi đến ngã tư Phố Nối tiếp tục rẽ phải để đến Cầu Treo. Tại đây bạn rẽ trái vào thị trấn Ân Thi, sau đó tiếp tục đi thẳng rồi rẽ trái ở ngay ngã tư Ân Thi. Từ đây bạn lại tiếp tục đi thẳng thêm 7km nữa là sẽ bắt gặp được Chùa Phúc Lâm.
Đến Chùa Phúc Lâm bằng xe khách:
Bên cạnh phương tiện phổ biến là xe máy thì bạn cũng có thể đến Chùa Phúc Lâm bằng xe khách. Từ bến xe Gia Lâm hoặc Hoàng Vinh bạn sẽ chọn tuyến xe đến ngã ba Ân Thi. Sau khi xuống trạm bạn bắt thêm một chuyến xe ôm, đi thêm vài kilomet nữa là đến Chùa Phúc Lâm. Giá vé xe khách đến Ân Thi giao động tầm 50.000 vnđ/lượt.
 
4. Khám phá nét đặc sắc của Chùa Phúc Lâm
Được mệnh danh là “Thái Lan thu nhỏ” ngay sát Hà Nội, Chùa Phúc Lâm khiến nhiều du khách không khỏi choáng ngợp trước khung cảnh “dát vàng” chói sáng, xinh đẹp nhưng cũng không kém phần linh thiêng và thanh tịnh.
Chùa Phúc Lâm nằm trên vùng đất rộng khoảng 4ha. Được bao bọc xung quanh là khuôn viên rộng rãi trồng nhiều cây xanh, tiểu cảnh và hồ nước. Phía sau là cánh đồng trù phú quanh năm thanh bình của làng quê Bắc Bộ.
Ngôi chùa gây ấn tượng mạnh mẽ với vẻ ngoài được dát vàng vô cùng rực rỡ và bắt mắt. Kết cấu ngôi chùa gồm toà Tiền đường và toà Thượng điện. Chùa có hai tầng, cầu thang dẫn lên tầng hai có đắp hình rộng uốn lượn. Lan can tầng 2 xuất hiện những cánh sen lớn đang nở rộ. Toàn bộ mái chùa được chạm khắc hình rồng cực kỳ sống động và tinh xảo.
Chùa còn có 4 tòa tháp Bồ Tát, mỗi tháp có 6 cột được chạm trổ rất công phu và tỉ mỉ. Các trụ cột có hình phượng được đắp nổi, uốn lượn tạo nên vẻ đẹp ấn tượng. Khuôn viên chùa Phúc Lâm được bố trí bằng nhiều pho tượng Phật lớn đang trong quá trình hoàn thiện. Với lối kiến trúc đặc sắc cùng nghệ thuật trạm trổ tinh xảo và sự xinh đẹp của ngôi chùa, Chùa Phúc Lâm trở thành địa điểm check-in yêu thích của nhiều bạn trẻ Hà Thành.
 
5. Gợi ý một vài điểm đến tuyệt đẹp gần chùa Phúc Lâm
Sau khi chiêm bái, cầu nguyện và check-in tại Chùa Phúc Lâm, bạn có thể tham quan những địa điểm thú vị khác gần chùa như:
5.1 Chùa Nôm
Chùa Nôm có cách Chùa Phúc Lâm tầm 20km. Đặt chân tới Hưng Yên, bạn nhất định không thể bỏ qua ngôi chùa Nôm nổi tiếng lớn nhất nhì Đông Nam Á này. Bởi sở hữu kiến trúc cổ kính, nên ngôi chùa cũng là điểm đến tâm linh yêu thích của dân bản địa. Đồng thời thu hút hàng ngàn du khách từ thập phương đổ về đây để cầu nguyện, thờ cúng.
Nếu muốn tìm một nơi thanh bình để tĩnh tâm sau những bộn bề thì Chùa Nôm chính là điểm đến hoàn hảo dành cho bạn. Chùa Nôm hay còn có tên là Linh Thông Cổ Tự mang vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm nổi bật với lầu chuông và lầu trống quanh năm soi mình dưới mặt hồ trong xanh, yên ả. Nằm ngay giữa hồ là lầu Quan Âm được trạm trổ bằng những đường nét tinh xảo và tỉ mỉ.
Không chỉ sở hữu những đường nét điêu khắc sắc xảo bậc nhất, Chùa Nôm Hưng Yên còn là nơi lưu giữ những bức tượng phật bằng đồng từ khoảng thế kỷ XVII. Ngoài ra còn có hơn 122 pho tượng bằng đất nung mang tính giá trị lịch sử, nghiên cứu cao.
 
5.2 Chùa Chuông
Từ Chùa Phúc Lâm di chuyển đến Chùa Chuông rơi vào tầm 30km. Chùa Chuông Hưng Yên hay còn được gọi với cái tên khác là Chung Kim Tự, là ngôi chùa cổ kính được xây dựng từ thời Lê. Nơi này từng được mệnh danh là “Phố Hiến đệ nhất danh lam”. Chùa Chuông thu hút du khách bởi hệ thống tượng Phật được nung từ đất sét cực kỳ tinh xảo và bắt mắt. Trong đó có thể kể đến là tượng 18 vị La Hán được đặt dọc theo dãy hành lang, Bát bộ Kim Cương và 4 tượng Bồ Tát. Không gian ngôi chùa nhìn từ bên ngoài trông rất mát mẻ, yên bình và thanh tịnh với nhiều cây xanh được trồng dọc 2 bên đường. Lối dẫn vào chùa là những bậc cầu thang bắc qua ao mắt rồng. Dưới ao trồng nhiều hoa súng khi nở rộ trông rất đẹp mắt.
 
5.3 Đền Mẫu
Cách Chùa Phúc Lâm 32km. Đã nhắc tới mảnh đất Phố Hiến nổi tiếng ngàn đời, không thể nào không nhắc tới Đền Mẫu thờ Dương Quý Phi của triều Tống. Sở hữu vẻ đẹp hữu tình với Hồ Bán Nguyệt và nhiều cây đại thụ sum sê, đây là ngôi đền lớn nhất và được xem là linh thiêng nhất Hưng Yên. Với tuổi đời hơn 700 năm tuổi, mỗi năm, Đền Mẫu thu hút hàng ngàn du khách tới dâng hương, vãn cảnh vô cùng náo nhiệt.
Đền Mẫu được xây dựng vào năm 1279 dưới thời vua Trần Nhân Tông. Đền Mẫu Hưng Yên được xây dựng kỳ công với mặt tiền hướng ra hồ bán nguyệt. Ngay trước đền là cây cổ thụ có niên đại vô cùng cổ lên đến 700 năm tuổi. Đây cũng là một trong những điểm nhấn góp phần tăng thêm vẻ cổ kính, u tịch của ngôi đền. Đền Mẫu hiện vẫn đang lưu giữ nhiều cổ vật quý có giá trị liên thành như long sàn, long kỷ và đạo sắc phong từ triều Lê đến triều Nguyễn.
 
5.4 Làng Thủ Sỹ
Làng Thủ Sỹ nằm tại Tiên Lữ, Hưng Yên. Làng Thủ Sỹ là một trong những làng nghề đan đó truyền thống lâu đời nhất Hưng Yên. Với tuổi đời tới 2 thế kỷ, làng mang một vẻ đẹp không bị mai một theo thời gian. Đảm bảo sẽ là một điểm du lịch thú vị, mới lạ khi ghé thăm Hưng Yên.
 
6. Một số lưu ý khi tham quan Chùa Phúc Lâm
Là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Hưng Yên, Chùa Phúc Lâm thu hút một lượng lớn du khách hành hương mỗi năm. Để có chuyến tham quan ý nghĩa và trọn vẹn thì bạn nên tham khảo một số lưu ý sau đây:
- Chùa Phúc Lâm là chốn thờ tự linh thiêng, vậy nên hãy mặc những bộ đồ thể hiện sự tôn trọng, tránh mặc những trang phục lòe loẹt, hở hang. Đồng thời không đùa giỡn, cười nói quá to ảnh hưởng đến vẻ trang nghiêm của ngôi chùa.
- Không nên tùy ý đụng chạm hay di dời vị trí của những pho tượng hay các đồ vật bên trong ngôi chùa.
- Giữ gìn vệ sinh chung, không nên bỏ rác bừa bãi để tránh làm mất vẻ mĩ quan của ngôi chùa.

 

Xem thêm
image