Chùa Tuyên Linh

Xã Minh Đức, Huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre

Chùa Tuyên Linh

Mô tả

Chùa Tuyên Linh là một địa điểm phù hợp ới những ai yêu thích khám phá lịch sử nước nhà, bạn không chỉ được tìm hiểu về Phật giáo mà còn biết thêm nhiều kiến thức về lịch sử. Điểm đáng chú ý ở đây còn là chùa có tượng đức Hộ Pháp bằng đồng cỏ cao khoảng 0,7m. Không chỉ là nơi tham quan, vãn cảnh, đây còn được biết đến như điểm dừng chân gửi gắm những ước nguyện cùng mong cầu bình an, may mắn của bà con xứ dừa nói chung và tín đồ du lịch thập phương. Với bề dày lịch sử đáng nể cùng phong cách kiến trúc đầy ấn tượng, Chùa Tuyên Linh chắc chắn sẽ là nơi mà bạn nhất định không thể bỏ lỡ trong hành trình khám phá của mình.

 

Chùa Tuyên Linh gắn liền với lịch sử chiến tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Chùa cũng sở hữu nhiều công trình kiến trúc Phật giáo rất độc đáo. Chùa gắn liền với các hoạt động cách mạng nên giá trị lịch sử của nó vẫn còn đậm dấu ấn. Đến đây, khách tham quan sẽ phần nào cảm nhận được ngày xưa ông cha ta đã gian lao như thế nào để chúng ta có được ngày hôm nay.
 
1. Hướng dẫn cách di chuyển tới ngôi chùa
Chùa Tuyên Linh có vị trí cách trung tâm Thành phố Bến Tre khoảng 36km, tương đương với 1 tiếng đồng hồ di chuyển. Nơi đây nằm gần nhiều ngôi chùa khác như Linh Quang, Hội Phước... cùng Nhà cổ Huỳnh Phủ, do đó các bạn gần xa khi đến xã Minh Đức thường tham qua một loạt các địa điểm để khám phá trọn vẹn vùng đất này.
Nhìn chung, Chùa Tuyên Linh có cung đường khá dễ đi. Hội xê dịch chỉ cần chạy dọc theo hướng Quốc lộ 60 đến địa phận thị trấn Mỏ Cày rồi từ đây đi thẳng tới Chợ Tân Trung. Sau khi rẽ trái và lái xe thêm chừng 5km, bạn sẽ nhìn thấy chùa nằm cách Sông Hàm Luông không xa.
 
2. Chùa Tuyên Linh Bến Tre có gì đặc sắc?
2.1. Lịch sử hình và phát triển Chùa Tuyên Linh
Chùa Tuyên Linh được xây dựng vào năm 1861 dưới triều Tự Đức thứ 14. Đây là nơi đã mở mang việc thuyết giảng giáo lý cũng như đào tạo môn sinh nhà Phật gần như là đầu tiên tại khu vực miền Tây Nam Bộ.
Vị sư trụ trì thứ 2 của chùa tức hòa thượng Lê Khánh Hòa nhờ vào tài đức và tri thức sâu rộng đã được nhiều tín đồ cùng cư sĩ theo học và tín nhiệm. Ông cũng là người đã sáng lập ra Nam Kỳ Phật học hội và Lưỡng Xuyên Phật học hội quy tụ nhiều cao tăng lúc bấy giờ.
 
2.2. Nét kiến trúc độc đáo của ngôi chùa
Thuở ban đầu, địa điểm tâm linh này được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu đơn sơ như tre, lá giống với nhiều công trình kiến trúc cổ như Nhà thờ Cái Mơn, Chùa Viên Minh... Trải qua nhiều lần tu sửa thì nơi đây sở hữu tổng diện tích lên đến 9000m2 cùng nhiều hạng mục độc đáo.
Có dịp tham quan chùa, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp trước khuôn viên phủ đầy cây xanh rợp bóng mát. Tọa lạc tại vị trí trung tâm là ngôi chính điện được xây dựng khang trang với 4 tầng tháp đắp nổi họa tiết lưỡng long tranh châu làm nóc. Bước vào chính điện, bạn sẽ ấn tượng ngay với cách mà chùa bố trí khu vực thờ. Không bị xen lẫn vào nhau, mỗi vị đức Phật, Bồ Tát đều sẽ được phụng sự ở không gian riêng biệt. Điều này cực kì thuận tiện để bà con Phật tử đến thắp hương và chiêm bái.
 
3. Chùa Tuyên Linh – Nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử dân tộc
Chùa Tuyên Linh đã từng là nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Bác Hồ, nhiều lần ghé lại tá túc. Từ năm 1927 – 1929, cụ Phó bảng mở lớp dạy học, xem mặt bốc thuốc cho nhân dân trong vùng và cùng Hòa thượng Lê Khánh Hòa bàn việc dân, việc nước.
Tên gọi Tiên Linh được nhà sư Lê Khánh Hòa đổi thành Tuyên Linh tự từ năm 1930 theo sự góp ý của cụ Phó bảng. Từ đó chùa được gọi bằng tên mới là chùa Tuyên Linh.
Hòa thượng Lê Khánh Hòa ngoài tụng kinh niệm phật còn luôn động viên các tín đồ Phật giáo tham gia hoạt động cách mạng và kháng chiến. Do tuổi già lại thêm bệnh năng, Hòa thượng Lê Khánh Hòa mất ngày 19/6/1947. Trước lúc viên tịch ông còn để lại lời nhắn cầu mong nước nhà độc lập, chúc sức khỏe Hồ Chủ tịch, sau đó niệm phật rồi tắt thở. Để tỏ lòng tôn kính một vị chân tu yêu nước, giáo hội Phật giáo tăng già và Lục hòa tăng đã cùng các tín đồ tổ chức lễ Trà tỳ (tức lễ thiêu hài cốt đưa tro vào bảo pháp) ở chùa Tuyên Linh.
Trong hai cuộc kháng chiến lớn ở Việt Nam, chùa Tuyên Linh là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng. Trong những năm trước Đồng Khởi, chùa Tuyên Linh là nơi diễn ra phong trào mạnh mẽ. Các cơ quan huyện ủy Mỏ Cày và tỉnh ủy Bến Tre đã từng trú đóng tại chùa Tuyên Linh, được nhân dân và tín đồ Phật giáo bao bọc vượt qua những ngày cách mạng khó khăn nhất. Với những giá trị trên, năm 1994 chùa Tuyên Linh đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Hằng năm vào ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, huyện Mỏ Cày Nam chọn chùa Tuyên Linh làm điểm tổ chức lễ kỷ niệm để tưởng nhớ công ơn người. Song song với hoạt động tượng niệm còn có nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như triển lãm ảnh về Bác Hồ, thể thao, liên hoan văn nghệ, tổ chức các trò chơi dân gian giải trí… Rất nhiều du khách đi du lịch Bến Tre đã ghé thăm chùa để dâng hương tưởng nhớ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh) và các thế hệ cha anh đi trước.
 
4. Khám phá chùa Tuyên Linh
Chùa Tuyên Linh gắn liền với các hoạt động cách mạng tạo nên giá trị lịch sử in đậm dấu ấn trong lòng du khách mỗi khi có dịp ghé thăm. Nếu có cơ hội du lịch miền Tây, du khách hãy dành thời gian để đến và khám phá ngôi chùa này. Đến tham quan, vãn cảnh chùa Tuyên Linh, du khách cảm nhận được sự thanh tịnh trong không gian yên ả, xua tan đi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống. Bên cạnh đó du khách còn được khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống của người dân nơi đây.

 

Xem thêm
image

Đánh giá của khách hàng

0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!

Đánh giá của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.