Chùa Vạn Phước Bến Tre

Chùa Vạn Phước Bến Tre

Mô tả

Chùa Vạn Phước là một trong những ngôi chùa lớn nhất tại tỉnh Bến Tre, nằm ở một địa điểm địa lý khá hiểm trở với chung quanh là rừng cây ngập mặn, thế nhưng ngôi chùa với màu vàng sáng lung linh luôn tỏa sáng như một hòn ngọc vẫn thu hút rất nhiều khách hành hương hàng năm. Nếu có dịp về du lịch Bến Tre - vùng đất xứ dừa đừng quên ghé thăm chùa Vạn Phước Bến Tre tìm về vùng bình an, xanh mát, chiêm bái ngôi chùa tuyệt đẹp và thưởng thức những món chay ngon miệng đẹp mắt ở đây nhé.

 

Chùa Vạn Phước Bến Tre được xem là một trong những ngôi chùa lớn nhất tại tỉnh Bến Tre. Thời gian gần đây, ngôi chùa bề thế và có kiến trúc đẹp mắt này thu hút khá nhiều khách du lịch đến hành hương và tham quan.
 
1. Cách di chuyển đến chùa Vạn Phước Bến Tre
Chùa Vạn Phước nằm tại ấp Bình Chiến, cách thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre khoảng 2km trên đường ra khu du lịch biển Thừa Đức. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng ngôi chùa có sắc vàng rực rỡ, nổi bật cả một vùng đồng bằng duyên hải Bình Đại.
Cách di chuyển đơn giản nhất để đến chùa Vạn Phước Bến Tre: Từ TP. Hồ Chí Minh bạn đi xe khách hoặc xe máy về huyện Bình Đại theo lộ trình: TP Hồ Chí Minh - Bến Tre - Thị Trấn Bình Đại rồi theo đường tỉnh 883 cách trung tâm thị trấn khoảng hơn 6 km là về đến chùa Vạn Phước.
 
2. Khám phá Chùa Vạn Phước Bến Tre
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
So với địa điểm tâm linh lâu đời như Chùa Tuyên Linh, Nhà thờ Cái Mơn... Vạn Phước là một cái tên vẫn còn khá mới. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 2000 trên một mảnh đất rộng khoảng 8ha chỉ toàn cây cỏ dại và đầm lầy. Vị sư trụ trì của Chùa Vạn Phước Bến Tre tức hòa thượng Thích Phước Chỉ nổi tiếng là người thiện tâm và một lòng hướng Phật. Chính vị sư đức độ này đã cưu mang 40 người bệnh tật không nơi nương tựa.
 
2.2. Các hạng mục tại Chùa Vạn Phước Bến Tre
Chùa Vạn Phước Bến Tre gây ấn tượng với vô số hạng mục đặc sắc. Từ chiếc cổng tam quan có cặp rồng vàng 2 bên tả hữu đến khu chánh điện khang trang và hồ súng nằm trong khuôn viên... Tất cả đều cho thấy quy mô lớn cũng như tâm huyết của trụ trì và ban quản lý dành cho ngôi chùa.
Đặc sắc nhất phải kể đến bức tượng Phật Di Lặc cao 12,45m đạt khối lượng lên đến 99 tấn được làm bằng bê tông cốt thép và đặt trong khuôn viên Chùa Vạn Phước. Đây là một trong những công trình nổi bật hàng đầu tại Bến Tre khi có kinh phí ước chừng khoảng 2,27 tỷ. Vẻ đẹp của pho tượng khiến bất cứ ai lần đầu ghé thăm ngôi chùa đều không khỏi choáng ngợp.
Dạo bước khám phá nơi đây, bạn sẽ thấy tâm hồn mình được xoa dịu sau nhiều ngày tháng lo toan vất vả. Còn gì bằng đến đây vãn cảnh, gửi gắm ước nguyện cùng bức tượng Phật bề thế và nghỉ ngơi, thư giãn giữa chốn linh thiêng yên bình bạn nhỉ?
 
3. Chùa Vạn Phước Bến Tre - điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách
Từ lúc chùa Vạn Phước Bến Tre được xây dựng xong đến nay đã có hàng chục ngàn quý Phật tử bốn phương cũng như du khách gần xa hội tụ về quy ngưỡng, chiêm bái các bức tượng Phật cũng như kiền trúc và khuôn viên tuyệt đẹp của chùa. Du khách từ các tỉnh lân cận, nhất là từ TP. Hồ Chí Minh đến hành hương và du lịch tại chùa Vạn Phước Bến Tre khá đông, có đoàn lên đến vài trăm du khách.
Chùa Vạn Phước Bến Tre dưới nắng rực rỡ cùng với ánh vàng của những bức tượng uy nghiêm làm lộng lẫy cả một góc trời phía Đông duyên hải của huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
Hơn 8 ha đất ngày xưa vốn là khu đồng hoang hóa với cỏ dại mọc um tùm và đầm lầy nước nhiễm mặn quanh năm khó canh tác đến hôm nay không ai có thể ngờ đã trở thành một khu vực khang trang rộng lớn dành cho quý Phật tử và du khách bốn phương hội tụ về chiêm bái Phật và tham quan, ngắm cảnh.
Sau buổi hành hương, cầu bình an, tham quan chùa và khuôn viên xung quanh, du khách có thể ngồi nghỉ ngơi trong bóng mát của vườn lan với nhiều giống hoa quý và vườn cây xanh mát trong chùa, sẽ cảm thấy mọi ưu phiền như được buông bỏ. Ngoài ra vào hai buổi trưa và chiều trong ngày, chùa có bữa cơm chay dành tặng du khách đã không ngại nắng gắt hay mưa dầm đến tham quan tại ngôi chùa nổi tiếng này. Buổi cơm chay được các Phật tử đóng góp nguyên liệu tươi ngon từ những sản vật địa phương thấm đượm tình người miền Tây như các loại nấm, rau củ, đậu hủ, nước dừa,... Bất kỳ du khách nào từng dùng thử cơm chay ở chùa đều cảm thấy vô cùng ngon miệng đấy ạ.

 

Xem thêm
image