Chùa Vặt Hồng Mộc Châu
Xã Đông Sang, Mộc Châu, Sơn La
Mô tả
Chùa Vặt Hồng là một trong những địa điểm du lịch tâm linh của Mộc Châu. Khi đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những pho tượng với nhiều kích thước khác nhau. Và ngoài ra du khách khi đến đây sẽ có dịp xem những lễ hội của chùa.
Chùa Vặt Hồng Mộc Châu thuộc bản Vặt, xã Mường Sang là một di tích đặc biệt đã tồn tại hơn 100 năm nay.
1. Vài nét về chùa Vặt Hồng
Chùa Vặt Hồng xã Mường Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La) được xây dựng vào thế kỷ XIII, thời kỳ Phật giáo Việt Nam phát triển hưng thịnh trong cả nước. Chùa có chiều rộng 11,8m, chiều dài 12,7m. Có một hồ nước trồng thả hoa sen, do vậy người dân địa phương gọi là “Noong Bua”, nghĩa là ao sen. Trong chùa có 1 pho tượng lớn, 8 pho tượng vừa, 50 pho tượng nhỏ đều đúc bằng đồng, ngoài ra còn 2 pho tượng bằng thiếc và 1 pho tượng nhỏ bằng ngà voi.
Ngày xưa tại chùa Vặt Hồng là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng bản Mường của người dân. Đặc biệt chùa thường tổ chức lễ hội, một năm hai lần, vào tháng 3-4 là lễ hội Xin Nước và vào tháng 5-6 là lễ hội Tắm Tượng. Những lễ hội này gắn liền với tín ngưỡng cầu mưa, cầu may của cư dân sản xuất nông nghiệp. Thời điểm đó, chùa Vặt Hồng trở thành công trình kiến trúc quan trọng đối với các dân tộc Tây Bắc và được coi là biểu tượng của sự thịnh trị của xứ Thái. Phật giáo đã thấm đẫm tới từng bà con dân bản nơi đây. Chẳng thế mà những gì thuộc về ngôi chùa đều được bà con bảo vệ và giữ như vật thiêng.
Trải qua bao thăng trầm, đặc biệt là trong những năm kháng chiến chống Pháp, ngôi chùa cổ này cũng không tránh khỏi sự phá hoại của binh lửa điêu tàn. Rồi thời kỳ chiến tranh phá hoạt của đế quốc Mỹ (1965-1972) ngôi chùa bị bom đạn tàn phá nghiêm trọng chỉ còn là phế tích cho đến ngày nay.
2. Kiến trúc và những giá trị lịch sử của chùa Vặt Hồng
Chùa Chiền Viện được xây dựng với lối kiến trúc đặc biệt cùng các di vật, cổ vật thể hiện mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân vùng Châu Mộc và các bộ tộc Bắc Lào thời bấy giờ, đây là trung tâm phật giáo của cả Tây Bắc Việt Nam ngày xưa. Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân trong vùng phải sơ tán vào rừng, sư trụ trì, tăng ni, phật tử của chùa li tán nhiều nơi. Sau ngày giải phóng Mộc Châu 20/11/1952 đến năm 2005 chùa như bỏ hoang đổ nát. Đến năm 2008, nhân dân bản Vặt khôi phục lại lễ của chùa cầu an cho bản Mường. Năm 2010 chùa Vặt Hồng được ghi vào danh sách 100 ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được Giáo sư nhà sử học Lê Văn Lan thẩm định tính giá trị lịch sử của chùa. Hiện nay chỉ còn 1 nền chùa khoảng 100m2, các trụ cột và mảng tường xây bằng đá, vòm cửa, 2 bệ thờ, một tấm bia đá, mộ của nhà sư từng trụ trì và một số hiện vật (tượng phật). Theo sử sách ghi chép trước đây trong chùa có hàng trăm pho tượng, do điều kiện không thể đặt Tượng tại chùa nên ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu đã quyết định chuyển số pho tượng đến Bảo tàng tỉnh Sơn La và còn lưu giữ được 12 pho tượng. Ngày 27/02/2013 Di tích lịch sử văn hóa Chùa Chiền Viện (Chùa Vặt Hồng) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ra quyết định số 353/QĐ-UBND công nhận là di tích lịch sử văn hóa - danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Năm 2016, UBND huyện vận động nhân dân và các phật tử công đức làm nhà bao che để bảo vệ di tích, bảo tồn nguyên trạng giá trị lịch sử các hiện vật còn lại, mở rộng tường bao và khuôn viên của chùa để phục vụ quý khách và phật tử thập phương.
Cùng với một số công trình kiến trúc phật giảo còn lại trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc chùa Vặt Hồng là một di tích lịch sử, văn hóa thuộc dòng Phật giáo Tiểu Thừa, minh chứng cho một thời kỳ phát triển hưng thịnh của văn hóa Phật giáo khu vực Châu Á và Đông Nam Á. Năm 2010 chùa Vặt Hồng được ghi vào danh sách 100 ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được Giáo sư nhà sử học Lê Văn Lan thẩm định tính giá trị lịch sử của chùa. Hiện nay chùa Vặt Hồng chỉ còn 1 nền chùa khoảng 100m2, các trụ cột và mảng tường xây bằng đá, vòm cửa, 2 bệ thờ, một tấm bia đá, mộ của nhà sư từng trụ trì và một số hiện vật (tượng phật).
Địa danh liên quan
Danh sách khách sạn
Đánh giá của khách hàng
0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!
Đánh giá của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.