>
>
>
Chùa Xiêm Cán

Chùa Xiêm Cán

Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán

Mô tả

Chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ. Chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang. Ngày nay, người ta có thể cảm nhận được một sắc thái văn hóa đang phồn thịnh và rất đặc trưng của người Khmer đang từng ngày được giữ gìn, phát huy nhằm làm đẹp, phong phú và đa dạng hơn cho văn hóa Việt Nam. Du khách sẽ ngỡ ngàng trước một khuôn viên chùa bao la rộng lớn, một không gian yên tĩnh, bầu trời trong xanh, nắng vàng soi qua kẽ lá, tiếng chim hót văng vẳng từ xa, không khí trong lành… khiến tâm hồn du khách cảm thấy thư thái lạ thường.

 

Chùa Xiêm Cán là một quần thể kiến trúc gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp đựng hài cốt, am… mang kiến trúc Angkor Khmer truyền thống, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang, các mảng phù điêu, màu sắc hoa văn, đường nét chạm trổ cong lượn thể hiện đầy đủ, đậm nét đặc trưng cho một di tích văn hóa của dân tộc khmer.
 
1. Chùa Xiêm Cán ở đâu?
Chùa Xiêm Cán tọa lạc tại TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) được xem là ngôi chùa cổ kính và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở miền Tây. Với những đường nét hoa văn tinh xảo, kiến trúc độc đáo, chùa có tuổi đời hơn một thế kỷ vẫn uy nghi tồn tại đón khách tham quan, và tín đồ tới chiêm bái.
Chùa cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng chừng 7km về hướng Đông tại ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Thạnh Đông. Đây là một tuyến đường kết nối nhiều điểm đến nổi tiếng như Vườn chim Bạc Liêu, nhà Công tử Bạc Liêu. Từ trung tâm, bạn đi thẳng theo hướng đến Khu vui chơi Nhà Mát. Từ đây, bạn rẽ trái vào đường DT31 và chạy thẳng là đến chùa Xiêm Cán. Từ vị trí của chùa, du khách có thể tiếp tục đi thẳng để khám phá các điểm đến nổi tiếng ở vùng đất này như vườn nhãn cổ, cánh đồng điện gió,…
 
2. Nét kiến trúc độc đáo chùa ngôi chùa Khmer hơn 100 tuổi
Xiêm Cán là ngôi chùa Khmer tọa lạc tại xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu), được xây dựng vào năm 1887, có diện tích khoảng 5ha.
Thuở ban sơ chùa Xiêm Cán có tên tiếng Khmer là Komphisako, thể hiện sự uyên bác và sâu xa của trí tuệ phật pháp. Cái tên Xiêm Cán của chùa xuất phát từ tiếng Tiều (tiếng của người gốc Triều Châu, Trung Quốc, hiện đang sinh sống nhiều ở Bạc Liêu) có nghĩa là "giáp nước" bởi địa hình vùng đất này trước đây bên cạnh bãi bồi ven biển.
Thượng tọa Dương Quân hiện đang là trụ trì chùa Xiêm Cán lý giải thêm: "Ngày trước vùng này còn hoang sơ, cây cối rừng rậm rất nhiều, đường xá không có được như bây giờ, chỉ đi bằng xuống từ kênh Bạc Liêu. Từ bên ngoài đi vào phải mười mấy km. Người dân vào đây để lập nghiệp được khoảng mấy chục gia đình nên mới có nhu cầu thành lập chùa.
Do đường xá khó khăn, vùng này lại giáp biển nên trụ trì đầu tiên đặt tên chùa bằng tiếng Khmer có nghĩa là Sông Sâu. Sau đó, người Hoa đến làm ăn ở đây, dịch ra tiếng người Hoa tên chùa là Xiêm Cán nên từ đó gọi là chùa Xiêm Cán".
Tồn tại cùng thời gian với hơn 134 năm đầy thăng trầm, ngôi chùa đã trải nhiều đời trụ trì và một vài lần trùng tu, sửa chữa. Mỗi đời trụ trì khi lên kế thừa đều dốc sức tôn tạo, gìn giữ và mở rộng để ngôi chùa hoàn hảo như ngày nay.
Đây là một nét đẹp trong văn hóa, tín ngưỡng tâm linh Phật giáo theo hệ phái Nam tông. Có thể chùa Xiêm Cán không phải là ngôi lâu đời nhất, cũng chưa phải là chùa Khmer lớn nhất ở miền Tây, nhưng về vẻ đẹp và quy mô, ngôi chùa này luôn là điểm đến được yêu thích bậc nhất.
Về màu sắc, chùa Xiêm Cán ở Bạc Liêu có gam màu tương tự như những ngôi chùa Khmer khác. Đó là sắc vàng đậm rực rỡ, pha thêm gam màu đỏ cam để tạo điểm nhất.
Quần thể kiến trúc chùa Xiêm Cán gồm nhiều hạng mục quay mặt về hướng Đông, được xây dựng theo trường phái Phật giáo Nam Tông đặc trưng nhưng mang đậm dấu ấn kiến trúc Angkor-Campuchia.
Nổi bật nhất chính là Chính điện của chùa. Tòa chính điện được xây theo dạng hình chữ nhật có chiều rộng 18m, chiều dài 36m, mặt chính quay về hướng Đông. Lối vào chánh điện với 18 bậc thang để đi lên, phía trên là tượng Phật Thích Ca.
Trên vách, trần, cột của chính điện đều được trang trí phù điêu bích họa cầu kỳ, công phu, nhiều màu sắc. Nổi bật các bích họa cỡ lớn kể về cuộc đời đức Phật từ lúc mới sinh ra, cho đến quá trình tu hành đạt thành chánh quả.
Tọa lạc trên nền gạch cao 1,5m Vẻ đẹp bên trong chính điện mang một màu sắc rực rỡ, nổi bật và trang nghiêm, với 100 cây cột bê tông tròn tạo sự vững chắc cho tòa nhà.
Phần góc mái của mỗi đỉnh đều được đắp khúc đuôi rắn dài, uốn cong, mềm mại và được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo bởi rất nhiều hoa văn…là một tuyệt tác khiến nhiều người mê đắm.
 
3. Lễ hội độc đáo tại chùa
Lễ dâng Y Kathina là một trong những lễ lớn và quan trọng nhất của phái Phật giáo Nam tông. Lễ hội còn có tên gọi là lễ Dâng bông hay lễ Dâng y cà sa. Đây là Lễ duy nhất của Phật giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế.Hàng năm. Thời gian từ 15/9- 15/10 âm lịch, bà con người Khmer Nam Bộ lại rộn ràng tổ chức lễ Kathina.
Lễ hội sôi động, cuốn hút bởi điệu múa truyền thống của những cô gái Khmer uyển chuyển, duyên dáng. Không gian càng trở nên lung linh, sinh động bởi nghi thức dâng đèn. Bốn đoàn Phật tử lần lượt rước đèn nhộn nhịp cả một vùng xóm ấp. Những dây pháo sáng rực rỡ bao quanh càng tôn vinh vẻ đẹp linh thiêng cho hình ảnh Đức Phật.
Buổi lễ tiếp tục với sáng ngày hôm sau trong ngôi Sala trang nghiêm. Chư Tôn đức thọ thực và ngân vang bài kinh chúc phúc an lành và cầu siêu trong niềm hoan hỷ. Kế đến, quý Phật tử cùng gia đình thí chủ phát tâm đội Y nhiễu Phật quanh Chánh điện ba vòng và cùng chư Tăng tiến hành nghi thức giao Y và thọ Y bên trong ngôi Chánh điện. Các vị Sư đồng hòa tụng kinh hồi hướng công đức đến quý Phật tử, buổi lễ thành tựu viên mãn.
 
 

 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn