Đền Cô Chín Thanh Hóa
Thanh Hóa
Mô tả
Đền Cô Chín Thanh Hóa là một địa điểm tâm linh vô cùng nổi tiếng mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến với xứ Thanh. Ngôi đền nổi tiếng với sự linh thiêng, cầu được ước thấy nên rất nhiều du khách đã đến đây cầu nguyện, chiêm bái và vãng cảnh, tìm cho mình một không gian thanh tịnh, yên bình để tạm quên những muộn phiền, âu lo.
1. Địa chỉ đền Cô Chín Thanh Hóa ở đâu?
Bản đồ du lịch Thanh Hóa nổi tiếng với nhiều địa điểm như: cầu Hàm Rồng, động Tiên Sơn, thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng,… Bên cạnh đó, đền Cô Chín Thanh Hóa cũng là một trong những điểm du lịch tâm linh đáng trải nghiệm ở mảnh đất này.
Địa chỉ đền Cô Chín ở Thanh Hóa cụ thể nằm trên đường Trần Hưng Đạo, thuộc địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Địa chỉ này cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 130km. Giao thông thuận lợi nên mỗi năm, ngôi đền này đón một lượt du khách rất lớn đến tham quan và chiêm bái.
2. Hướng dẫn đường đi đền Cô Chín Thanh Hóa
Với nhiều kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa được chia sẻ thì xe đi đền Cô Chín Thanh Hóa khá nhiều. Du khách có thể lựa chọn cho mình các phương tiện khác nhau, tùy vào nhu cầu và mức chi phí của mình. Cụ thể, tuyến đường đi như sau:
- Ô tô: Từ Hà Nội, đi theo hướng cao tốc Hà Nội – Ninh Bình, sau đó lái theo đường quốc lộ 1A. Di chuyển qua thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) là có thể đến với thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hóa.
- Xe máy: Để biết đền Sòng Cô Chín Thanh Hóa ở đâu? Bạn có thể xách balo lên và di chuyển đến thị xã Bỉm Sơn bằng xe máy. Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể đi theo đường Giải Phóng ra hướng quốc lộ 1 cũ. Sau đó đi qua địa phận Hà Nam, Ninh Bình là có thể đến với mảnh đất xứ Thanh.
3. Sự tích đền Cô Chín Thanh Hóa
Đền Cô Chín hay còn có tên gọi khác là đền Cô Chín Giếng Thanh Hóa. Ngôi đền này là nơi thờ tự người con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng đế - tức là Cửu Thiên Huyền Nữ. Ngôi đền được xây dựng từ những năm cuối thế kỉ XVIII và được tu sửa năm 1939.
Sự tích đền Cô Chín Giếng ở Thanh hóa được kể lại như sau: Trong cuộc chiến giữa chúa Liễu Hạnh và Tiền Quân Thánh, Liễu Hạnh gặp nạn, sau đó biến thành một con rồng ẩn tại nơi ở của Cửu Thiên Công Chúa. Vì vậy sau này mới xuất hiện 9 cái giếng thiêng.
Công Chúa đã hóa phép để cứu giúp nên Liễu Hạnh thoát khỏi vòng vây của Tiền Quân Thánh. Sau đó, hai người kết nghĩa chị em. Vì muốn ghi nhớ công ơn của Cửu Thiên Huyền Nữ, người dân đã lập ngôi đền này ngay cạnh 9 cái giếng thiêng. Sau này, nhiều lễ hội Thanh Hóa nổi tiếng cũng được tổ chức tại đền Cô Chín.
Năm 1993, đền được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Cho đến năm 2004, ngôi đền tiếp tục được trùng tu, tôn tạo lại.
4. Kinh nghiệm đi đền Cô Chín ở Thanh Hóa
4.1. Lễ hội đền Cô Chín Thanh Hóa tháng mấy?
Đền Sòng Cô Chín ở Thanh Hóa nổi tiếng là ngôi đền linh thiêng, mỗi năm, ngôi đền đón tiếp một lượng lớn khách du lịch và người dân địa phương đến dâng lễ. Nếu có dịp ghé thăm ngôi chùa này vào ngày 26/2 âm lịch, bạn sẽ được hòa chung không khí của các lễ hội truyền thống địa phương. Bên cạnh đó, vào khoảng 9/9 âm lịch là thời gian chính hội tại đền Cô Chín.
4.2. Sắm lễ đi đền Cô Chín Thanh Hóa gồm những gì?
Đền Cô Chín Bỉm Sơn Thanh Hóa là địa điểm lý tưởng để cầu tài lộc, bình an và những thuận lợi trong làm ăn kinh doanh. Xung quanh ngôi đền này có rất nhiều điểm bán vật lễ tế phong phú.
Vật lễ đi chùa thường tùy tâm, đôi khi là thẻ hương, bông hoa, tiền âm phủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị mâm vàng mã, cành vàng bạc khác nhau. Đến với ngôi đền này, chỉ cần thắp hương và thành tâm cầu nguyện để được Cô ban phát lộc, cầu cho một năm khỏe mạnh, tiền tài.
4.3. Đi đền Cô Chín Thanh Hóa cầu gì?
Đền thờ Cô Chín Thanh Hóa nổi tiếng linh thiêng bởi theo sự tích, Cô Chín là vị tiên có nhiều quyền phép. Không chỉ vậy, Cô còn là người có lòng bao dung, vị tha, luôn giúp đỡ dân lành. Vì thế, khi đến đây, bạn có thể cầu nguyện sức khỏe, bình an cho gia đình, cầu cho công việc thuận buồm xuôi gió.
5. Lưu ý khi hành hương đền Sòng Cô Chín Thanh Hóa
Là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, vì vậy, khi hành hương đến đây, bạn cũng cần lưu ý một vài thông tin như sau:
- Khi tự dâng lễ, bạn nên khấn trước ở bàn thờ bên ngoài. Đây là hình thức xin phép các vị quan cai quản tại đền. Sau đó mới tiến hành dâng lễ ở bên trong và đọc văn khấn.
- Nếu đến đền mà chưa kịp chuẩn bị đồ lễ, bạn có thể tham khảo các gian hàng đối diện đền. Tại đây, họ không chỉ bày bán nhiều đồ lễ mà còn viết sớ cho bạn.
- Đi nhẹ, nói khẽ, nên lựa chọn trang phục đi lễ phù hợp.
- Trả lại đầy đủ đồ dùng sau khi lễ xong.
Địa danh liên quan
Danh sách khách sạn
Đánh giá của khách hàng
0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!
Đánh giá của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.