Đền Cờn Nghệ An

Đền Cờn Nghệ An

Mô tả

Đền Cờn Nghệ An không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn có cảnh quan thanh tịnh, sơn thủy hữu tình. Nơi đây gắn liền sự tích kỳ bí về Tứ vị Thánh Nương nhà Nam Tống thu hút sự tò mò của rất nhiều du khách.

 

Đền Cờn (tên tiếng Anh là Temple Chin Child) còn có tên gọi khác là đền Mẫu Cờn Nghệ An nằm trên gò Diệc, gần với cửa biển Lạch Cờn của làng Phương Cần, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất trong các đền chùa ở Nghệ An, năm 1993 đền Cờn được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Đền Cờn được xây dựng từ thời nhà Trần, là nơi thờ tự Tứ vị Thánh Nương. Tứ vị Thánh Nương bao gồm: Thái hậu Dương Nguyệt Quả, bà nhũ mẫu và hai nàng công chúa. Hai vị công chúa có tên là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương.

Đền Cờn nằm ở vị trí sơn thủy hữu tình với lưng tựa núi, mặt hướng biển, thế đứng giống chim phượng hoàng uy nghi lẫm liệt. Đền được phát triển quy mô từ thời Lê và trùng tu nhiều lần ở thời Nguyễn. Do đó, đền Cờn mang đậm phong cách kiến trúc cuối thời Lê - đầu thời Nguyễn. 

Trải qua bao thăng trầm và biến cố, ngày nay đền Cờn còn lại Chính điện, Trung điện, Hạ điện, tòa Nghi môn và tòa Ca vũ. Mỗi không gian thờ tự đều hội tụ những nét đặc sắc trong nghệ thuật chạm khắc và tạo hình của người xưa.

Từ cổng đền, du khách bước qua 10 bậc đá sẽ đến tòa Nghi môn có hình chữ Công bề thế gồm 2 tầng, 8 mái. Phía sau tòa Nghi môn là Chính điện rồi đến Trung điện và Hạ điện. Tòa ca vũ có 3 gian chính, 2 gian phụ, không gian rộng rãi và được trang trí theo nhiều chủ đề đặc sắc.

Đến đền Cờn, ngoài việc được chiêm ngưỡng kiến trúc đặc sắc, vãn cảnh, dâng hương thì du khách còn được tham gia các hoạt động lễ hội sôi động. Lễ hội đền Cờn Quỳnh Lưu diễn ra từ ngày 19 - 21 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm có 2 phần chính.

Lễ hội Đền Cờn là một trong những lễ hội cổ kính nhất xứ Nghệ, diễn ra từ ngày 15/1 đến 21/1 âm lịch hằng năm. Trước kia, lễ hội kéo dài suốt một tháng, bắt đầu từ tháng Chạp năm trước và kết thúc vào tháng Giêng năm sau. Từ ngày 15 đến 21 tháng Giêng được coi là giai đoạn chính của lễ hội và lễ tập trung vào ngày 20 và 21 tháng Giêng.

Lễ hội Đền Cờn không chỉ là cơ hội để chiêm bái và cầu an, mà còn là dịp tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống và các trò chơi dân gian đầy sôi động. Các hoạt động như chạy ói, diễn trận thủy chiến giả gắn với truyền thuyết xây đền, đu tiên, đấu vật, đánh cờ người, đua thuyền rồng, hát tuồng, chèo, chầu văn và nhiều trò chơi khác tạo nên một không khí phấn khích đón chào mùa xuân, đem lại nhiều niềm vui cho du khách.

Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn