Mô tả
Khám phá đền Đuổm ngàn năm lịch sử
Là một ngôi đền có lịch sử lâu đời, đền Đuổm được xây dựng từ thế kỷ XII, năm 1180 vài thời vua Lý Cao Tông. Đền nằm dưới chân núi Đuổm, là một dải núi đá uy nghiêm sừng sững, thành núi dựng đứng nhấp nhô gồm 6 ngọn, hội tụ đủ 4 yếu tố: Tiền Chu tước, hậu Huyền Vũ, tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, được coi là ngọn núi lạ nổi lên giữa dải đất bằng phẳng đồng lúa Động Đạt.
Với lịch sử cũng như yếu tố tâm linh độc đáo, đền Đuổm là một danh thắng nổi tiếng của vùng đất Thái Nguyên. Nơi đây thu hút nhiều khách tham quan không chỉ trong những dịp lễ hội mà còn có cả ngày thường.
Năm 1993, di tích đền Đuổm đã được xếp hạng Di tích Quốc gia, đồng thời vào năm 2017 lễ hội đền Đuổm cũng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đền Đuổm thờ ai?
Đền Đuổm thờ một thủ lính người Tày tên Dương Tự Minh. Theo sử sách ghi chép, ông Dương Tự Minh làm quan dưới thời nhà Lý, ông cai quản vùng đất Phú Lương (ngày nay là các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn). Ông là một danh tướng với nhiều công lao trong việc giành lại ruộng đất từ giặc Tống và bảo vệ tổ quốc.
Tương truyền, ông đã góp công lớn trong việc giữ mối đoàn kết của dân tộc, khai khẩn đất hoang. Nhờ đó, nhà Lý đã phong sắc ông làm “Uy viễn đôn Cao Sơn quảng độ chi thần”. Về sau, ông còn được vua Lý Nhân Tông đích thân gả công chúa Diên Bình. Đến năm 1144, vua Lý Anh Tông lại gả công chúa Thiều Dung cho ông.
Theo ước tính, ông sống vào cuối thế kỷ 11 và đầu thế kỷ 12. Với những công lao to lớn mà ông đã đóng góp, nhân dân địa phương lập đền thờ ông ở chân núi Đuổm. Và đó là sự ra đời của đền Đuổm ngày nay.
Những nét đặc sắc của đền Đuổm
Kiến trúc cổ kính độc đáo
Dù được xây dựng từ thế kỷ XII, trải qua trăm năm tồn tại và nhiều lần trùng tu, nhưng đền Đuổm vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, cổ kính và uy nghiêm.
Đền Đuổm được xây dựng theo kiểu tam cấp truyền thống bao gồm đền Hạ, đền Trung và đền Thượng theo thứ tự từ thấp đến cao dọc sườn núi. Mỗi ngôi đền trong quần thể đền Đuổm sẽ thờ một người.
Khu vực đền Hạ thờ 2 vị công chúa Diên Bình và Thiều Dung, đền Trung thờ ông Dương Tự Minh và đền Thượng là nơi thờ thân mẫu của ông. Tổng thể công trình đền Đuổm không quá lớn song lại gây ấn tượng mạnh mẽ với kiến trúc độc đáo, trang nghiêm.
Lễ hội đền Đuổm Thái Nguyên
Một số lễ hội của đền Đuổm bao gồm: mùng 6 tháng Giêng âm lịch - ngày sinh đản của Thánh; ngày 24 tháng 4 âm lịch - lễ hạ điền; mùng 7 tháng Bảy âm lịch - lễ thượng điền; 14 tháng Chạp - lễ tất niên. Trong đó, lớn nhất là lễ hội được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm, bởi tương truyền đây là ngày sinh của đức thánh Dương Tự Minh.
Nếu có dịp du lịch Thái Nguyên, đặc biệt là vào tháng Giêng, bạn có thể tham gia lễ hội đền Đuổm vào ngày mùng 6 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm người dân trong vùng tổ chức lễ hội với nhiều nghi lễ long trọng như: rước đuốc, rước nước, dựng cây Nêu của người Tày,... Ngoài ra còn có một số lễ như Mộc Dục, Gia Quan, Rước lễ vật vào Đền, Đại Tế lễ.
Trước một ngày, tức mùng 5 âm lịch, người dân đã tập hợp trước sân đền Đuổm để chuẩn bị cho các nghi thức quan trọng. Mục đích của lễ hội đó là cầu bình an, may mắn và mưa thuận gió hòa, đồng thời cũng bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với danh tiếng Dương Tự Minh. Cẩm nang du lịch mách bạn nên đến đây vào mùng 5 sẽ có nhiều hoạt động thú vị hơn.
Ngày nay, Đền Đuổm, đền tại Thái Nguyên không chỉ là quần thể di tích lịch sử ở Thái Nguyên, văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, có kiến trúc đẹp và uy nghiêm, mà còn là điểm sáng du lịch, danh lam thắng cảnh ở Thái Nguyên nổi tiếng của nói riêng và cả nước nói chung. Hàng năm, Đền Đuổm thu hút hàng triệu lượt khách thập phương về thăm quan, chiêm bái, cũng như tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp, cùng những giá trị văn hóa truyền thống, tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc, giàu đức độ và tài năng, đức thánh Đuổm - Dương Tự Minh
Đánh giá của khách hàng
Đánh giá của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.