Đền Ngọc Sơn

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Đền Ngọc Sơn

Mô tả

Đền Ngọc Sơn là địa điểm mà bạn không thể bỏ qua khi đến với Hà Nội. Nơi đây thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái biểu tượng văn hóa tâm linh vô cùng nổi tiếng của Thủ đô. Ngôi đền sở hữu vẻ trầm mặc, hoài niệm giữa phố thị phồn hoa, mang đến cảm giác hoài niệm, dịu dàng, lãng mạn đậm chất Hà Nội.

 

1. Đền Ngọc Sơn thờ ai? Lịch sử đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn thuộc cụm di tích Hồ Hoàn Kiếm, là ngôi đền thờ vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và thần chủ quản công danh Văn Xương Đế Quân. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi thờ Phật, ban Công Đồng,... Qua việc thờ cúng cùng với phong cách kiến trúc, hệ thống câu đối, hoành phi và cách bài trí của đền Ngọc Sơn đã thể hiện rõ nét quan niệm Tam giáo đồng nguyên (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo) của người dân Việt Nam khi xưa.
 
Quá trình hình thành đền Ngọc Sơn:
 
  • Khởi nguyên, vào thời điểm vua Lý Thái Tổ dời kinh đô ra Thăng Long đã đặt tên cho ngôi đền là Ngọc Tượng, cho tới đời Trần đổi thành Ngọc Sơn, là nơi thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh khi chiến đấu chống quân Nguyên - Mông bảo vệ Tổ quốc. Ít lâu sau, ngôi đền sụp đổ.
  • Ở triều vua Vĩnh Hựu đời nhà Lê, chúa Trịnh Giang đã cho xây dựng cung Khánh Thụy, đồng thời đắp hai quả núi đất nằm trên bờ phía Đông, đối diện với Đền Ngọc Sơn.
  • Cuối đời nhà Lê, Cung Khánh Thụy bị phá hủy một phần và được người dân làng Tả Khánh phục dựng lại, gọi tên là đền Khánh Thụy nằm hướng ra đền Ngọc Sơn.
  • Sau một thời gian, nhà từ thiện có tên Tín Trai đã dựng nên chùa Ngọc Sơn tại vị trí của cung Khánh Thụy trước đây. Tiếp đó, ngôi chùa lại được nhượng cho một hội từ thiện khác, đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội đã quyết định bỏ gác chuông, tu sửa lại các gian điện chính, phòng ốc và đặt tượng Văn Xương Đế Quân tại đây, lấy tên là đền Ngọc Sơn.
 
2. Đền Ngọc Sơn ở đâu? Cách di chuyển & giá vé
Đền Ngọc Sơn tọa lạc ở phía Đông Bắc trên Đảo Ngọc của Hồ Hoàn Kiếm, kết hợp với Tháp Rùa ở phía Nam đã tạo nên một quần thể di tích văn hóa - lịch sử nổi bật giữa cảnh sắc thiên nhiên xanh mát, thanh bình, hấp dẫn khách tham quan.
 
Giá vé tham quan:
  • Người lớn: 30.000 VNĐ/ người.
  • Trẻ em: miễn phí.
 
Để đến Đền Ngọc Sơn, có 3 phương tiện cho bạn lựa chọn là xe máy, ô tô và xe buýt, cụ thể:
Xe buýt
Vì đền Ngọc Sơn nằm ở khu vực trung tâm Hà Nội nên việc di chuyển rất dễ dàng. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì có thể bắt xe buýt đi đến đây, với 4 tuyến xe:
 
  • Tuyến 08: đi từ bến Long Biên.
  • Tuyến 14: đi từ Cổ Nhuế.
  • Tuyến 31: đi từ Đại học Bách Khoa.
  • Tuyến 36: đi từ điểm trung chuyển Long Biên.
 
Xe máy, ô tô cá nhân
Xe máy và ô tô cũng là phương tiện được nhiều du khách lựa chọn. 3 lộ trình di chuyển tới Đền Ngọc Sơn dành cho xe máy, ô tô:
 
  • Tuyến đường 1: Giảng Võ → Nguyễn Thái Học → Hai Bà Trưng → Đinh Tiên Hoàng.
  • Tuyến đường 2: Đại Cồ Việt → Phố Huế → Đinh Tiên Hoàng.
  • Tuyến đường 3: Khâm Thiên → Trần Hưng Đạo → Hàng Bài → Đinh Tiên Hoàng.
 
Lưu ý: phố đi bộ Hà Nội sẽ diễn ra trong 2 ngày cuối tuần nên các phương tiện sẽ không được đi lại trong khu vực này. Do đó, nếu bạn có dự định đi tham quan đền Ngọc Sơn vào khoảng thời gian này thì cần sắp xếp sao cho hợp lý.
 
3. Di tích đền Ngọc Sơn Hà Nội có gì?
Du lịch Đền Ngọc Sơn có gì thú vị để bạn khám phá? Dưới đây là các địa danh hấp dẫn mà bạn nên ghé thăm khi tới ngôi đền này.
 
3.1. Công trình Tháp Bút - Đài Nghiên
Dừng chân ở cửa đền Ngọc Sơn, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh một ngọn tháp cao 5 tầng được làm bằng đá có hình dáng vô cùng ấn tượng, đó chính là Tháp Bút. Tháp được xây dựng vào năm 1865, nằm trên núi Ngọc Bội. Trên tháp Bút có khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên”, được hiểu là “Viết lên trời xanh”, mang hàm ý khẳng định ý chí của tầng lớp tri thức, đặt tầm vóc của mình sánh ngang đất trời.
Dưới chân Tháp Bút là một nghiên mực hình quả đào được cắt đôi theo chiều dọc, gọi là Đài Nghiên. Tấm nghiên được ba con thiềm thừ nâng đỡ, trên thân nghiên khắc một bài thơ của nho sĩ Nguyễn Văn Siêu.
Vào lúc mặt trời ngay trên đỉnh đầu, hình ảnh Tháp Bút in bóng xuống lòng Đài Nghiên tạo nên khoảnh khắc đẹp vô thực không phải ai cũng có cơ hội chiêm ngưỡng.
 
3.2. Cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn
Cầu Thê Húc gây ấn tượng với sắc đỏ rực rỡ, cầu được làm bằng chất liệu chính là gỗ, tạo hình cong cong như con tôm. Cây cầu này cũng là lối đi duy nhất dẫn từ bờ Hồ Hoàn Kiếm đến đền Ngọc Sơn. Với thiết kế đặc biệt đó, bạn có thể dễ dàng cho ra những tấm ảnh “để đời” khi check in tại cầu. Đừng quên dành thời gian ngắm trọn vẹn vẻ đẹp lung linh của cầu Thê Húc khi đêm về, chắc hẳn sẽ không làm bạn thất vọng đâu.
 
3.3. Bên trong đền Ngọc Sơn có gì? 2 khu đền thờ
Tiếp tục di chuyển vào bên trong, bạn sẽ được tham quan, khám phá 2 khu đền chính, nơi thờ 2 vị thần nổi danh trong lịch sử là Đức Thánh Trần Hưng Đạo và Văn Xương Đế Quân.
Phong cách kiến trúc của cả hai khu đền thờ đều mang đậm nét đặc trưng của các ngôi chùa ở phía Bắc. Trong đền đặt 2 bức tượng lớn, một là tượng Đức Thánh Trần đặt tại hậu cung, hai là tượng Văn Xương Đế Quân tay đang cầm chiếc bút lông mang phong thái vô cùng thanh tao, khí chất.
Đặc biệt, vào các dịp Lễ, Tết, lễ Đền Ngọc Sơn sẽ được tổ chức, thu hút rất đông người dân và du khách gần xa đến tham dự, xin lộc và cầu bình an. Khi đi lễ, người dân thường sắm sửa những lễ vật bề thế, trang trọng để dâng cửa đề. Tuy nhiên, tùy thuộc bạn muốn gửi gắm, ước nguyện điều gì để chuẩn bị lễ phù hợp. Còn đối với văn khấn đền Ngọc Sơn, hiện đang có 3 bài khấn, gồm: văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu, văn khấn Thành Hoàng và văn khấn ban Công Đồng.
 
4. Một số lưu ý khi tham quan, chiêm bái đền Ngọc Sơn
Bỏ túi những lưu ý quan trọng khi đi du lịch đền Ngọc Sơn:
 
  • Bạn có thể đi chiêm bái đền bất cứ ngày nào, tuy nhiên, vào mùng một và ngày rằm thì đền thờ sẽ tương đối náo nhiệt, đông đúc. Nếu bạn ngại nơi đông người thì nên tránh đi vào thời điểm này.
  • Mùa thu và mùa xuân là thời điểm có khí hậu lý tưởng nhất để ghé thăm đền Ngọc Sơn và check in cầu Thê Húc.
  • Khi vào khu vực đền chính, bạn cần lưu ý đi cửa hai bên, tránh đi cửa giữa và phải bước qua bậu cửa.
  • Đảm bảo giữ trật tự, nói khẽ, ăn mặc trang nghiêm.
  • Hạn chế chụp hình bên trong khu thờ tự.
 

 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn


Đánh giá của khách hàng

0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!

Đánh giá của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.