>
>
>
>
Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng
Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng

Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng

Mô tả

Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Cố đô Hoa Lư Ninh Bình và là nơi duy nhất tại Việt Nam thờ vua Đinh, cha mẹ, các con trai ông và bài vị của các tướng danh. Đến với nơi này, bạn sẽ được tái hiện lại những năm tháng lịch sử, tìm hiểu về những giá trị lịch sử của triều đại phong kiến Việt Nam trong giai đoạn thế kỷ thứ 10, cùng với đó là chiêm ngưỡng nét đẹp uy nghiêm cổ kính. 

 

Đền thờ Đinh Tiên Hoàng là di tích quan trọng thuộc quần thể cố đô Hoa Lư. Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh, là người có công dẹp loạn 12 sứ quân và là hoàng đế của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đền được xếp hạng “Top 100 công trình 100 tuổi nổi tiếng ở Việt Nam” và bạn sẽ có cơ hội nhìn lại bức tranh lịch sử hào hùng của dân tộc.
 
1. Đền vua Đinh Tiên Hoàng ở đâu?
Đền vua Đinh Tiên Hoàng nằm trên khuôn viên rộng 5ha thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, tọa lạc tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, cố đô Hoa Lư là nơi lưu giữa các di tích lịch sử ba triều đại Đinh – Tiền Lê – Lý. Điển hình trong đó là đền thờ vua Đinh và đền thờ Vua Lê những công trình có giá trị văn hóa lịch sử mang ý nghĩa rất lớn lao đến những thế hệ sau này.
Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng thuộc làng Yên Thượng xã Trường Yên được tọa lạc trên một khuôn viên rộng với diện tích gần 5ha, lấy núi Mã Yên làm án, đền quay về hướng Đông. Lăng mộ của vua Đinh Tiên Hoàng nằm trên đỉnh Mã Yên Sơn – sở dĩ lăng mộ của vua Đinh nằm ở giữa núi Mã yên, nơi có hình võng xuống như yên ngựa làm nhiệm vụ dẹp giặc, giữ nước.
Tương truyền là đền vua Đinh cũng như đền vua Lê được xây dựng trên nền cung điện xưa, theo truyền thuyết khi nhà Lý rời đô từ Hoa Lư ra mảnh đất Thăng Long (Hà Nội ngày nay) thì nhân dân đã xây dựng hai ngôi đền để tưởng nhớ hai vị anh hùng dân tộc là Định Bộ Lĩnh và Lê Hoàn. Lúc đầu đền quay hướng Bắc trông ra núi Hồ, núi Chẽ. Trải qua năm tháng, hai ngôi đền cũ không còn nữa. Đầu thế kỷ XVII, sau khi bỏ nhà Mạc theo nhà Lê (1600) phong quận công Bùi Thời Trung đã xây dựng hai ngôi đền như cũ, nhưng quay lại hướng Đông, đến năm 1606 khắc bia lưu lại. Năm 1898 cụ Bá Kếnh tức Dương Đức Vĩnh đã cùng với nhân dân Trường Yên Thượng sửa đền vua Đinh, làm ngưỡng cửa đá và nâng cao đền lên bằng tảng đá cô bồng như hiện nay.
 
2. Thời điểm thích hợp để tham quan đền vua Đinh Tiên Hoàng
Bạn có thể tham quan đền vua Đinh Tiên Hoàng vào bất cứ khoảng thời gian nào trong năm. Nhưng thời điểm lý tưởng nhất vẫn là lúc diễn ra lễ hội đền vua Đinh. Cứ vào ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch hàng năm, du khách thập phương đều đổ về để tham quan và viếng đền. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 3. Vào khoảng thời gian này cũng là lúc thời tiết ôn hòa, mùa khô có nắng nhẹ nhưng tương đối dịu mát, thích hợp cho việc tham quan. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp đi lễ hội chùa Bái Đính cũng được nhé.
 
3. Hướng dẫn di chuyển đến đền vua Đinh Tiên Hoàng
Đền vua Đinh Tiên Hoàng nằm trong cụm di tích cố đô Hoa Lư, cách trung tâm Ninh Bình khoảng 15km. Bạn có thể đi Ninh Bình bằng tàu hỏa và thuê xe máy đi tham quan đền vua Đinh.
Từ Hà Nội, bạn có thể bắt xe khách tại bến Giáp Bát, Nước Ngầm với chi phí tầm 70.000 – 100.000 VND để đến được nơi này. Nếu đi xe máy, bạn có thể linh động hơn trong lịch trình của mình và dễ dàng di chuyển đến các điểm tham quan khác như khu du lịch Tràng An, chùa Bái Đính,… Các địa điểm này chỉ cách nhau tầm vài mươi km trở lại nên việc di chuyển khá thuận lợi.
 
4. Đền vua Đinh Tiên Hoàng có gì đặc sắc?
4.1. Lịch sử hình thành đền vua Đinh Tiên Hoàng
Đền vua Đinh được xây dựng vào thế kỷ 17 nằm trong cụm các di tích lịch sử của cố đô Hoa Lư và được xếp hạng trong Top 100 công trình 100 tuổi nổi tiếng ở Việt Nam.
Tương truyền thời xưa, vua Đinh cùng con trai là Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại vào năm 979, theo nghi lễ triều đình đã tấn phong thuỵ hiệu, mỹ tự và lập đền thờ cúng ngay tại quê nhà. Do đó, đền vua Đinh đã được khởi lập từ xa xưa. Đến nay, phần còn lại của đền mang phong cách kiến trúc triều nhà Nguyễn. Tại quê hương ông hiện nay vẫn còn rất nhiều địa danh và truyền thuyết gắn với thời thơ ấu của nhà vua cũng như Nguyễn Bắc, Đinh Điền, những vị danh tướng cùng quê Đại Hữu với vua Đinh Tiên Hoàng.
 
4.2. Đền vua Đinh Tiên Hoàng - Nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo
Đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc (là kiểu chùa có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường ở phía sau), làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện và những công trình kiến trúc ở giữa. Đền được xây dựng theo hình chữ công (工) phía bên trong, phía ngoài có khung bao quanh như bộ Vi (口) bao bên ngoài như ở chữ Quốc (國).
Đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Bắt đầu từ hồ bán nguyệt và kết thúc ở Chính điện. Đi từ bên ngoài vào, bạn sẽ bắt gặp cổng ngoài gọi là Ngọ Môn Quan. Ở đó bạn sẽ bắt gặp bốn chữ Hán “Bắc môn tỏa thược được” viết trên nền của cổng. Đi qua khỏi cổng, quay lại nhìn bạn sẽ thấy bốn chữ Hán khác là “Tiền Triều Phượng Các”. Phía trước đền là Hồ bán nguyệt được xây dựng theo kiểu kiến trúc cung đình xưa và được thả đầy hoa súng đẹp mắt.
Đến thờ vua Đinh Tiên Hoàng gồm có 3 tòa chính: Bái Đường, Thiêu Hương và Chính Cung. Trước gian giữa của bái đường ngay trên sân rồng là sập long sàng được làm từ đánh xanh nguyên khối kết hợp với nghệ thuật chạm khắc vô cùng tinh tế với những đường nét hoa văn đặc sắc, có giá trị. Đây được xem là món quà giá trị mà các danh nhân thời Đinh để lại đồng thời cho thấy tài năng và nghệ thuật tài hoa của họ. Từ Bái Đường đi vào, bạn sẽ thấy tòa Thiêu Hương, tiếp đến sẽ thấy được Chính Cung, có tất cả 5 gian, gian ở giữa là thờ tượng vua Đinh Tiên Hoàng. Tượng được sơn son thếp vàng, đội mũ Bình Thiên, ngồi trên sập đá với dáng vẻ rất uy nghi. Tiếp bên cạnh là tượng thờ những người con của vua.
 
5. Một số lưu ý bạn cần biết khi tham quan đền vua Đinh Tiên Hoàng
Đền thờ Đinh Tiên Hoàng là địa điểm du lịch tâm linh, khi tham quan tại nơi này bạn cần lưu ý một vài điểm dưới đây:
  • Bạn cần phải ăn mặc trang phục lịch sự và kín đáo, không hở hang.
  • Giữ trật tự, đi nhẹ, nói khẽ để gìn giữ sự tôn nghiêm của nơi này cũng như thắp hương để tỏ lòng thành kính với các vị vua đã có công với đất nước.
  • Không được gây mất vệ sinh, vứt rác đúng nơi quy định, làm mất cảnh quan của ngôi đền.
  • Cần tuân thủ theo quy tắc và hướng dẫn của ban quản lý hoặc hướng dẫn viên nếu bạn đi theo đoàn.
  • Bạn có thể trò chuyện trực tiếp với các cụ trong ban quản lý di tích để hiểu sâu hơn về giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc của nơi này.
  • Nếu tham quan một mình, bạn nên xem trước bản đồ để thuận tiện hơn cho hành trình khám phá của bạn nhé. 

 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn