Mô tả
Đền Trần còn có tên gọi là Đền thờ Đức Thánh Trần. Ngôi đền thuộc địa phận phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, Hải Phòng. Đền đã được xây dựng từ thời vua Minh Mạng vào thế kỷ 19 (năm 1824), để thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng đã 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông, giữ vững bờ cõi nước nhà. Đền nằm khá gần Bãi biển Đồ Sơn nên bạn có thể kết hợp du lịch hai địa điểm này trong một hành trình.
Đến nay, đền Trần đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của du lịch Hải Phòng, là nơi để du khách có dịp tìm hiểu nhiều hơn về thân thế và sự nghiệp của vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn. Công trình này không chỉ linh thiêng mà còn có vị trí tọa lạc vô cùng đắc địa, lựng tựa vào núi Mẫu Sơn, mặt hướng ra view biển bao la bát ngát.
Ngoài ra, vì được xây dựng từ thời nhà Nguyễn nên công trình này cũng mang đậm nét những kiến trúc đặc trưng của triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đền có hình chữ Nhị, mặt trước là 3 gian nối liền với hậu cung, mái được thiết kế hình chồng diêm… Cảnh quan bên ngoài đền cũng rất rộng rãi thoáng mát. Xung quanh Đền Trần có 4 cây cổ thụ tán siêu rộng, tỏa bóng mát tạo nên không gian thanh tịnh, nhẹ nhàng.
Theo báo Thể thao Văn hóa thì lễ hội này là một tập tục văn hóa đã có từ thế kỷ XIII, khoảng những năm 1239 dưới triều đại nhà Trần. Lễ hội ra đời gắn với chiến thắng của quân và dân ta dưới sự chỉ huy của Trần Nhân Tông. Lúc này tại phủ Thiên Trường, khi vua Trần Nhân Tông chiến thắng giặc Nguyên Mông trở về, đã cho mở tiệc mừng liên tục suốt ba ngày liền gọi là “Thái bình diên yến”. Trần Quang Khải cũng đã sáng tác nên điệu múa mừng chiến thắng được đặt tên là múa “Bài bông”. Không khí lễ hội vô cùng tưng bừng với những cô gái xinh đẹp trong trang phục đầy màu sắc, với những điệu múa tha thướt và những bài hát văn du dương. Sau đó do những năm kháng chiến chống quân Nguyên - Mông tiếp theo, lễ hội này đã bị gián đoạn, tới năm 1262 mới được Thượng hoàng Trần Thánh Tông thể theo lệ cũ mà tổ chức lại.
Ngày nay, lễ hội Khai Ấn sẽ được tổ chức tại đền Trần vào khoảng rằm tháng giêng Âm lịch. Lễ hội thu hút sự tham gia của đông đảo người dân địa phương và khách du lịch. Đây cũng là thời điểm tổ chức Lễ hội Hải Phòng cầu ngư - rước cá sủ vàng khá độc đáo của Hải Phòng, nếu có thời gian bạn có thể trải nghiệm nhé.
Địa danh liên quan
Danh sách khách sạn
Đánh giá của khách hàng
Đánh giá của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.