Mô tả
Di tích Nghinh Lương Đình tọa lạc ở sát bờ sông Hương nằm phía trước của Phu Văn Lâu, địa dành này nằm ngay trên trục dũng đạo của Kinh Thành Huế. Theo sử sách triều Nguyễn ghi lại thì vào năm 1852 vua Tự Đức đã cho xây dựng ở mép bờ sông, trước Phu Văn Lâu một ngôi nhà được gọi là Lương Tạ, một nửa ở trên bờ một nửa ở trên mặt nước làm nơi cho vua hóng mát.
Mặc dù không phải là một công trình kiến trúc có quy mô lớn hay đóng vai trò quan trong ở hệ thống các công trình hành chính ở thời Nguyễn nhưng di tích Nghinh Lương Đình lại là công trình kiến trúc có giá trị về nghệ thuật và kiến trúc với những nét đặc sắc rất riêng và cũng là một phần không thể thiếu của cụm kiến trúc Kỳ Đài, Phu Vân Lâu, Nghinh Lương Đình từ lâu vẫn là một nét thân quen trong tâm khảm của người Huế.
Nhà chính Nghinh Lương Đình làm theo dạng cổ lầu gồm 2 tầng mái với 16 cột gỗ, các hàng cột được gia cường với tường chịu lực. Bốn mặt của gian giữa đều để trống, các tường bách hai gian bên được trổ thành cửa vòm hoặc cửa sổ hình tròn có chữ Thọ. Mái ngói của Nghinh Lương Đình là ngói ống hoàng lưu ly, bờ nóc có chắp hình hồi long chầu mặt nhật, các bờ quyết thì trang trí hình giao.
Nhìn chung, Nghinh Lương Đình là một công trình kiến trúc mở: nội thất trống trải, bốn bề thoáng đãng. Sân hai bên trái phải nối kết với các hoa viên chạy dọc theo bờ bắc sông Hương. Sân rộng sau lưng có thể xem là không gian chung của Phu Văn Lâu và Nghinh Lương Đình. Phía trước là mặt nước sông Hương trải rộng, mở tầm nhìn đến vùng núi đồi xanh thẳm ở tận chân trời tây nam xứ Huế.
Cũng như Thương Bạc Đình và Phu Văn Lâu, Nghinh Lương Đình là một công trình kiến trúc xinh xắn và khiêm tốn trước cảnh sơn kỳ thủy tú. Cả ba công trình kiến trúc đẹp đẽ và cổ kính này đáng được xem là ba viên ngọc quý bên bờ sông Hương, phải được bảo tồn cẩn trọng để chúng mãi mãi lấp lánh trên dòng sông thơ mộng.
Địa danh liên quan
Danh sách khách sạn
Đánh giá của khách hàng
Đánh giá của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.