Hồ Thác Bà Gia Lai

Hồ Thác Bà Gia Lai

Mô tả

Hồ Thác Bà Gia Lai là một hồ nước rất rộng lớn ở tỉnh Gia Lai, Hồ Thác Bà là sự hội tụ của một đập thủy điện mang tên Thác Bà vốn đã rất quen thuộc, từ những vẻ đẹp gần gũi thân thiện, khung cảnh của hồ Thác Bà luôn được đông đảo mọi người yêu thích và muốn khám phá về vùng đất bình yên độc đáo và nhiều thơ mộng. Những khung cảnh mà thiên nhiên đã mang lại cho nơi này quả thực đã vượt xa sự kỳ vọng về một hành trình đầy thú vị và đáng nhớ.

 

Hồ Thác Bà Gia Lai là món quà tạo hóa ưu ái cho vùng đất Gia Lai với vẻ đẹp nguyên sơ, kì vĩ nhưng cũng vô cùng thơ mộng. Có lẽ điều mà khiến rất nhiều người tới đây cảm thấy ngỡ ngàng là nét đẹp của nó đã vượt xa sự mong chờ của những ai đang và sẽ có ý định đi du lịch ở nơi này để khám phá cho mình những cơ hội trải nghiệm mới.
 
1. Đôi nét giới thiệu về Hồ Thác Bà
Hồ Thác Bà nằm giữa lòng Gia Lai, ẩn mình trong những lối mòn quanh co. Nấp bên trong các mảng màu xanh bạt ngàn của cây cỏ là dòng Thác Bà đang ngày đêm miệt mài đem lại nguồn nước cho dân làng nơi đây.
Hồ Thác Bà là món quà mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho mảnh đất Tây Nguyên này. Với thiết kế hình thủy liêm, bắt nguồn từ làng Ia Nueng (Biển Hồ TP. Pleiku), nước đổ về đây tạo nên Hồ Thác Bà. Không giống như Thác H'Mun có dòng nước trắng xóa chảy từ trên cao xuống, thẳng đứng, tựa như một bức tường khổng lồ, Hồ Thác Bà là sự kết tinh từ những dòng nước nằm trên mặt bằng có độ cao khoảng 5m. Nước của hồ chảy xuống miệng của một hang đá và vùng phụ cận. Nơi này vốn dĩ là sự đứt gãy địa chất thời xa xưa. Theo lời kể của già làng đang sinh sống ở đây, xưa kia, ngoài thác Bà còn có thác Ông. Cả hai con thác này khi đó đều mạnh mẽ và hùng vĩ. Chỉ tiếc rằng, sự bào mòn của thiên nhiên theo thời gian và khai thác của con người khiến cặp thác này chỉ còn lại một nửa như ngày nay.
Đối với một số bạn yêu thích khám phá những địa điểm du lịch mang vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc thì cũng chỉ mới biết đến địa danh Hồ Thác Bà từ những năm trở lại đây. Vì đã xuất hiện từ rất lâu, do đó cảnh sắc nơi đây vẫn còn được giữ nguyên, khá trọn vẹn. Chính vẻ đẹp ấy, Hồ Thác Bà đã và đang thu hút nhiều người đến khám phá, đặc biệt là các bạn trẻ. Tận hưởng không khí trong lành và khung cảnh thiên nhiên hoang sơ ở Hồ Thác Bà là một trong những trải nghiệm thú vị bạn nên thử một lần.
 
2. Thời điểm thích hợp để tham quan Hồ Thác Bà
Nhắc đến Hồ Thác Bà, người ta thường gợi một quang cảnh nên thơ, hùng vĩ, tượng trưng cho vẻ đẹp mộc mạc của vùng đất Tây Nguyên. Theo kinh nghiệm đi du lịch của nhiều bạn trẻ, thời điểm thích hợp nhất để di chuyển đến Gia Lai và khám phá Hồ Thác Bà là vào mùa hạ. Mùa khô ở Gia Lai từ tháng 3 đến tháng 8. Thời điểm này, lưu lượng nước đổ về tương đối ổn định. Ngược lại, từ tháng 8 đến tháng 12, Hồ Thác Bà thường có mưa to, dòng nước chảy xiết mạnh cực kỳ nguy hiểm. Do đó, bạn nên hạn chế đến tham quan Hồ Thác Bà vào những thời điểm này.
Hồ Thác Bà không những đem lại nguồn nước khổng lồ giúp dân làng nơi đây có một cuộc sống trọn vẹn hơn. Hầu hết nguồn nước từ hồ sẽ phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt cho cuộc sống của họ. Không những thế, Hồ Thác Bà còn góp phần cải tạo môi trường không khí, làm cho nhiệt độ ở đây giảm từ 1 đến 2 độ C so với bình thường. Nhiệt độ kết hợp với làn nước trong xanh mát mẻ sẽ làm cho không khí ở đây luôn tươi mới dễ chịu.
 
3. Cách di chuyển đến Hồ Thác Bà
Tính đến thời điểm hiện tại, Hồ Thác Bà vẫn là một thác nước nổi tiếng ở Gia Lai vẫn còn giữ nguyên nét hoang sơ của vùng đất Tây Nguyên. Đây là điểm đến du lịch cất giấu những điều kỳ thú, thu hút nhiều bạn trẻ có niềm đam mê và khát khao mong muốn được khám phá thiên nhiên.
Chính vì vậy, đối với những ai đam mê tìm hiểu thế giới bên ngoài và muốn được đặt chân tới Hồ Thác Bà khám phá nhiều điều thú vị thì con đường di chuyển đi đến đây là một thử thách nhỏ bạn cần phải vượt qua. Từ trung tâm huyện Chư Păh, bạn di chuyển khoảng 8 cây số theo đường đi đến Nhà máy Thủy Điện LaLy rồi rẽ trái là sẽ thấy ngay con thác.
 
4. Khám phá Hồ Thác Bà nổi tiếng và những địa điểm không thể bỏ qua
4.1. Hồ Thác Bà giữ nguyên nét đẹp hoang dã, thơ mộng
Theo lời kể của người dân địa phương cho biết, Hồ Thác Bà đã tồn tại từ rất lâu nhưng con người chỉ mới khám phá ra vẻ đẹp của thác vài năm trở lại đây. Trải qua ngần ấy thời gian, Hồ Thác Bà vẫn yên bình ẩn sau những cánh rừng xanh bất tận của vùng đất Tây Nguyên này. Có lẽ vì thế nên Hồ Thác Bà vẫn giữ được vẻ đẹp có đôi phần hoang sơ, huyền ảo và thơ mộng.
Đối với những ai đã từng đến tham quan Hồ Thác Bà, nơi đây dường như khác hoàn toàn Thác Công Chúa ở Gia Lai. Mặc dù bản tính của Hồ Thác Bà không hung dữ như những con thác khác, tuy nhiên ở đâu đó nơi đây vẫn còn lưu giữ cho riêng mình một chút sự hung hăng. Hồ Thác Bà thường xuyên ngẫu hứng tung bọt trắng xóa, tạo nên làn hơi mát lan tỏa.
Các khối đá đủ hình dạng, đánh dấu chứng tích của thời gian. Những tia nắng mặt trời soi rọi làm dòng thác càng trở nên lung linh ánh bạc, trong sáng và long lanh hơn gấp ngàn lần. Cây cỏ quanh hồ xanh ươm như một tấm thảm thực vật bất tận, những chú chim nhỏ bé đang bay lượn trên bầu trời trong xanh, cất lên giai điệu mềm mại và thanh bình. Tất cả thanh âm và cảnh sắc nơi đây đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc níu giữ bước chân mọi người.
 
4.2. Động Thủy Tiên
Động gắn liền với câu chuyện tình yêu của hoàng tử Trọng Hải và công chúa Thủy Tiên, theo truyền thuyết đây cũng là nơi chung sống của hai người. Động mở ra du khách một không gian khám phá mới lạ, độc đáo và không kém phần ma mị.
Bên cạnh động Thủy Tiên thì ở khu vực này còn có động Xuân Long, nằm ẩn trong núi đá, du khách khi đi sâu vào khám phá sẽ không khỏi ngỡ ngàng, đá tự nhiên được tạo hình những hình thù kỳ lạ.
 
4.3. Đát Ô Đồ
Tên gọi Đền, Chùa Thác Ông Đồ xuất phát từ tên của nhân vật Ông Đồ, người đã có công dạy chữ nho cho dân bản. Khi làng bị dịch bệnh tả hoành hành, làm chết nhiều người ông đã lập đàn tế trời 3 ngày trên một tảng đá lớn tại thác nước này, cứu giúp người dân tai qua nạn khỏi nhưng ông đã bị một cơn lũ cuốn đi. Để tưởng nhớ công ơn của ông, nhân dân nơi đây lập đền thờ tại thác nước này. Sau đó, một ngôi chùa thờ Phật cũng được dân bản lập lên tại khu thác nước, hình thành nên cụm di tích: Đền, Chùa Thác Ô Đồ (Đền, Chùa Thác Ông Đồ).
 
4.4. Núi Cao Biền
Nằm bên hồ Thác Bà, thuộc địa phận xã Phúc An. Khách đến du lịch hồ Thác Bà thường rất thích leo núi bởi sẽ được ngắm toàn cảnh hồ, cùng với đó là tìm hiểu thêm về văn hóa và phong tục tập quán của bà con sống quanh hồ.
 
5. Ăn gì khi du kịch Hồ Thác Bà
Hồ Thác Bà với sản lượng thủy sản hàng nghìn tấn mỗi năm, hành trình khám phá hồ Thác Bà các bạn không thể bỏ qua món ngon được chế biến từ các loại cá. Những con cá tươi với đủ các loại cân nặng để lựa chọn được người dân đánh bắt hàng ngày ngay trên lòng hồ qua bàn tay chế biến của người dân bản địa đã tạo thành những hương vị rất riêng cho du lịch hồ Thác Bà.
 
  • Cá được tẩm ướp bằng các loại gia vị như dầu điều, mật khoái, gừng riềng sả ớt, tiêu, tỏi rồi được nướng trên than hồng.
  • Những con cá tươi ngon được đánh bắt từ chính hồ; sau khi làm sạch thì phi lê và thái mỏng rồi tẩm ướp với các gia vị; trộn thính, hòa cùng các loại rau ngò để tăng vị.
  • Nguồn tôm trên hồ rất phong phú, chất lượng thịt thơm, ngon. Hiện tôm trên hồ được khai thác chủ yếu thông qua các thuyền săn tôm với quy mô nhỏ của người dân, lượng tôm thu được sẽ tập trung lại về chợ và chuyển xuống bán ở dưới miền xuôi. Ở các homestay bên lòng hồ Thác Bà, trong bữa ăn các bạn sẽ được thưởng thức món tôm rang rất thơm ngon.
  • Xôi ngũ sắc Yên Bái được làm từ các nguyên liệu khá đặc biệt. Ngay từ cách lựa chọn nguyên liệu, người ta cũng phải chú ý thật kỹ càng, phải lựa chọn được loại gạo ngon thì xôi mới dẻo, thơm (gạo Tú Lệ; hạt to). Ngoài ra, để tạo màu cho xôi người ta dùng các loại lá rừng (lá cẩm…) hoặc củ nghệ, quả gấc (cơm tím; cơm đỏ; cơm đen; cơm cam; cơm vàng; cơm trắng). Hầu hết các địa điểm du lịch ở Yên Bái đều có món này để phục vụ du khách, có khác nhau cũng thường chỉ là nguyên liệu để tạo ra các loại màu.
  • Gà được những hộ dân kinh doanh homestay hay trang trại nuôi ngay trên những vùng đất xung quanh hồ. Thịt gà được nướng bằng cây màng tang, mùi nhựa thơm hăng hắc quyện với gừng, củ sả và mắc khén, mỡ chảy xuống lớp than đỏ rực cháy xèo xèo tạo thành một mùi thơm vô cùng quyến rũ.

 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan