>
>
>
>
>
Làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình
Làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình

Làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình

Mô tả

Ít ai ngờ rằng, nơi vốn dĩ là vùng đất hoang ngày trước giờ đây vẫn còn đó một Làng nghề cói Kim Sơn. Vốn nổi tiếng với nghề trồng cói và sản xuất những món hàng thủ công mỹ nghệ từ loài cây nói, những người nghệ nhân nơi đây đã luôn sắt son bền bỉ theo đuổi cái nghề của cha ông để lại suốt hơn 200 năm nay. Để rồi giờ đây khi nhắc về Kim Sơn, người ta không chỉ nhắc đến những tô bún mọc hấp dẫn mà vẫn còn đó một cái nghề truyền thống để nhớ về…

 

Vốn là một làng nghề làm cói truyền thống từ hơn 200 năm qua, Làng nghề cói Kim Sơn nằm yên bình bên cạnh Nhà thờ Phát Diệm, đồng thời là một trong những điểm tham quan tại Ninh Bình được nhiều người yêu thích. Làng vốn là nơi có truyền thống trồng cói và làm những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc từ loài cây này nên càng thu hút nhiều người muốn được một lần ghé đến hơn cả.

Theo các bô lão cao niên sinh sống tại vùng đất mở Kim Sơn kể lại rằng, vào năm 1829, chính doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã tổ chức khai hoàng vùng đất hoang hóa ven biển này theo lệnh của vua Minh Mạng. Sau đó, ông đã đặt tên cho nơi này là Kim Sơn và giữ cái tên này cho đến tận ngày nay.

Bằng chính kinh nghiệm của mình, ông đã nhận thấy tiềm năng của vùng đất ven biển này, từ đó biến những lợi thế ấy trở thành một ‘mỏ vàng’ thật sự với nào cây cối, lúa, cói và cả kinh tế biển nữa. Cũng chính từ dạo ấy, vùng đất hoang ngày nào đã thật sự lột xác, vươn mình trở thành một trong những làng nghề truyền thống nổi bật bậc nhất chốn Ninh Bình này. Trải qua cả trăm năm quai đê lấn biển, người dân vùng Kim Sơn đã cùng nhau tạo nên những bãi bồi mênh mông để trồng cói – nguyên liệu chính của nghề dệt, đồng thời là người bạn đồng hành với người trồng, người thợ suốt cả cuộc đời cần lao.

Để làm nên một sản phẩm cói mỹ nghệ thì quả thật người thợ cũng phải dành nhiều thời gian để chăm chút, tỉ mẩn trong từng khâu từ lúc mới trồng cói cho đến khi thu hoạch, chọn cói, chẻ, phơi, nhuộm và khâu cuối cùng là đan, dệt, hoàn thiện sản phẩm. Ngoài ra, để có thể làm ra được những sản phẩm đẹp, phù hợp với thị hiếu của mọi người, những người nghệ nhân làm cói còn phải trải qua những công đoạn khác như lên ý tưởng, thiết kế mẫu mã và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt hơn, ngày nay, họ còn ứng dụng cả kỹ thuật sử dụng keo polyascera để phun phủ lên bề mặt sản phẩm cói, giúp định hình ổn định và nâng cao khả năng chống mốc, ẩm cho sản phẩm.

Nơi vùng đất Kim Sơn này, cây cói tưởng chừng như không có giá trị lại có được độ mềm mại, óng ả lý tưởng, thích hợp để đan, dệt nên thành những sản phẩm mỹ nghệ thủ công khéo léo, tinh xảo. Nổi bật nhất trong số các sản phẩm được hoàn thành dưới đôi bàn tay của những người thợ lành nghề nơi đây phải kể đến chiếu cói. 

Từ lâu, người dân nơi vùng đất mở này đã luôn gắn chặt cuộc đời mình với những cây cói – sợi dây kết nối giữa biển với bờ, giữa những con người cần cù, khỏe mạnh với thiên nhiên trù phú, bao la. Không chỉ thế, cây cói còn là biểu tượng của những người dân lấn biển, làm chủ trời đất, làm chủ thiên nhiên. Bạn ơi, trong hành trình khám phá Ninh Bình, nếu có cơ hội hãy thử một lần về với Làng nghề cói Kim Sơn nhé.

Xem thêm
image

Địa danh liên quan