>
>
>
>
>
Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát

Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát

Xã Lục Sỹ Thành, Huyện Trà Ôn, Vĩnh Long

Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát

Mô tả

Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát là di tích lịch sử văn hóa nổi bật khi nhắc đến du lịch Vĩnh Long. Nơi đây thờ phụng một bậc tiền hiền có công khai hoang mở cõi vùng đất Trà Ôn, sở hữu kiến trúc cổ kính và đẹp mắt.

 

1. Đôi nét về Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát

1.1 Giới thiệu về khu lăng mộ

Địa chỉ: Ấp Giồng Thanh Bạch, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. 

Ngày trước, nơi đây đơn giản chỉ là ngôi từ đường, nơi an nghỉ của vợ chồng Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn, sau này mới trở thành khu lăng mộ nổi tiếng và hằng năm đều được tổ chức lễ hội có quy mô lớn. Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát được xem là một tín ngưỡng dân gian kết hợp giữa văn hóa người Kinh, Khmer và Hoa. Ngoài Tượng Đài Chiến Thắng Mậu Thân, khu di tích lịch sử này cũng là một địa điểm tham quan ấn tượng trong hành trình khám phá Vĩnh Long. 

1.2 Lịch sử hình thành Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát

Quan Tiền tướng quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn tên thật là Thạch Duồng, một người dân tộc Khơ-me sinh sống ở Trà Vinh. Ông chính là người có công lớn trong quá trình khai khẩn vùng đất Trà Ôn, xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và góp phần ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Xiêm La. Nhờ vào những công lao quan trọng, ông được chúa Nguyễn phong chức Điều bát và được mang Quốc thích là Nguyễn Văn Tồn. Năm 1820, Tiền quân Nguyễn Văn Tồn qua đời ở nơi trấn thủ Trà Ôn và được sắc phong làm Thành Hoàng Bổn Cảnh Trung Dũng Thiên Trực.

Theo lời kể của nhân dân, sau khi vợ chồng Thống chế Điều bát mất thì dịch bệnh đang hoành hành trong thời gian ấy cũng đột nhiên chấm dứt. Người dân sống ở Trà Ôn – Mân Thít lúc bấy giờ tin tưởng rằng ông đã hiển linh và phù hộ cho xóm làng sớm thoát khỏi dịch bệnh. Họ đổ xô đến lăng mộ làm lễ cúng bái để ghi nhớ công ơn của ông, kể từ đó tín ngưỡng thờ ông Thống chế Điều bát xuất hiện và ngày càng phổ biến.

Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát tính đến nay đã có tuổi đời hơn 200 năm, dù đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được những nét đẹp tinh túy. Khu lăng mộ này cũng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia vào năm 1996. Cho đến nay, khu di tích lịch sử đã trải qua 5 lần trùng tu vào các năm 1937, 1953, 1960, 1994 và lần gần đây nhất là năm 2005.

2. Khám phá Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát ở Vĩnh Long

2.1 Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo đặc trưng của vùng đất Nam Bộ

Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát có tổng diện tích lên đến 8000m2, bao gồm nhiều hạng mục, công trình được xây dựng với hoa văn và kiến trúc đẹp mắt. Xung quanh khu vực lăng mộ có nhiều cây xanh, hoa kiểng mang đến một không gian mát mẻ, dễ chịu cho các tín đồ du lịch thập phương đến hành hương chiêm bái. Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát mang một vẻ đẹp vô cùng trang nghiêm và cổ kính. Ngay khi đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ nhìn thấy một cánh cổng cao lớn được trang trí bằng nhiều màu sắc rực rỡ và các câu đối khắc trên hai cột trụ. Từ đây đi vào khoảng 10m nữa là bạn lại bắt gặp thêm một cánh cổng cao to và không kém phần lộng lẫy. Phía sau là một khoảng sân khá rộng, xung quanh đặt nhiều hoa kiểng nối liền với lăng Ông. Đứng trước lăng bạn sẽ nhìn thấy bức bình phong có hình hoa sen, điểu được khắc họa bằng nhiều màu sắc và họa tiết trang nhã. Sau bức bình phong là khu vực nhà khách sạch sẽ, thoáng mát dành cho các tín đồ du lịch dừng lại nghỉ chân trước khi vào viếng lăng.

Hiện nay khu lăng mộ được chia làm ba ngôi chính. Chính điện nằm ở giữa, bên phải là nhà khói và bên trái là nhà võ ca. Khu vực chính điện cũng được chia ra nhiều gian thờ, bao gồm bàn thờ của phó soái Nguyễn An, bàn thờ Hội đồng và cuối cùng là gian thờ Tiền quân thống chế điều bát. Phía trước gian thờ là hai hàng bát bửu, xung quanh được trang trí bằng các hoa văn họa tiết, võng, lọng… tăng thêm phần trang nghiêm vốn có của khu lăng mộ. Đặc biệt, ở khu vực chính điện bạn sẽ nhìn thấy nhiều câu đối ca ngợi công đức của Ông Thống chế Điều bát, thể hiện rõ nét lòng biết ơn của nhân dân vùng đất Trà Ôn. 

Mộ phần của ông và phu nhân được xây dựng ở phía sau lăng. Xung quanh mộ có tường hoa, bình phong, trụ liễu… được trang trí hình hoa lá, giao long và có một cặp kỳ lân đứng chầu. Trên rặng liễu có viết một câu đối ngắn là Hoa di cộng hưởng - Mân Quảng đồng tri ân. Câu đối này có thể hiểu là Người Hoa, người Khmer đồng ngưỡng mộ - Người Phúc Kiến, người Quảng Đông đều nhớ ơn. 

2.2 Tham gia lễ hội Lăng Ông Trà Ôn

Theo kinh nghiệm đi phượt Vĩnh Long của hội đam mê xê dịch, Lễ hội Lăng Ông được người dân Trà Ôn tổ chức vào mùng 3 và mùng 4 Tết Nguyên đán hằng năm. Đây là dịp để mọi người tụ họp về cầu phước vào những ngày xuân và thăm viếng Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát. Lễ hội này không chỉ có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong phạm vi huyện Trà Ôn mà còn lan rộng ra cả tỉnh Vĩnh Long, thu hút số lượng lớn các tín đồ du lịch thập phương đến tham gia. Theo quan niệm của người dân địa phương nơi đây thì Đức Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn là bậc linh thiêng, thế nên việc cầu phước trong ngày giỗ của ông mang đến mùa màng bội thu, cây trái tươi tốt, làm ăn phát tài, gia đình êm ấm và xóm làng bình an.

Đến với sự kiện này, bạn sẽ có cơ hội ghé thăm Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát và thưởng ngoạn phong cảnh, thắp hương cầu may cho năm mới cũng như hòa mình vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian đặc sắc. Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn được người dân tộc Kinh, Hoa và Khmer tổ chức để bày tỏ lòng tri ân, biết ơn đối với vị tướng lừng lẫy của đất nước. Đồng thời, đây cũng là dịp để nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc, cùng chung tay xây dựng một cộng đồng văn minh và ngày càng phát triển hơn.

Lễ hội là sự phối hợp hài hòa của các loại hình nghệ thuật dân gian mang đậm nét văn hoá độc đáo riêng biệt của từng dân tộc. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng những màn trình diễn đặc sắc như nhạc ngũ âm, múa Sa-dăm, múa dân gian Khmer, múa lân, hát bội… tái hiện hoàn hảo cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân vùng Trà Ôn xưa. 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan


Đánh giá của khách hàng

0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!

Đánh giá của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.