Mô tả
Vị trí nhà thờ Vị Hưng
Nhà thờ Vị Hưng tọa lạc tại Kênh Xáng Xà No, thuộc khu vực 2, Phường 4, Tp Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang.
Lịch sử
Nhà thờ Vị Hưng được thành lập vào những năm cuối thế kỷ thứ 19 do cha Phaolô Nguyễn Thanh Cần sáng lập. Thời gian đầu, họ đạo tên là Vị Thanh, sau đổi tên thành Vị Hưng.
Năm 1890, nhà thờ Vị Hưng được xây dựng với nhà thờ bằng lá tại rạch Mùa Ôm, cách nhà thờ hiện nay khoảng 2 km, có 15 gia đình theo đạo lúc đó. Từ năm 1897 đến năm 1915, nhà thờ được dời về kênh xáng Xà No, được cất lại nhiều lần bằng lá, ngói và cột cây.
Năm 1925, cha Phêrô Cao Phước Nhan về nhận họ đạo, bắt đầu xây dựng lại nhà thờ bằng gạch kiên cố, lợp ngói… và khánh thành vào năm 1943 cùng với trường học, nhà xứ, nhà dì phước trong khuôn viên. Tuy nhiên, công trình này bị hư hỏng nhiều trong chiến tranh.
Năm 2007, nhà thờ cũ được tháo dỡ để xây mới. Hầu hết thợ xây nhà thờ đều là giáo dân trong họ đạo, dưới sự hướng dẫn, giám sát về kỹ thuật, thiết kế của thầy Micae Trần Độ. Mọi vật liệu, gạch ngói đều mua từ Đồng Nai chở về kênh Xáng Xà No.
Kiến trúc độc đáo
Trải qua bao thăng trầm, bao khó khăn hòa lẫn cả niềm vui, niềm hạnh phúc. Nhà thờ Vị Hưng từ ngôi thánh đường đơn sơ nằm cặp bên bờ kênh xáng Xà No, giờ đây đã trở thành một ngôi nhà Chúa uy nga tráng lệ và là địa điểm du lịch Hậu Giang mà bạn không nên bỏ qua.
Được xây dựng trong khuôn viên rộng rãi và thoáng mát với lối kiến trúc giao thoa ấn tượng. Phần lớn thiết kế theo kiểu nhà thờ La Mã cổ điển, nhưng phần mái uống cong và nổi bật lại mang dáng dấp của những ngôi chùa Việt Nam.
Công trình Thánh đường được xây dựng kiên cố với 2 tầng, mà tầng 1 thì làm Thánh Đường. Vì vậy, lối vào Thánh Đường được kết nối với dãy bậc thang rộng lớn bằng bê tông cốt thép đi trực tiếp từ ngoài sân lên thẳng tầng 01. Ngoài ra, ở hai bên của cầu thang chính này là 02 cầu thang hình cánh cung cũng được kết nối từ bên ngoài lên trực tiếp tầng 01 mà khi mới nhìn thoáng qua cứ ngỡ rằng đây là một cung đện nào đó của Châu Âu hay những căn nhà thời Pháp còn lưu lại ở Việt Nam.
Nếu đứng từ tầng 01 cùa Thánh Đường này, trải tầm mắt nhìn về bên kia Kênh Xà No bạn sẽ thu được cho mình một bức tranh làng quê thanh bình với nền chủ đạo là màu xanh của ruộng vườn.
Phong cách kiến trúc phương Đông được thể hiện qua qua nét đường cong trên mái nhà thờ.Theo cha Antôn Vũ Văn Triết, nhà thờ được thiết kế trên ý tưởng tinh thần hội nhập văn hóa, nên kiến trúc nhà thờ Vị Hưng giống nét chung của văn hóa nghệ thuật Việt Nam đã có từ lâu đời như cung đình, đình chùa.
Các vòm cửa ra vào nhà thờ được lấy cảm hứng từ phong cách thiết kế Gothic với hình chóp nhọn hướng lên trời. Các khung cửa sổ được thiết kế hình vòm theo kiến trúc Roman.
Kiến trúc phương Tây được thể hiện đặc trưng qua các cửa kính Tracery, gồm nhiều ô màu khác nhau ghép lại, lấy ánh sáng tự nhiên bên ngoài làm nổi bật hình ảnh trên ô cửa.
Đến nay, sau 130 năm nhà thờ vẫn còn giữ nhiều công trình, hiện vật từ những ngôi nhà thờ cũ trước kia. Trong đó có tượng thánh gia được xây từ năm 1956 và núi Đức Mẹ Lộ Đức được xây từ năm 1974.
Địa danh liên quan
Danh sách khách sạn
Đánh giá của khách hàng
Đánh giá của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.