Nhà Tù Côn Đảo

Nhà Tù Côn Đảo

Mô tả

Nhà Tù Côn Đảo là một cái tên không còn xa lạ đối với những người con đất Việt. Nơi đây được mệnh danh là “địa ngục trần gian” bởi những sự đau khổ, độc ác mà những tù nhân ở nơi đây đã phải chịu đựng trong thời chiến. Chỉ khi đến đây tham quan, nhìn thấy và cảm nhận, bạn mới có thể tưởng tượng được sự tàn khốc, ác liệt của chiến tranh, sự hy sinh cao cả, anh dũng của quân dân Việt Nam thời xưa. Hiện nay, nơi đây đã được sửa sang lại trở thành một điểm tham quan du lịch linh thiêng nổi tiếng và có ý nghĩa vô cùng lớn mà bất cứ ai tới Côn Đảo cũng phải ghé qua một lần.

 

Nhà Tù Côn Đảo sẽ tạo cho du khách một cảm giác sởn tóc gáy khi đến đây bởi những hiện vật còn sót lại. Ví dụ như những dụng cụ tra tấn, phòng giam ẩm thấp chỉ vỏn vẹn 5m2 - bao quanh bởi thanh sắt và dây kẽm gai sắc nhọn. Nếu có cơ hội hãy đến đây để tưởng nhớ cũng như biết ơn các anh hùng nhân dân đã hy sinh để chúng ta có được ngày hôm nay.
 
1. Nhà tù Côn Đảo có vị trí ở đâu?
Nhà tù Côn Đảo là một hệ thống nhà tù được người Pháp khởi công xây dựng bắt đầu từ ngày 1/2/1862 với hệ thống nhà tù ở Côn Đảo và các nghĩa trang khác trên mảnh đất Côn Đảo nằm giữa biển Đông, thuộc Nguyễn Chí Thanh, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
 
2. Tổng quan về nhà tù Côn Đảo
Nhà tù Côn Đảo từng là nơi thực dân Pháp sử dụng để giam giữ những tù nhân đặc biệt nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng đến chế độ thực dân Pháp như: tù phạm chính trị, tử tù. Nguyên nhân vùng đất này được thực dân Pháp lựa chọn là địa điểm xây dựng nhà tù ở Côn Đảo vì đây là một vùng biệt lập, xa đất liền và không có phương tiện lưu thông, sẽ gây khó khăn trong việc di chuyển khiến cho tù nhân không thể trốn thoát ra ngoài được.
Diện tích của nhà tù cực rộng và được chia ra nhiều khu khác nhau để giam giữ nhiều tù nhân khác nhau đi kèm với đó là các hệ thống biệt gian cùng các hình thức tra tấn tàn bạo, ác độc, riêng biệt, nhà tù Côn Đảo luôn gắn liền với các tên gọi “địa ngục trần gian” hay “nơi khắc nghiệt nhất của chế độ tù đày”.
Hệ thống nhà tù bao gồm 127 phòng giam, 42 xà lim và 504 phòng giam biệt lập – “chuồng cọp”. Các tù nhân vi phạm chính trị, tử tù hay các nhân vật quyết định quan trọng mà thực dân Pháp cho là nguy hiểm đều sẽ bị giam giữ tại nhà tù, chuồng cọp này. Sau này, khi thực dân Pháp rời đi, đế quốc Mỹ đã trưng dụng lại nơi này tiếp tục giam cầm tù binh.
Nhà tù Côn Đảo đã chứng kiến khoảng 20 nghìn chiến sĩ yêu nước của ta thuộc qua nhiều thế hệ bị giam cầm, tra tấn và hy sinh trong hơn 100 năm. Mặc dù bị tra tấn, giam cầm với đủ các thủ đoạn, âm mưu mánh khóe, nhằm dập tắt lòng yêu nước nhưng với tinh thần kiên cường, bất khuất, quả cảm, trung dũng các chiến sĩ cách mạng yêu nước vẫn không hề bị lay động tinh thần trước những hình phạt đó.
Vào năm 1975, đất nước Việt Nam thống nhất hai dải, Bắc – Nam về chung một nhà, nhà tù bị đưa ra ánh sáng và cho giải thể. Hiện nay, nhà tù đã nằm trong top 23 di tích quốc gia đặc biệt cùng với 17 di tích thành phần khác.
Nếu trước đây, bạn chỉ tham khảo kinh nghiệm du lịch Côn Đảo qua hình ảnh nhà tù Côn Đảo, thì khi tới đây bạn sẽ phải ngạc nhiên, không tin nổi vào mắt mình khi chứng kiến những hành động tra tấn man rợ mà những chiến sĩ thời xưa phải chịu đựng.
 
3. Giá vé tham quan tại nhà tù Côn Đảo
Thời gian mở cửa của Nhà Tù Côn Đảo để đón khách du lịch sẽ là buổi sáng từ 7h30 – 11h30 và buổi chiều sẽ là từ 13h30 – 16h30. Nhà tù Côn Đảo luôn mở cửa đón du khách tham quan vào tất cả các ngày trong tuần, cả vào thứ 7 và chủ nhật.
Giá vé để tham quan nhà tù sẽ là 40.000 đồng/người. Lưu ý đó là giá vé tham quan nhà tù sẽ biến động tuỳ vào từng thời điểm.
 
4. Tham quan nhà tù Côn Đảo nên đi những đâu?
4.1 Trại Phú Hải
Đầu tiên là trại Phú Hải được xây dựng vào năm 1862, được biết đến là trại giam to lớn nhất và có tuổi thọ lâu đời nhất trong hệ thống những nhà tù tại nhà tù Côn Đảo.
Trại giam Phú Hải sở hữu tổng cộng 33 phòng giam được chia thành hai dãy đối diện nhau, có tổng 5 phòng giam mỗi bên của từng dãy, nối qua hai dãy là 20 hầm đá hay 20 xà lim và xung quanh trang bị nhiều bốt gác. Phòng giam đặc biệt của trại giam Phú Hải chuyên được sử dụng dùng để tra tấn dã man, tàm bạo nằm về bên trái cuối dãy trại giam.
Ngoài các phòng giam, trại còn được xây dựng đầy đủ với các giảng đường, nhà nguyện, bệnh xá, khu đập đá, nhà thờ, nhà bếp, nhà ăn nhằm để lũ giặc này ngụy biện, che lấp đi tội ác của chúng với quốc tế và người dân.
Ghé thăm trại giam Phú Hải du khách sẽ được hiểu rõ hơn về ý chí đấu tranh kiên cường, quả cảm, không bao giờ từ bỏ, đầu hàng của các chiến sĩ yêu dân tộc trước bất cứ những âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt, đê hèn của lũ xâm lược.
 
4.2 Trại Phú Sơn
Hình ảnh nhà tù Côn Đảo hiện ra rõ nét qua trại Phú Sơn. Trại giam này nằm bên cạnh trại Phú Hải đã được xây dựng thêm vào năm 1916.
Cách thời điểm trại Phú Hải xây dựng không lâu nên trại giam này cũng được thiết kế tương đồng như trại Phú Hải, chỉ có điều là rộng hơn, quy mô lớn hơn với nhiều phòng giam hơn, kiên cố hơn nhờ được bao bọc xung quanh là những bức tường đá cao lớn đến 4m và đặc biệt có thêm nhiều hình thức tra tấn ác man, kinh khủng hơn.
Tại trại Phú Sơn thực dân Pháp cho xây dựng công trình giống với trại Phú Hải như câu lạc bộ, phòng y tế, văn phòng giám thị, phòng trật tự, nhà ăn, nhà bếp, phòng cắt tóc,… cũng nhằm để che mắt dư luận về sự thật của chúng.
 
4.3 Trại Phú Thọ
Kể từ khi xây dựng trại giam Phú Hải và tiếp đó sau 12 năm thực dân Pháp tiếp tục cho xây dựng trại Phú Thọ. Trại Phú Thọ có tổng diện tích lên đến 12.700m2, trong đó dãy nhà giam cầm có diện tích lên đến 1.200m2 ban đầu trại giam này được thiết kế chỉ với 3 dãy phòng giam gồm 2 dãy phòng giam tập thể, 1 dãy biệt lập, 1 khu bệnh xá, 1 khu nhà bếp, phòng bếp, phòng ăn, phòng y tế.
Tuy nhiên sau đó được thay đổi chỉ còn 2 dãy và 4 phòng vào thời điểm sau Cách mạng tháng 8/1945. Mãi về sau thì trại Phú Thọ mới mở rộng thêm quy mô với 2 phòng nữ để bổ sung các tù nhân tại phòng khác phòng trường hợp khi tù nhân bị quá tải.
Toàn bộ trên nóc tầng của trại giam Phú Hải được lắp đặt những hàng kẽm gai chằng chịt khiến cho tù nhân không thể chạy trốn. Tại trại giam Phú Hải thực dân Pháp cũng cho xây dựng các công trình phụ bao gồm: nhà ăn, nhà kho, bếp ăn, văn phòng giám thị và sân vườn… với mục đích như 2 phòng giam trên.
 
4.4 Trại Phú Tường
Trại giam Phú Tường hay còn được gọi là trung tâm cải huấn Phú Hải, tuy nhiên thực chất nơi đây là khu chuồng cọp tra tấn, đầy ải dã man các chiến sĩ cách mạng yêu nước của ta.
Trại giam Phú Tường là minh chứng thể hiện rõ nét nhất về hình ảnh nhà tù Côn Đảo, chuồng cọp này được xây dựng vào năm 1940 và có tổng diện tích lên tới 1.475m2 gồm các phòng giam, phòng tắm nắng, được chia thành 2 khu và gồm 120 phòng giam biệt lập.
Các tù nhân bị tra tấn, lột hết quần áo, phơi nắng phơi sương đến khi kiệt sức và khi không chịu nổi thì họ sẽ bị chết gục tại khu phòng tắm nắng.
Cũng giống như những trại giam khác, trại giam Phú Tường được xây dựng những nhà phụ trợ như phòng ăn, nhà bếp, bệnh xá, sân vườn, khu thể thao, khu y tế được bao bọc bởi những bức tường cao bằng đá dày dặn. Những khu vực này được bọn thực dân Pháp xây dựng nên để hòng lừa gạt mọi người.
 
4.5 Khu Chuồng Bò
Khu Chuồng Bò hay còn được gọi là An Ninh Chuồng Bò. Trại giam này được xây dựng vào 1876, mở rộng thêm vào năm 1936 với 9 phòng giam riêng biệt, 24 hộc chứa heo, 2 chuồng nhốt bò và 1 hầm chứa đầy các chất thải của bò cùng những học chứa heo.
Sau khi nhà tù Côn Đảo Chuồng Cọp bị phát hiện, chúng sửa chữa chuồng bò một cách nhanh chóng và đưa các tử tù tiếp tục tra tấn các hình thức vô cùng dã man như đánh đập bằng đòn củi, nẹp hai thanh tre vào ống chân, cùm chân, bỏ đói, bỏ khát trong thời gian dài… các chiến sĩ của ta đã phải chịu khổ sở như thế nào trước sự độc ác của chúng.
Hình thức tra tấn độc ác, dã man nhất là ngâm tử tù trong cống ngầm chứa phân từ chuồng nuôi bò để họ chết dần chết mòn trong khổ sở. Mãi về sau, khi giải phóng Côn Đảo vào năm 1975, có tiếng kêu cứu vọng lên từ khu Chuồng Bò, người dân đã hỗ trợ và ngay lập tức cứu lên nhưng đã không còn kịp nữa rồi vì họ đã bị giòi ăn đến tận xương tuỷ.
 
4.6 Trại Phú Bình
Nơi đây được chia thành 2 mật khu riêng biệt, gồm 40 chuồng cho 2 dãy từng khu và có cả cầu thang để đi lên trên nóc các dãy. Đây là nơi giam giữ những tù nhân nữ với những hình thức vô cùng tàn bạo và dã man.
Phía trên nóc của nhà tù Côn Đảo Chuồng Cọp là hệ thống song sắt kiên cố với lối đi ở giữa hai dãy để bọn cai ngục đứng từ trên có thể thường xuyên đi lại và kiểm soát.
Ở đây không dựng mái che để lột quần áo tử tù phơi nắng, phơi mưa hoặc là đánh đập tra tấn tàn bạo. Hình ảnh nhà tù “sống không bằng chết” hiện ra vô cùng rợn tóc gáy, đáng sợ khiến con người ta đặt chân đến đây phải lạnh sống lưng, xót xa, căm phẫn thay đến tột cùng bọn thực dân độc ác, mất nhân tính.
Đặc biệt hơn, chúng còn tra tấn dã man, thâm độc bằng cách là phát âm thanh to. Trong phòng giam rất kín được trang bị bởi cửa sắt rất to, chúng chỉ cần mở cửa ra rồi đóng mạnh hết sức là tiếng vang khiến cho tù nhân đau đầu, nhức óc, khó chịu mà phát bệnh.
 
4.7 Nhà tù Côn Đảo Võ Thị Sáu
Đến với Côn Đảo không thể không ghé thăm mộ người hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại nghĩa trang Hàng Dương. Đến nhà tù Côn Đảo Võ Thị Sáu du khách không chỉ cầu bình an, sức khỏe và sự nghiệp, hưng thịnh mà còn được nghe câu chuyện hào hùng, dũng cảm về nữ liệt sĩ trung kiên ở Côn Đảo.
Cô Võ Thị Sáu là tấm gương sáng giá, rực rỡ về lòng yêu nước vĩ đại, ý chí kiên cường, bất khuất trong lịch sử chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc đã được hàng ngàn du khách trong nước và quốc tế đặc biệt hứng thú và kính trọng.
Anh hùng Võ Thị Sáu hy sinh khi còn rất trẻ, mới chỉ 19 tuổi – nữ tử tù nhỏ nhất thời bấy giờ. Hàng năm, cứ đến ngày 23/1 này, người dân Côn Đảo và các cơ quan, đoàn thể địa phương lại tổ chức lễ giỗ long trọng để biết ơn cho sự hy sinh của người anh hùng Võ Thị Sáu.
 
4.8 Nhà tù Côn Đảo Phú Quốc – Nghĩa trang Hàng Dương
Tuyến đường độc đạo từ sân bay Cỏ Ống vào trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng chừng 30 cây số, men theo sườn núi, mép biển… trông ra biển. Nhà tù Côn Đảo Phú Quốc còn được biết đến với tên gọi là Nghĩa trang Hàng Dương – nơi an nghỉ của hơn 20.000 cán bộ, chiến sĩ chủ yếu là tù nhân chính trị, những đồng bào yêu nước đã hi sinh vì dân tộc.
Nghĩa trang Hàng Dương rộng gần 20ha, nằm giữa cánh rừng dương xanh ngắt. Khắp nơi nghi ngút mùi hương khói tàn nhang của những người thân, khách du lịch, các đoàn ra thăm, viếng dâng hương… tất cả tạo nên một bầu không khí trang nghiêm, kính trọng nhưng ấm áp tình người.

 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn