Mô tả
Cách trung tâm thành phố chừng 11km, núi Đọ thuộc địa phận của huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Để di chuyển tới đây, bạn chỉ cần chạy thẳng tuyến đường Đại lộ Lê Lợi, tới ngã tư thì rẽ vào đường Hùng Vương " đường Vạn Lại - Yên Trường " đường Bà Triệu " đường Đinh Hương " đường Đồng Thổ. Sau đó tới UBND xã Thiệu Khánh thì rẽ phải chạy thẳng là tới khu vực núi Đọ.
Núi Đọ chiếm phần lớn không gian trong quần thể núi Bàn A và có cấu tạo địa chất đặc biệt mà những dãy núi khác không có. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất chính là đá của núi Đọ rắn hơn so với đá lớp hoặc đá vôi. Cha ông ta đã biết điều này từ sớm nên thường khai thác đá trên núi Đọ làm công cụ lao động như rìu tay, mảnh tước,... Từ đó giúp cộng đồng vượt qua thời kỳ đồ đồng với nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ.
Núi Đọ không chỉ là điểm đến có phong cảnh tuyệt đẹp mà còn là địa chỉ “đỏ” của các nhà khảo cổ học nghiên cứu. Bằng trí thông minh và sự cần cù sáng tạo, con người nơi đây đã tạo dựng nên nền văn hóa sơ kỳ đồ đá cũ. Rực rỡ nhất là thời kỳ đồng thau, cách đây khoảng 4000 năm.
Núi Đọ hay Qui Sơn có độ cao khoảng 158m, độ dốc từ 200 - 250m. Ngọn núi nằm giao giữa sông Mã và sông Chu, thuộc danh sách những thắng cảnh xứ Thanh được người xưa đặt tên là “Lương Mã song phàm”, ý là hai cánh buồm sóng đôi trên dòng sông Mã và sông Chu.
Nhắc tới di tích núi Đọ Thanh Hóa, bất cứ ai cũng nghĩ ngay tới “Hang bắc bếp” hay “vết chân tiên”. Những câu chuyện về hai di chỉ này đều xuất phát từ thời tiền sử. Với người dân của làng Đọ, làng Đồng Me thì đó chính là dấu vết của tổ tiên mình.
Ở vị trí phát hiện bàn chân tiên có ngôi mộ cổ của nhà Lý. Trước ngôi mộ có đặt tấm bia rộng 1.6m, cao 1.8m. Ngoài ra còn có nhiều ngôi mộ táng cổ thuộc giai đoạn Hán - Đường. Trên thực tế, từ năm 1960 đến nay, những lần khai quật cổ đều phát hiện thấy rằng ở núi Đọ có rất nhiều vết tích của văn hóa Chu Đậu, Đông Sơn, Phù Lãng, thạp đồng, trống đồng, kiếm mác,...
Địa danh liên quan
Đánh giá của khách hàng
Đánh giá của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.