Sân bay Tà Cơn

Sân bay Tà Cơn

Mô tả

Sân bay Tà Cơn Quảng Trị gắn liền với những dấu mốc lịch sử hào hùng của dân tộc. Nếu có dịp tới vùng “đất lửa” bạn hãy một lần ghé thăm sân bay Tà Cơn để tìm hiểu nhiều điều thú vị và bí ẩn.

Sân bay Tà Cơn ở đâu Quảng Trị? Sân bay Tà Cơn có địa chỉ thuộc xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Từ sân bay Tà Cơn rất gần khi di chuyển tới cửa khẩu Lao Bảo khoảng 20km, thị trấn Khe Sanh 5km và cách trung tâm thành phố Đông Hà khoảng 65km về hướng Đông Bắc. 

Sân bay Tà Cơn gắn liền với chiến dịch giải phóng Khe Sanh vào năm 1968. Di tích lịch sử này có vị trí rất gần với đường Trường Sơn khoảng 400m về hướng Đông Bắc. Sân bay Tà Cơn được bộ văn hóa và truyền thông công nhận là di tích quốc gia vào năm 1986 trở thành địa điểm tham quan nổi tiếng ở Quảng Trị. 

Sân bay Tà Cơn có vai trò quan trọng trong phòng tuyến Khe Sanh đấu tranh chống quân đội Mỹ tại Quảng Trị. Sân bay Tà Cơn được xem là vị trí trung tâm của ban chỉ huy và cũng là nơi tập kết vũ khí, binh lính mạnh nhất tại Khe Sanh. Nơi đây từng ghi dấu những chiến tích hào hùng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hiện tại sân bay Tà Cơn trở thành di tích lịch sử nổi tiếng ở Quảng Trị thu hút du khách tham quan và khám phá. 

Nhìn từ trên cao, sân bay Tà Cơn Quảng Trị giống như lòng chảo với xung quanh là núi non có ý nghĩa như một vị trí bất khả xâm phạm. Sân bay gồm những con đường huyết mạch trong cuộc chiến, trước sự đấu tranh anh dũng của quân và dân ta Mỹ đã quyết định rời khỏi Khe Sanh - Tà Cơn. 

Sân bay Tà Cơn có tổng diện tích 10.000m2, là khu vực khởi hành và hạ cánh của máy bay vận tải, máy bay trực thăng, phản lực chiến đấu. Khu di tích Tà Cơn Quảng Trị được thiết kế gồm đài chỉ huy, trụ sở chỉ huy, đài liên lạc và hệ thống phòng ngự vô cùng chắc chắn. Cách bố trí của sân bay Tà Cơn được đánh giá là vô cùng kiên cố và chắc chắn, trở thành căn cứ điểm quan trọng của quân đội ta thời đó.

Tại sân bay Tà Cơn còn có bảo tàng trưng bày các loại vũ khí và hình ảnh của quân đội Mỹ, những hiện vật về quân giải phóng, lính quân đội chế độ cụ trong cuộc chiến đường 9 - Khe Sanh. Đặc biệt, tại đây còn có một bia đá được tạc để ghi lại những chiến công lịch sử mà quân đội Mỹ đã từng ném bom xuống chiến trường ở Quảng Trị trong những năm 1965 - 1972. Cùng với đó là những công sự hầm đào, đài chỉ huy liên lạc... cũng được xây dựng tại khuôn viên của sân bay. 


 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan