Tháp Đôi Quy Nhơn
Quy Nhơn, Bình Định
Mô tả
Tháp Đôi Quy Nhơn nằm trong 8 quần thể tháp Chăm còn sót lại tại Bình Định với tổng diện tích khuôn viên khu tháp rơi vào khoảng 6.000m2. Tháp Đôi Quy Nhơn hay còn gọi là Tháp Hưng Thịnh, trong tiếng Jrai thì được gọi là Sri Banoy, tiếng Pháp là Tour Khmer, Tháp Đôi một cụm di tích mang tính lịch sử phản ánh lên phần nào về bề dày lịch sử từ xưa đến của thành phố Quy Nhơn. Xung quanh tháp được bao bọc bởi các loại cây gắn liền với văn hóa Chăm Pa như cây dừa, cây cau và hoa đại cùng những bãi thảm cỏ xanh mơn mởn, ánh lên một nét đẹp trong nếp sống sinh hoạt của người Chăm Pa một thời.
Chắc hẳn những người đã từng đến Tháp Đôi Quy Nhơn đều sẽ có chung thắc mắc rằng: “Ý nghĩa của Tháp Đôi Quy Nhơn là gì?”. Theo lời kể lại của người dân địa phương ở đây, bên trong tòa tháp là nơi thờ LINGA và YONI - hai linh vật tiêu biểu cho tín ngưỡng phồn thực, tượng trưng cho sự sung túc, mùa màng bội thu, đem lại hạnh phúc cho người dân.
1. Tháp Đôi Quy Nhơn nằm ở đâu?
Tháp Đôi Quy Nhơn có vị trí từ phía Tây Bắc, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chừng 3km, tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Thời gian mở cửa để du khách có thể đến tham quan rơi vào từ 7h đến 11h30 sáng, còn chiều sẽ là từ 13h30 – 17h hàng ngày. Giá vé vào tham quan Tháp Đôi sẽ là 8.000đ/người. Nếu đi xe, bạn sẽ phải gửi xe và mất phí là 5.000đ/xe.
2. Cách di chuyển và thời điểm đẹp để ghé thăm Tháp Đôi Quy Nhơn
Để di chuyển đến Tháp Đôi, du khách có thể đi tới đây bằng mọi phương tiện ô tô, xe máy hoặc xe khách tùy thích. Nếu đi ô tô hay xe máy, từ Cầu Đôi đi theo quốc lộ 19 về hướng thành phố khoảng 650m, bạn sẽ thấy Tháp đôi nằm ngay mạn bên trái. Ngoài ra, với du khách ở xa, có thể lựa chọn phương tiện là máy bay để tới sân bay Quy Nhơn. Sau đó đi ô tô hoặc xe khách di chuyển đến Tháp Đôi.
Quy Nhơn là thành phố du lịch biển, nên thời gian bạn đến đây du lịch cũng như ghé thăm Tháp Đôi lý tưởng nhất sẽ rơi vào từ tháng 2 đến tháng 8. Ngoài ra, để có thể tham gia vào lễ hội hàng năm tại Tháp Đôi, bạn có thể ghé vào mùng hai Tết Âm Lịch để tham quan và thưởng thức các chương trình ca múa nhạc mang tính truyền thống của dân tộc Chăm.
3. Kiến trúc độc đáo và đêm hội tại Tháp Đôi Quy Nhơn
3.1 Kiến trúc độc đáo
Di tích cụm Tháp Đôi bao gồm hai ngọn tháp nằm sát bên cạnh nhau, cao vút và được làm hoàn toàn bằng gạch nung cao. Cửa chính của hai ngọn tháp đều quay về hướng Nam, có kích thước hẹp mang hình dáng như một mũi lao sắc nhọn hướng thẳng lên bầu trời. Hiện tại người ta vẫn chưa lý giải được kỹ thuật cũng như cách xây dựng của cụm tháp này.
Cấu trúc của Tháp Đôi Quy Nhơn được chia làm hai phần chính đó là thân tháp và chân tháp. Đế chân tháp lớn được xây dựng từ đá, thân tháp là gạch nung. Tháp nhỏ có đế và thân đều được xây dựng từ gạch nung cả. Cả hai ngọn tháp được xây dựng rất chắc chắn và vững chãi.
Mọi ngóc ngách của Tháp Đôi Quy Nhơn đều có những họa tiết độc đáo riêng biệt, nhưng chung quy lại người Chăm Pa vẫn ưu tiên sử dụng tượng thần, bức phù điêu miêu tả các điệu nhảy của vũ công, chim thần Garuda,… để trang trí chính cho hai ngọn tháp. Ngoài ra còn có các chi tiết về loài tạp chủng đầu voi, mình sư tử, hình người có 6 hoặc 8 tay mang nét đặc trưng của tín ngưỡng Chăm Pa.
Bên trong lòng Tháp Đôi Quy Nhơn còn lưu giữ các hiện vật gắn liền với đời sống sinh hoạt của người Chăm Pa và người Kinh ngày xưa đó là cối đá xay bột gạo, một dụng cụ xay nhuyễn gạo để làm các món bánh dân dã. Bạn có thể vào để tìm hiểu thêm về cuộc sống của con người thời xưa.
3.2 Đêm hội Tháp Đôi Quy Nhơn
Vào mỗi mùng hai tết hàng năm, tại Tháp Đôi Quy Nhơn, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao của thành phố đều tổ chức long trọng đêm hội Tháp Đôi với nhiều tiết mục sôi động. Tiêu biểu là múa lân sư rồng và các tiết mục múa hát truyền thống của dân tộc Chăm Pa như “Huyền thoại tháp đôi”, “Chăm Pa huyền thoại”, “Hội vui làng Chăm”, “Mưa bay tháp cổ”,… vô cùng sống động và gây hứng thú với người xem.
3.3 Tháp ở phía Bắc
Tháp lớn nằm ở phía Bắc của cụm Tháp Đôi Quy Nhơn là một ngọn tháp cao khoảng 20m, có kết cấu khá cân đối và vững vàng. Phần đế tháp là đế đá được xây dựng vững trãi, bên trên từ phần thân đến ngọn tháp mang những nét kiến trúc uyển chuyển hơn với 21 hình vũ nữ được chạm khắc vô cùng tinh xảo và kỹ càng. Giữa phần thân và ngọn mái, người ta tạo điểm nhấn bằng hình tu sĩ ngồi thiền.
3.4 Tháp ở phía Nam
Còn lại của cụm Tháp Đôi Quy Nhơn là tháp nhỏ, nằm ở phía Nam, có tổng chiều cao rơi vào khoảng 18m. Họa tiết trang trí tại tháp nhỏ cũng không kém cạnh tinh xảo so với tháp lớn, nhưng thay ở tháp lớn là hình 21 vũ nữ thì ở tháp nhỏ người ta đã khắc lên đó là đàn hươu 13 với nhiều biểu cảm tinh nghịch, dễ thương nhưng thể hiện phần nào đời sống tinh thần nhiều màu sắc của người dân Chăm Pa xưa.
4. Lịch sử Tháp đôi Bình Định
Tháp Đôi có cho mình rất nhiều tên gọi khác nhau. Vì tháp nằm trên vùng đất thuộc làng Hưng Thạnh xưa nên còn có tên gọi Tháp Hưng Thạnh. Theo Quách Tấn trong sách “Nước non Bình Định”, người Pháp gọi tháp này với cái tên là Tour Kh’mer. Đây là một trong tám cụm tháp Chăm còn sót lại trên đất Bình Định ngày nay. Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 11 và đầu thế kỷ 13. Đây là thời kỳ vương quốc Chăm Pa gặp nhiều biến động.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử thăng trầm, tháp đã bị phá một cách hủy nặng nề. Tuy nhiên, từ năm 1990 đến năm 1997, Tháp Đôi ở Quy Nhơn đã được trùng tu, sửa sang lại, tôn tạo bởi những người thợ lành nghề. Cùng với sự giúp đỡ của các nhà khoa học, khảo cổ học trong nước, các chuyên gia đến từ Ba La và sự đầu tư của Nhà nước nên địa điểm này lấy lại được dáng uy nghiêm vẻ gần như ban đầu.
Hiện nay, Tháp Đôi tọa lạc trên khu đất đẹp, bằng phẳng, rộng hơn 6.000 m2. Thấp thoáng trong bóng những cây dừa, cau và hoa đại, đều những loài cây gắn liền với văn hóa Chăm. Tháp cũng trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Quy Nhơn, Bình Định.
5. Đường đến Tháp Đôi Quy Nhơn đi như thế nào
Nằm trên trục đường chính của thành phố, bạn có thể dễ dàng ghé qua Tháp Đôi bằng xe máy, xe khách hoặc ô tô:
Đường ven sông: Từ trung tâm thành phố bạn chạy dọc theo hướng đường Đống Đa, sau đó rẽ trái vào đường Hoa Lư tại điểm giao nhau với quốc lộ 19. Tiếp tục di chuyển theo con đường Hoa Lư, dọc bờ sông Hà Thanh khoảng chừng 1km rồi rẽ trái vào đường Tháp Đôi, đi khoảng 20m nữa là thấy điểm đến.
Đường trong thành phố: Từ trung tâm thành phố Quy Nhơn, bạn di chuyển dọc theo đường Trần Hưng Đạo đi theo hướng Cầu Đôi. Đi khoảng hơn 1km bạn để ý ở phía bên phải sẽ có lối rẽ vào đường Tháp Đôi, đi khoảng 250m nữa là đến địa điểm.
Địa danh liên quan
Danh sách khách sạn
Đánh giá của khách hàng
0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!
Đánh giá của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.