>
>
>
>
Tháp Pô Klông-Garai (Tháp Chàm)

Tháp Pô Klông-Garai (Tháp Chàm)

Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận

Tháp Pô Klông-Garai (Tháp Chàm)

Mô tả

Tháp Tháp Pô Klông-Garai là di tích lịch sử mang đậm bản sắc văn hóa của người Chăm vì nơi đây thờ phụng Pô Klông-Garai - vị vua đã có công rất lớn trong việc cai trị đất nước thời đó. Tháp được xây từ loại gạch nung đến đỏ sẫm đính chặt lại với nhau cùng lối kiến trúc độc đáo, những đường nét tinh tế đến từng chi tiết nên trông tháp cổ kính và tuyệt đẹp vô cùng đã thu hút đông đảo khách du lịch tới khám phá và tìm hiểu về một nền văn hóa độc đáo.

 

Tháp Pô Klông-Garai hay còn có tên gọi khác là tháp Po Klong Garai, là tên gọi chung của cụm tháp Chàm đẹp nhất ở Ninh Thuận còn sót lại ở nước ta. Được xây dựng vào cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14, với đỉnh cao trong kiến trúc xây dựng và nghệ thuật điêu khắc.
 
1. Lịch sử tháp Tháp Pô Klông-Garai
Tháp Pô Klông-Garai là một danh lam thắng cảnh ở Ninh Thuận, tháp PoKlong Garai mang đậm bản sắc văn hóa Chăm, thờ phụng vua Po Klong Garai – vị vua có công lớn trong cai trị đất nước. Tháp được xây dựng vào những năm cuối thế kỉ 13 đầu thế kỉ 14, nằm trên đồi Trầu, phường Đô Vinh.
Tháp Po Klong Garai ở Ninh Thuận có lối kiến trúc, điêu khắc đạt đến độ đỉnh cao, được Bộ Văn hóa xếp vào hạng di tích quốc gia năm 1979 và được Thủ tướng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
 
2. Di chuyển đến tháp Poklong Garai
Các bạn đi đến ngã 5 Phủ Hà, TP Phan Rang – Tháp Chàm, đi theo đường 21/8 hướng Đà Lạt. Sau đó di chuyển qua đoạn giao nhau với xe lửa, đi thêm một đoạn nữa là đến nơi. Đến Tháp Po Klong Garai, các bạn mua vé vào và tự do tham quan các khu vực của tháp.
Ngoài ra, địa điểm này cũng gần ga Tháp Chàm Ninh Thuận nên các bạn có thể ghé thăm ga và lưu lại cho mình những kỷ niệm ở nơi này. Trước đây có tuyến tàu Đà Lạt – Phan Rang, nhưng tuyến tàu này đã ngừng hoạt động từ năm 1968.
 
3. Kiến trúc tháp Poklong Garai Ninh Thuận
Kiến trúc Tháp Chàm Po Klong Garai bao gồm 3 tháp chính đó là tháp chính, tháp lửa và tháp cổng. Từ khi mới bước chân lên đồi Trầu, các bạn đã có thể nhìn thấy vẻ đẹp hùng vĩ của tháp chàm đứng sừng sững ở trên đỉnh. Càng đến gần, những đường nét tinh tế cùng lối kiến trúc độc đáo lại càng hiện rõ trước mặt. Hầu hết các tháp đều được xây từ loại gạch nung đến đỏ sẫm, dính lại với nhau bằng dầu rái.
Tháp chàm Poklong Garai ở Ninh Thuận có tháp Cổng, chính là 2 cửa thông nhau theo trục Đông – Tây. Tháp Cổng có độ cao khoảng chừng gần 9m, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỉ mỉ. Nơi này cũng là cổng ra vào hành lễ, cúng tế và tiếp đón khách của vua khi xưa.
Ở phía Nam chính là tháp Lửa – nơi có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của dân tộc Chăm Pa, mang đậm nét văn hóa Sa Huỳnh. Tháp Lửa cao 9,31 mét, dài 8,18m và rộng 5 mét, được thiết kế theo tín ngưỡng Bà La Môn. Hai mái của tháp cong cong hình chiếc thuyền khá giống với mái nhà rông của người dân tộc ở Tây Nguyên. Đây là nơi cúng tế của tu sĩ, nơi để long bào, các vật dụng cần thiết của vua Chăm Pa.
Di chuyển vào sâu hơn nữa chính là Tháp Chính – tâm điểm trong kiến trúc công trình tháp Chàm PoKlong Garai Ninh Thuận. Tháp Chính có 1 cửa chính ở hướng Đông, được điêu khắc hình ảnh thần Siva. Hai trụ đá đỡ tháp được khắc chữ Chăm cổ. Bên cạnh đó, tháp còn có 3 cửa giả hướng ra 3 phía còn lại, tạc tượng các thần ở phía trong.
Tháp chính cao khoảng hơn 20m, thiết kế nhiều tầng. Xung quanh các góc của tháp đều được gắn các tượng đá thú và biểu tượng lửa. Bên trong thờ vị vua có nhiều công lớn trong công cuộc cai trị đất nước với biểu tượng Mukha – Linga.
Trước kia, trong công cuộc khai quật tháp PoKlong Garai, người Pháp đã tìm thấy một số đồ trang sức và bát làm bằng vàng, bạc. Hiện nay, khi tiến hành khảo cổ tháp, người ta vẫn đưa ra những giả thuyết về lịch sử cũng như những câu chuyện về ngọn tháp độc đáo này.
 
4. Lễ hội tháp Poklong Garai
Hàng năm, ở di tích tháp Po Klong Garai đều được tổ chức các lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn của vị vua Pôklông Garai.
  • Lễ đầu năm: được tổ chức vào tháng Giêng lịch Chăm, là lễ mở cửa tháp Pôklông Garai.
  • Lễ cầu mưa: được tổ chức vào tháng 4 theo lịch Chăm.
  • Lễ hội Katê: đây là lễ lớn nhất trong năm của người chăm được tổ chức vào tháng 7 theo lịch Chăm. Trong 3 ngày diễn ra lễ Katê, du khách đi du lịch Ninh Thuận có thể được thưởng thức các điệu múa quạt, vũ điệu Siva của các cô gái người Chăm và rất nhiều hoạt động truyền thống khác.
  • Lễ Chabun: đây là lễ Cha trong tín ngưỡng của người Chăm, được tổ chức vào tháng 9.
Trải qua những biến cố lịch sử và sự tàn phá của thời gian, tháp Poklong Garai vẫn lưu giữ nguyên vẹn hiện vật và giá trị truyền thống trong văn hóa Chăm Pa. Nếu có cơ hội đến với TP Phan Rang – Tháp Chàm, các bạn đừng quên dành thời gian ghé thăm tháp chàm Poklong Garai Ninh Thuận để khám phá những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Chăm Pa.

 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn


Đánh giá của khách hàng

0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!

Đánh giá của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.