Tháp Po Nagar Nha Trang
Nha Trang, Khánh Hòa
Mô tả
Tháp Po Nagar Nha Trang là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Nha Trang. Tháp nằm trên một ngọn đồi xinh đẹp cạnh bờ sông Cái hiền hậu, ôn hòa. ChTháp Po Nagar Nha Trang là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Nha Trang. Tháp nằm trên một ngọn đồi xinh đẹp cạnh bờ sông Cái hiền hậu, ôn hòa. Cho dù có đứng từ đằng xa thì bạn vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy và nhận ra tháp Po Nagar bởi hình dáng cùng lối kiến trúc vô cùng đặc biệt và thú vị. Không chỉ vậy, nơi đây còn được biết đến vì vẻ đẹp huyền bí chưa có lời giải đáp cùng với các minh chứng về văn hóa, lịch sử vô cùng giá trị của người Chăm pa vùng Khauchra.
Tháp Po Nagar Nha Trang một di sản văn hóa Chăm Pa lớn nhất Việt Nam cùng với các truyền thuyết và lễ hội diễn ra xung quanh nó cũng là những điều thú vị hấp dẫn du khách đặt chân đến đây. Hãy cùng Vigotrip, tham quan qua khu di tích mang tính lịch sử này nhé.
1. Vị trí của Tháp Bà Ponagar
Tháp Bà có vị trí nằm trên ngọn đồi nhỏ cao khoảng chừng 10 – 12 mét so với mặt nước biển tại cửa sông Cái. Tháp nằm trên đường Hai Tháng Tư, tại phường Vĩnh Phước, Thành phố Nha Trang, Khánh Hoà. Với điều kiện giao thông thuận lợi, dễ đi. Du khách có thể ghé thăm Tháp Bà, với đặc điểm nhận dạng từ xa “không nhầm vào đâu được”.
Nơi đây mở cửa đón du khách tham quan bắt đầu từ 8h sáng cho đến 18h chiều. Giá vé Tháp Bà Ponagar sẽ là 22.000 đồng/người lớn và khoảng 11.000 đồng/trẻ em
2. Tên gọi của Tháp Bà
Tên gọi của tháp được đặt theo tên của một vị nữ vương là Po Ina Nagar. Đây là vị thần gây dựng ra Trái Đất, sản sinh các loài gỗ quý, cây cối và lúa gạo. Đồng thời cũng là vị thần tạo dựng nên sự sống và dạy dỗ con dân cách để lao động mưu sinh trong đời sống hằng ngày.
Bà có tất cả 38 người con gái và sau này đều hóa thân trở thành những vị nữ thần. Trong số đó có ba người được chọn làm thần bảo vệ đất đai và được thờ phụng cho tới ngày nay. Tên gọi “Tháp Bà Ponagar” được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này. Nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét.
3. Lịch sử tháp bà Ponagar
Tháp Bà Ponagar có tên gọi khác là Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar, trong tiếng Chăm Inư, Ana, Eđê, Jarai theo âm cổ gốc có nghĩa là Mẹ. Tháp được xây dựng trong khoảng từ thế kỉ thứ 8 đến hết thế kỉ thứ 13. Đây là thời kỳ đạo Hinđu đang trong giai đoạn cực thịnh tại vương quốc Chămpa cổ.
Đây là ngôi tháp đầu tiên được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ để thờ tụng nữ vương Jagadharma. Đến thời Prithi thì tòa tháp được dựng lại bằng vật liệu cứng và thờ nữ thần Bhagavati. Năm 774, quân Nam Đảo là Indonesia hiện nay vào cướp phá. Đền Ponagar bị quân Nam Đảo phá hủy, sau đó được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch. Năm 784 thì hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay, nhưng cũng đã bị phá hủy đi một phần đáng kể. Sau này quốc vương Harivarman I và con trai ông là Vikrantavarman III, đã lần lượt cho xây dựng thêm 5 tháp nữa.
4. Kiến trúc Tháp Bà Ponagar
Tháp Bà là một quần thể kiến trúc lớn và được phân bố theo 3 khối kiến trúc chính. Bao gồm Tháp Cổng, Mandapa và khu đền tháp. Do biến động của lịch sử, hiện nay khu di tích chỉ còn lại 5 công trình ở hai khu: Mandapa (tiền đình) và khu đền tháp. Tổng thể kiến trúc gồm 3 tầng, đi lần lượt từ dưới lên:
4.1 Tầng thấp
Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà hiện nay đã không còn nữa. Từ tháp cổng sẽ có những bậc thang bằng đá kéo dài dẫn lên tầng giữa.
4.2 Tầng giữa
Tháp Bà hiện nay chỉ còn lại hai dãy cột chính được dựng bằng gạch hình bát giác. Mỗi bên gồm 5 cột lớn có đường kính khoảng 1m, cao hơn 3m cùng với 12 cột nhỏ và thấp hơn đặt ở hai bên. Tất cả đều nằm trên một nền gạch cao hơn 1 mét.
Người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà lớn có mái ngói và là nơi để khách hành hương nghỉ ngơi và chuẩn bị lễ vật trước khi lên các điện bên trên để dâng lễ. Từ tầng giữa này có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn thẳng lên tầng trên cùng.
4.3 Tầng trên cùng
Đây là nơi các tháp được xây dựng, ngay phía trước ngôi tháp chính với hai dãy tháp được bao quanh bởi tường đá. Dãy tháp ở phía trước có 3 ngôi và dãy tháp phía sau với dấu vết của ba ngôi tháp khác. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi sự tàn phá của chiến tranh mà hiện nay chỉ còn lại 1 ngôi.
Tòa tháp được xây dựng dựa theo lối kiến trúc đặc trưng của người Chăm. Với lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về phía đông, mặt bên ngoài có rất nhiều các gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ thường trang trí bằng gạch với hoa văn hình vòm trông giống như đặt một chiếc tháp nhỏ nằm lên một tháp lớn vậy.
4.4 Tháp thờ chính
Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là nơi để thờ thần Po Nagar. Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần cao 2,6m được tạc bằng đá hoa cương màu đen, trước đó là gỗ trầm hương, xa hơn nữa là bằng vàng. Ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề sẽ đem lại cho du khách cảm giác mới lạ, thú vị.
4.5 Tượng bà Po Nagar
Tháp thờ chính của dãy phía trước khá lớn và cao lên đến khoảng 23 mét. Một kiệt tác về nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chămpa cổ. Đây là sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và kỹ thuật chạm nổi. Bên trong tháp khá tăm tối và lạnh lẽo.
Phía cuối tháp có một bệ thờ bằng đá ở ngay dưới tượng Bà Po Nagar mười cánh tay. Hai bàn tay ở dưới đặt lên trên hai đầu gối. Các bàn tay còn lại sẽ cầm những vât dụng như đoản kiếm, mũi tên, chùy, cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung, tù nằm ở bên trái.
Xung quanh di tích hiện nay còn có một số tượng hình người, hình thú… Trên đỉnh tháp là tượng thần Shiva cưỡi ngưu thần Nandin, cùng các tượng linh vật khác như thiên nga, dê, voi,… Mặt ngoài tháp được trang trí với những hình điêu khắc như vũ công, người chèo thuyền, xay gạo, đi săn…
4.6 Ý nghĩa Tháp Bà Ponagar
Suốt quá trình tồn tại và phát triển, người Chămpa đã để lại những di sản văn hóa khổng lồ vô cùng giá trị. Văn hoá Chămpa có ý nghĩa to lớn cả về vật chất và tinh thần dải dọc đất miền Trung. Tháp Ponagar chính là một thành tựu tiêu biểu nhất về nghệ thuật xây dựng kiến trúc đền tháp, nghệ thuật điêu khắc, bia ký và tôn giáo, tín ngưỡng. Một chứng tích rõ ràng cho sự ảnh hưởng lớn mạnh của Hindu giáo đối với người Chăm và sau này là người Việt.
Hằng năm, cứ vào ngày lễ vía Bà. Khu di tích Tháp Bà lại đón hàng vạn du khách gần xa tới thăm quan, thưởng ngoạn. Bên cạnh đó du khách còn có thể tham gia vào các nghi thức lễ bái, xen kẽ là các hoạt động tín ngưỡng dân gian như: đọc kinh cầu an, biểu diễn hát bộ, biểu diễn múa lân, múa bóng…
5. Lễ hội tháp Bà Po Nagar
Thông thường hàng năm, cứ đến ngày ngày 21 tháng 3 âm lịch chính quyền địa phương sẽ phối hợp với sở văn hóa thể thao và du lịch tổ chức “Lễ hội Tháp Bà Ponagar”. Thời gian diễn ra lễ hội sẽ bắt đầu từ ngày 21 đến ngày 23 âm lịch.
Tuy nhiên, có một điều khác biệt về lễ hội Tháp Bà Po Nagar ở Nha Trang này không chỉ dành riêng cho đồng bào người Chăm mà còn dành cho người Việt. Điều này khác biệt hoàn toàn với một số lễ hội khác của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận trên các đền tháp như Kate - lễ tưởng nhớ những người đã khuất), Yor Yang - lễ chuyển mùa, Cabbur - Lễ tưởng nhớ mẹ xứ sở, lễ mở cửa tháp…
Trình tự, lễ hội tháp Bà Po Nagar sẽ diễn ra với các nghi thức chính bao gồm:
- Lễ thay y phục: nghi lễ này được tổ chức tiến hành vào đúng giờ Ngọ ngày 20 tháng 3. Trước khi bắt đầu, vị chủ tế sẽ dâng trầm hương, nhang, hoa, trái cây và khấn vái. Sau đó, các thành viên trong đội thay y sẽ thực hiện việc sắp xếp đồ lễ trong dinh và cởi xiêm y, mũ miện để tắm tượng. Đặc biệt, nước dùng để tắm tượng được nấu từ rượu với nước và các cánh hoa có mùi thơm.
- Lễ thả hoa đăng: nghi lễ này được diễn ra từ 19 giờ đến 21 giờ ngày 20 tháng 3. Lễ sau khi thực hiện xong thì nến và hoa sẽ được thả trôi trên sông để cầu siêu cho các vong linh. Với hơn mười ngàn chiếc hoa đăng nhỏ và năm hoa đăng lớn …
- Lễ cầu quốc thái dân an: nghi lễ này bắt đầu từ 6 giờ đến 8 giờ ngày 21 tháng 3. Riêng nghi thức này sẽ do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa trực tiếp thực hiện.
- Lễ cúng Ngọ, cúng thí thực: nghi lễ này diễn ra từ 12 giờ đến 12 giờ 30 ngày 21 tháng 3 tại ngôi tháp chính. Chủ yếu là để dâng Mẫu và bố thí cho các cô hồn vất vưởng.
- Tế lễ cổ truyền: nghi lễ này diễn ra từ 4 giờ đến 6 giờ ngày 23 tháng 3, do các cụ hào lão đình Cù Lao dâng lễ theo nghi thức cổ truyền, tất cả đều rất trang nghiêm.
- Lễ Khai Diên, lễ Tôn Vương: diễn ra từ 6 giờ đến 9 giờ ngày 23 tháng 3. Sân lễ được dựng trước Mandapa - tiền đình, mặt hướng vào phía điện thờ Đức Thánh Mẫu.
- Lễ Dâng hương tạ Mẫu: diễn ra từ 23 giờ đến 24 giờ ngày 23 tháng 3, để dâng hương đăng lễ tạ ơn Thánh Mẫu.
Trong quá trình diễn ra các nghi lễ, có một nghệ thuật gọi là múa Bóng và hát Chầu Văn, hai nghi thức này được xem như là linh hồn của lễ hội tháp Bà Ponagar.
Tuy thời gian lễ hội chỉ diễn ra trong 2 ngày nhưng đã thu hút rất đông bà con tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên như Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên – Huế …đến tham gia, chiêm ngưỡng. Qua đó thể hiện nhiều ý nghĩa thiết thực về tính đoàn kết giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm. Quan trọng hơn cả, lễ hội là dịp để bà con trở về với cội nguồn, trở về với quê hương, với dân tộc. Từ đó bồi đắp, lưu truyền và truyền bá những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp cho các thế hệ sau này.
Địa danh liên quan
Danh sách khách sạn
Đánh giá của khách hàng
0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!
Đánh giá của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.