>
>
>
>
Tháp Po Sah Inư Phan Thiết

Tháp Po Sah Inư Phan Thiết

Quy Nhơn, Bình Định

Tháp Po Sah Inư Phan Thiết

Mô tả

Tháp Po Sah Inư Phan Thiết là một biểu tượng văn hóa, niềm kiêu hãnh của dân tộc người Chăm. Từ xa xưa, Việt Nam có không ít các thời kỳ phát triển, một trong số đó có vương quốc Chămpa đã góp một phần trong thời kỳ phát triển hưng thịnh nhất, người dân Chăm cũng đã để lại cho chúng ta rất nhiều kiến trúc cổ không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là về nghệ thuật mà còn có giá trị di sản cực kỳ vô giá. Một trong số những giá trị di sản ấy không thể không nhắc đến tháp Chăm Po Sah Inư. Là 1 trong 3 nhóm đền tháp Chăm thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai, có niên đại sớm từ đầu thế kỷ VIII đến thế kỷ IX.

 

Nếu có dịp đến với Phan Thiết thì du khách đừng bỏ lỡ di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Pô Sah Inư, có thể bạn sẽ không có quá nhiều ấn tượng với nơi đây vào lần đâu, nhưng khi được tìm hiểu, nghe những câu chuyện ở đây thì mới thấy được nhiều điểm cuốn hút và ma mị không thể dứt ra được.
 
1. Tổng quan và vị trí về Tháp Po Sah Inư
Tháp Po Sah Inư Phan thiết có vị trí địa lý cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng chừng 7km về hướng Đông Bắc tại địa phận phường Phú Hài, Bình Thuận. Nơi đây sẽ mở cửa cho du khách vào tham quan từ 7h00 sáng cho đến 17h00 chiều. Giá vé sẽ dao động từ 7.000 - 20.000 VND/người.
Trải dài dọc trên khắp đất nước Việt Nam, đâu đâu cũng có bóng dáng các công trình kiến trúc xưa cũ của người Chămpa vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay như một cách để lưu lại dấu ấn về thời kỳ hoàng kim của vương quốc Chăm. Nếu thành phố biển Nha Trang xinh đẹp có Tháp bà Ponagar hay vùng đất hoa vàng cỏ xanh nổi tiếng với Tháp Nhạn Phú Yên thì thiên đường miền nhiệt đới Phan Thiết cũng không kém cạnh khi sở hữu cụm Tháp Po Sah Inư cổ xưa xinh đẹp nhưng cũng không kém phần kỳ bí. Cùng với Khu di tích Trường Dục Thanh Phan Thiết, Tháp Po Sah Inư là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá lịch sử luôn luôn trường tồn mãi với thời gian. Công trình kiến trúc cổ này không chỉ có ý nghĩa về nghệ thuật mà còn củng cố thêm tính giá trị di sản của quốc gia. Đây được xem là tinh hoa văn hoá toàn vẹn nhất của thời kỳ Chămpa còn sót lại. Đến nay, quần thể này vẫn lưu giữ trọn vẹn nét đẹp uy nghi, cổ xưa và huyền bí vô cùng ấn tượng. Bạn cũng có thể dễ dàng ghé thăm ngôi Chùa Hang Bình Thuận cũng có vị trí khá gần với Tháp Po Sah Inư đấy.
 
2. Hướng dẫn di chuyển đến Tháp Po Sah Inư
Để đến với Tháp Po Sah Inư, du khách có thể di chuyển theo 2 cách gợi ý sau:
2.1 Từ sân bay đến Tháp Po Sah Inư
Hiện tại, phố biển Phan Thiết xinh đẹp chưa có sân bay phục vụ cho người dân địa phương cũng như các bạn thập phương. Chính vì thế, từ khu vực của mình, bạn có thể đáp máy bay xuống sân bay Cam Ranh. Đây là sân bay cách thành phố Phan Thiết 200km tuy khá tiện di chuyển nhưng có thể sẽ hơi mất thời gian của bạn. Từ đây, bạn bắt taxi hoặc xe khách đi qua quốc lộ 1A để đến được Tháp Po Sah Inư.
 
2.2 Từ trung tâm thành phố Phan Thiết
Nếu di chuyển từ Sài Gòn hay từ Hà Nội đi Phan Thiết, sau khi đã đến được trung tâm thành phố, bạn có thể đi taxi băng qua tuyến đường Võ Nguyên Giáp để cập bến Tháp Po Sah Inư sau khoảng tầm 30 phút di chuyển.
 
3.Tháp Po Sah Inư và phong cách kiến trúc cổ từng bị lãng quên
Theo tài liệu nghiên cứu thì đền tháp Po Sah Inư được xây dựng theo phong cách kiến trúc Hòa Lai – một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Champa trong khoảng thế kỷ IX.
Khác với những công trình đền tháp Chăm khác, tiêu biểu là đền tháp Hòa Lai ở Phan Rang – Ninh Thuận. Đền tháp Po Sah Inư có kích thước vừa và nhỏ, nhưng bù lại thì nơi đây chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa để tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí của riêng mình. Quan trọng hơn, nhóm đền tháp Po Sah Inư đa phần còn tương đối nguyên vẹn.
Với những điều này, khi đến đền tháp Po Sah Inư, bạn sẽ tận mắt chiêm ngưỡng một công trình gồm 3 đền tháp đang đứng hiên ngang trên một quả đồi cao hơn 50m. Từ trên đỉnh quả đồi nhìn xuống, có thể phóng tầm mắt nhìn lầu Ông Hoàng – nơi hẹn hò khi xưa của thi sĩ Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm, biển Mũi Né xa vịnh Phan Thiết rộng lớn.
Đầu tiên, khi đi từ dưới chân tháp lên, ngay giữa khoảng trống rộng lớn chính là ngôi tháp Bắc. Ngôi tháp này cao hơn 10m, đứng một mình và quay về hướng Đông. Tháp hiện còn khá nguyên vẹn và vẫn phô ra rõ được những đường kiến trúc Hòa Lai độc đáo.
Tiếp tục đi lên từng bậc thang, hai ngôi tháp đứng cạnh nhau từ từ xuất hiện ra với vẻ ngoài mang đậm sắc màu cổ kính. Nổi bật nhất là ngôi tháp lớn có độ cao 16m, bên trong thờ thần Shiva với bộ Linga – Yoni bằng đá trơn, biểu tượng của cơ quan sinh dục nam – nữ, vật linh thiêng nhất của người Chăm thể hiện khát vọng sinh sôi và ngày một phát triển.
Xung quanh và phía trên ngôi tháp còn có những bức phù điêu tượng thần Siva với những hình tượng trang trí uy nghiêm trên cả bốn mặt tháp và các vòm cửa giả của đền tháp. Tất cả đều thể hiện tính nghệ thuật độc đáo, cuốn hút chứa đựng đầy vẻ huyền bí của một công trình cổ xưa đã hơn 1,000 năm tuổi.
Kế bên ngôi tháp chính về hướng Đông – Bắc là ngôi điện nhỏ. Tuy ngôi điện này đã bị sụp đổ hoàn toàn phần trên. Tuy vậy, khi nhìn vào vẫn có thể nhận ra ở kiến trúc nhỏ này là phiên bản thu nhỏ của ngôi tháp chính bên cạnh.
Trải qua khoảng thời gian hơn 10 thế kỷ. Những gì mà đền tháp Po Sah Inư còn lại ngày này đều đem lại những giá trị đặc biệt, vô giá. Chính từ điều này mà vào năm 1991, cụm đền tháp Po Sah Inư được Bộ Văn Hóa Thông Tin ngày nay là Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch, xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
 
4. Huyền thoại nữ thần Po Nagar và công chúa Po Sah Inư
Thần Po Inư Nagar còn có tên gọi là Po Yan Inư Nagar Taha - thần mẹ lớn xứ sở, là nữ thần lớn của vương quốc Champa. Thần còn có tên nữa là Muk Juk, người Việt gọi với cái tên là Bà Đen, người Chăm gọi là Patao Kumay - vua của đàn bà hoặc Stri Ratjnhi - chúa của phụ nữ.
Thần Po Inư Nagar sinh ra từ một đám mây và bọt biển. Thần có 97 ông chồng, nổi tiếng nhất là Po Amư hay Po Yan Amu. Thần Po Inư Nagar sinh ra 38 cô con gái, tất cả đều hóa thành tiên nữ. Tuy nhiên, trong 38 nữ thần của Po Inư Nagar này chỉ có Po Nưgar Cahra, Po Bia Tikuh - Bà chúa Chuột bảo hộ vùng Phan Thiết. Po Cah Anaih - Nàng Cah bé bảo hộ vùng Phan Rang và Po Nưgar Gaholau - Bà xứ Trầm bảo hộ vùng Nha Trang, Phú Yên, là những vị thần được nhân dân Champa thờ phụng.
Riêng nữ thần Po Sah Inư tại vùng Phan Thiết, là người đã cùng mẹ dạy dân chúng cách làm ruộng, dệt tơ, kéo vải, chỉ dân cách đan lưới, đánh cá, thực hiện các lễ nghi, … để dân luôn sống trong ấm no, đầm ấm và hạnh phúc.
Khi mẹ thần xứ sở Po Inư Nagar hóa thân về trời, nữ thần Po Sah Inư không đi theo mà ở lại phù hộ cho nhân dân. Làm cuộc sống lúc nào cũng bình yên, thịnh vượng. Đến khi dân chúng ấm no, thiên phúc thì bà hóa về trời. Nhân dân thấy vậy thương tiếc, nhớ thương nên xây tháp, lập đền để thờ phụng bà để tỏ lòng biết ơn.
Hàng năm, cứ vào tháng giêng lịch Chăm là tháng 5 lịch Tây, trong lễ hội mừng năm mới Rija Nânga và lễ hội mở cửa tháp Poh Mbang Yang, nhân dân lại dâng cúng lễ vật, cầu mong mọi điều tốt lành.
Không chỉ nhân dân Chăm ở vùng Phan Thiết cúng kính, thờ phụng mẹ nữ thần Po Nagar và nữ thần Poh Sah Ynư. Mà tại vùng Phan Rang, nhân dân Chăm cũng lập đền thờ, thờ phụng trang nghiêm hai vị nữ thần này. Hiện đền thờ ở Phan Rang đang nằm trong địa phận của làng Chăm Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
 
5. Khám phá Tháp Po Sah Inư bằng cách trải nghiệm các hoạt động thú vị tại nơi đây
5.1 Chiêm ngưỡng lối kiến trúc ấn tượng của công trình kiến trúc cổ xưa
Tháp Po Sah Inư được thiết kế theo lối kiến trúc Hoà Lai. Đây được xem là kiểu kiến trúc đẹp, được lưu truyền phổ biến nhất của người Chămpa. Quần thể kiến trúc chia làm 3 cụm tháp chính được xây dựng từ gạch nung đỏ vô cùng chắc chắn. Tháp A có chiều cao khủng và kiến trúc bề thế nhất, thờ phụng sinh lực khí Linga – Yoni và được chạm khắc những hoa văn hình bông hoa vô cùng đẹp. Tháp B thờ thần Bò có lối kiến thiết gần tương tự với tháp A. Tháp C thì thờ thần Lửa với các nét trang trí đã bị mai một dần theo thời gian.
 
5.2 Khám phá các lễ hội độc đáo của người Chămpa
Mỗi năm, tại khu vực Tháp Po Sah Inư đều diễn ra các lễ hội mang âm hưởng của nền văn hoá truyền thống Chămpa xưa kia. Họ tổ chức lễ cầu mưa nhằm mong muốn có một vụ mùa bội thu hay làm lễ tưởng nhớ công ơn của các vị thần linh đã cứu giúp họ. Đây là dịp đặc biệt để bạn có thể hiểu hơn về đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Chămpa xưa.

 

Xem thêm
image

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn


Đánh giá của khách hàng

0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!

Đánh giá của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.