>
>
>
TP. Hồ Chí Minh 1 ngày: Khám phá Phố tàu Chợ Lớn

TP. Hồ Chí Minh 1 ngày: Khám phá Phố tàu Chợ Lớn

Thông tin tour

Thời gian:
1 ngày
Xuất phát:
TP Hồ Chí Minh
Khởi hành
Hàng Ngày
Loại hình
Tour Tham Quan

Tổng quan

Mở đầu cho chuỗi seri về những dòng chảy văn hóa vẫn diễn ra hàng ngày ngay tại Sài Gòn xin giới thiệu đến du khách nền văn hóa nổi bật và ấn tượng nhất ở Hồ Chí Minh “Phố Tàu Sài Gòn” – Phố người Hoa.

Chính sách

GIÁ TOUR BAO GỒM: - Ăn sáng ( Trải nghiệm ẩm thực Trung Hoa) – Hòa Ký Mỳ Gia - Người dẫn truyện - Chi phí vào cửa các điểm trong lịch trình - Nước suối tiêu chuẩn 1 chai/người - Tặng kèm 1 phần chè Mè đen tại tiệm chè hơn 30 năm tuổi: Hà Ký GIÁ TOUR KHÔNG BAO GỒM: - Các chi phí cá nhân phát sinh khác - Phương tiện di chuyển đến điểm hẹn tập trung

Dịch vụ bao gồm

Ăn sáng
Nước uống 1 chai 500ml/ngày
Vé tham quan 1 lần theo chương trình

Dịch vụ không bao gồm

Vé tham quan

Lịch trình

>> Khám phá Phố tàu Chợ Lớn

Mở đầu chương trình, người dẫn truyện hẹn quý khách vào lúc 7h45 tại tiệm Hòa Ký Mỳ Gia, 64 Ký Hoà, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Quý khách dùng điểm tâm sáng . Sau đấy bắt đầu hành trình khám phá Phố Tàu chợ Lớn. Không chỉ là những điểm đến vô hồn, người dẫn truyện sẽ kể bạn nghe, về văn hóa người Hoa. Một mảng màu sắc trong dòng chảy văn hóa ở Sài Gòn. 

1. Hội quán Hà Chương

Cái tên Hội quán Hà Chương được nhiều người biết tới nhất, nhưng ít ai biết rằng nơi đây còn được gọi là Hội quán Hương Châu, chùa Ông Hược hay chùa Bà Hà Chương. Trước kia, những người Hoa gốc phủ Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến đã xây dựng Hội quán để làm nơi hội họp, sinh hoạt tín ngưỡng.

Diện tích khuôn viên của Hội quán khoảng 1.500 mét vuông, khoảng sân phía trước rộng gần 300 mét vuông. Đây là một công trình độc đáo, là sự kết hợp của điêu khắc gỗ, gạch ngói và đá, bộ khung chịu lực bằng gỗ hoặc đán, mái ngói lợp ống, chân mái được viền bằng ngói xanh, theo kiến trúc của đền miếu cổ Trung Hoa.

Nhìn một cách tổng thể, mặt bằng kiến trúc của Hội quán đây gồm 3 gian nhà nằm ngang tạo thành tiền điện, chính điện và hậu điện. Bên cạnh 2 phương còn có 2 dãy nhà nằm dọc gồm tả điện và hữu điện tạo thành một công trình kiến trúc khép kín. Mặc dù vậy, nhưng khi du khách vào Hội quán sẽ không có cảm giác chật chội mà vẫn thấy thoáng đãng, bởi giữa các toà nhà đều có sân thiên tỉnh hoặc hành lang thông hương.

2. Tam Sơn Hội Quán

Cùng theo chân người dẫn truyện đến điểm tiếp theo trong hành trình là Tam Sơn Hội Quán. Hội quán Tam Sơn là một trong những hội quán lâu đời của người Hoa ở vùng Chợ Lớn. Vào năm 1839 dưới thời vua Minh Mạng, nơi đây được xây dựng bởi cộng đồng người Hoa kiều gốc Phúc Kiến.

Ban đầu, Hội quán là nơi thờ Kim Huệ Thánh Mẫu (Bà chúa Thai Sanh ), bởi vậy nơi đây trở thành địa điểm cầu tự của những gia đình hiếm muộn với lòng thành kính. Nhưng sau này, Thiên Hậu Thánh Mẫu được thờ chính tại hội quán, Kim Huệ Thánh Mẫu được đưa sang một bên, bên còn lại là Phước Đức Chánh thần.

Quan niệm của người Hoa cho rằng, Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị nữ thần có tài phép thần thông phù trợ cho người đi biển. Các thuyền viên khi có thuyền bè bị nạn ngoài biển, thường đến đây để gọi vái bà. Bên cạnh đó, chùa Tam Sơn cũng thờ các ban thờ Quan m, Ngọc Hoàng, Tam Thanh, Quan Công, Thần Tài m Phủ, Thái Tuế Long Vương,...

Tuy đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng Hội quán Tam Sơn vẫn giữ được những nét kiến trúc gốc huy hoàng của mình. Ngôi chùa sở hữu kiến trúc đặc trưng của người Trung Hoa, do vậy nơi đây vừa có nhiều giá trị lịch sử, vừa có giá trị về văn hoá.

3. Chùa Bà Thiên Hậu

Một cái tên quá đỗi quen thuộc khi nhắc đến các ngôi chùa nổi tiếng của người Hoa ở quận 5. Được khởi công xây dựng vào năm 1760, Chùa Bà Thiên Hậu còn có tên gọi là Chùa Bà Chợ Lớn ( theo cách gọi của người Việt ), người Hoa thì gọi là Phò Miếu tức Miếu Đức Bà, đây cũng được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa gốc Việt, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Bà Thiên Hậu nằm ở khu trung tâm người Hoa tại Sài Gòn thời bấy giờ. Kiến trúc đặc trưng của mang nét truyền thống người Trung Hoa, nhất là phần lợp mái. Mặt trước của phần mái có chấm phá vài nét phù điêu bằng gốm sứ, biểu tượng nét văn hoá, tín ngưỡng người Hoa như: cá chép hoá rồng, Lưỡng Long Tranh Châu và các bức phù điêu khác.

Tại đây cũng diễn ra lễ hội Vía Bà ( ngày 23/3 m lịch ), một trong những ngày hội lớn của người Việt gốc Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi ngày chùa Thiên Hậu đón hàng trăm lượt người đến tham quan và cúng bái, ngoài ra đây cũng là địa điểm được nhiều bạn trẻ đến để cầu duyên.

4. Miếu Nhị Phủ

Đến nơi đây, người dẫn truyện sẽ kể các bạn nghe về câu chuyện hình thành nên ngôi miếu này, và cũng sẽ biết thêm những điều thú vị về “Thần tài” của người Hoa, người Việt có sự khác biệt như thế nào. Cuối thế kỷ 17, nhiều người Hoa hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến vào vùng Đề Ngạn ( khu vực Chợ Lớn ngày nay ) để sinh sống và lập nghiệp nên họ đã xây dựng nên ngôi miếu tên là Nhị Phủ để thờ cúng, sinh hoạt tín ngưỡng và giữ gìn phong tục tập quán Trung Hoa.

Bởi thế, Miếu Nhị Phủ trước đó còn có tên gọi là Hội Quán Nhị Phủ, ngày này người dân Chợ Lớn thường gọi với cái tên là chùa Ông Bổn - một vị thần bảo vệ đất đai và con người. Vào năm 1998, Miếu Nhị Phủ được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích Văn Hoá Lịch sử cấp quốc gia Việt Nam.

Du khách có thể thấy trong hầu hết các miếu chùa của Người Hoa đều thờ chính là bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, nhưng miếu Nhị Phủ là nơi duy nhất thờ chính Bổn Đầu Công vì thế chùa còn có tên gọi là chùa Ông Bổn. Đây chính là điểm khác biệt của Chùa đối với các chùa khác của người Việt gốc Hoa tại Sài Gòn.

Những ngày lễ lớn tại Chùa Ông Bổn mà bạn có thể đến dự đó là ngày Rằm tháng Giêng và Rằm tháng Tám, bởi hai ngày này được cho rằng là ngày sinh và ngày mất của Ông Bổn. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể đến hành hương hoặc tham quan nơi đây vào các ngày trong năm. Tuy nhiên, bạn sẽ có cơ hội tham dự nhiều hoạt động văn hoá của người Hoa như: múa lân, biểu diễn võ thuật, múa rồng,... vào hai ngày lễ lớn của Miếu Nhị Phủ.

5. Hội Quán Ôn Lăng

Điểm dừng chân tiếp theo nằm ở số 12 Lão Tử, phường 11, quận 5, Ôn Lăng hội quán là công trình tâm linh có lịch sử hơn 300 năm của người Việt gốc Hoa ở khu vực Chợ Lớn. Ban đầu chùa có tên là Hội quán Ôn Lăng, được xây năm 1740 chủ yếu để thờ Bà Thiên Hậu theo tín ngưỡng dân gian của người Hoa. Sau này, hội quán thờ thêm bà Quan Âm Bồ Tát nên người Sài Gòn thường gọi Ôn Lăng hội quán là chùa Quan Âm cho gần gũi.

Sở dĩ hội quán có cái tên Ôn Lăng là bởi đây là một địa danh ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Vào thế kỷ 18, đã có cuộc di cư diện rộng của người Hoa ở tỉnh Phúc Kiến sang Việt Nam và định cư ở vùng Chợ Lớn như ngày nay.

Hiện nay, hội quán Ôn Lăng còn lưu giữ rất nhiều hiện vật lịch sử có giá trị. Điểm qua có thể kể tới các bức phù điêu bằng gỗ chạm thiếp vàng; bộ trống, đỉnh gang có từ thời Quang Tự (thời nhà Thanh), quả chuông đúc cùng nhiều hoành phi, câu đối… Đặc biệt là tập tục “đánh tiểu nhân” để cầu bình an,may mắn, xua đuổi sự xấu xa. 

6. Phố lồng đèn Lương Nhữ Học

Và cuối cùng, Phố đèn lồng tại Lương Nhữ Học, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm hấp dẫn không thể bỏ qua. Cứ mỗi năm, cứ đến Rằm tháng Tám là nơi đây bắt đầu nhộn nhịp và rực rỡ, đặc biệt là vào buổi tối khi ánh đèn lồng đủ loại sắc màu và kiểu dáng tạo cho con phố vẻ đẹp lung linh, thơ mộng, huyền ảo.

Cứ mỗi năm sau rằm tháng 7 là khu phố lồng đèn bắt đầu nhộn nhịp và rực rỡ vào mỗi tối với ánh đèn đủ màu sắc từ các loại lồng đèn khác nhau. Càng gần đến với trung thu thì con phố này trở nên đông hơn, người thì đến mua đèn, người thì đến chụp ảnh, người thì trải nghiệm con phố người hoa đặc trưng này.

Vào những ngày Rằm trung thu không chỉ trẻ con mà thậm chí cả người lớn, các bạn trẻ cũng háo hức tới con phố này để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp đẽ bên nhau dưới ánh đèn lồng 

Trải nghiệm ẩm thực Trung Hoa

Sau khi tìm hiểu hết các địa điểm đặc trưng thì người dẫn truyện sẽ cùng quý khách dừng chân, trải nghiệm những món ăn đặc trưng của Người Hoa: sủi cảo, há cảo, vịt quay Bắc Kinh, mì vịt tiềm hay là cháo Tiều, xôi cadé… (Chi phí tự túc)

THÔNG TIN ĐẶT TOUR

Ngày khởi hành

Người lớn
580,000 VNĐ

Có thể bạn quan tâm


Đánh giá của khách hàng

0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!

Đánh giá của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.