>
>
Huyện Gia Lâm

Huyện Gia Lâm

Huyện Gia Lâm

Mô tả

Huyện Gia Lâm là một quận ngoại thành của Hà Nội, nơi nối liền Thủ đô với nhiều tỉnh thành lớn phía Bắc. Đây cũng là điểm du lịch Hà Nội thu hút đông đảo khách thập phương bởi nhiều địa danh đẹp, khu vui chơi hấp dẫn và làng nghề lâu đời nổi tiếng.

1. Địa lý

Huyện Gia Lâm nằm ở phía đông ngoại thành của thủ đô Hà Nội, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 12 km, có vị trí địa lý:

- Phía đông giáp thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
- Phía tây giáp quận Long Biên, quận Hoàng Mai và huyện Đông Anh
- Phía nam giáp huyện Thanh Trì và huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
- Phía bắc giáp thành phố Từ Sơn và huyện Tiên Du thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Về mặt địa lý, huyện Gia Lâm được phân ra làm ba khu vực, ngăn cách bởi dòng sông Đuống, bao gồm:

- Cụm Bắc Đuống: thị trấn Yên Viên và 7 xã: Yên Viên (xã), Yên Thường, Dương Hà, Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Phù Đổng, Trung Mầu.
- Cụm Nam Đuống: thị trấn Trâu Quỳ và 7 xã: Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Phú Thị, Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi.
- Cụm Sông Hồng: 6 xã: Đông Dư, Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức, Đa Tốn, Kiêu Kỵ.

Huyện Gia Lâm có diện tích 116,64 km², dân số năm 2022 là 309.353 người, mật độ dân số đạt 2.652 người/km².

2. Hành chính

Huyện Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Trâu Quỳ (huyện lỵ), Yên Viên và 20 xã: Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Phú Thị, Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi, Đông Dư, Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Yên Thường, Yên Viên, Dương Hà, Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Phù Đổng, Trung Mầu.

3. Làng nghề

Gia Lâm với lợi thế là huyện cửa ngõ phía Đông của thủ đô có nhiều tuyến giao thông quan trọng. Các làng nghề, làng có nghề phát triển ở nhiều ngành nghề như gốm sứ, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm, buôn bán, cây giống ăn quả ngắn và lâu năm, cơ kim khí... Cùng với quá trình đô thị hóa và sự phát triển của xã hội nhiều làng nghề thuộc nhóm như mây tre đan, dâu tằm đang bị mai một dần.

- Nghề gốm truyền thống: Làng gốm sứ Bát Tràng, Kim Lan một nét đẹp nghề gốm truyền thống: Ở Việt Nam có nhiều nơi làm nghề gốm sứ trong đó có làng nghề gốm Bát Tràng, Kim Lan có từ lâu nay là hai xã cùng tên thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Từ thế kỷ XV sử sách đã ghi chép nhiều về những sản phẩm ở đây. Gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả ở nhiều nơi trên thế giới.

Sản phẩm gốm sứ truyền thống của Bát Tràng có bát, đĩa, ấm, chén, lục bình, đôn, chậu... Ngày nay gốm sứ Bát Tràng rất đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc hình dáng nhưng nét truyền thống vẫn giữ được phong cách riêng. Gốm sứ đã có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới như: bát khắc hoa sang Thụy Điển, lọ quả dưa sang Nga, lọ chè sang Pháp... và nhiều mặt hàng khác như các loại bình, lọ hoa, đèn gốm, vật liệu gốm xây dựng...

Trong nghề gốm ngoài các yếu tố về đất, nhiệt độ nung, tạo dáng... còn rất quan trọng ở kỹ thuật men. Có một số màu men độc đáo sau một thời gian dài tưởng đã bị thất truyền nhưng nhờ sự học hỏi tìm tòi khám phá của những nghệ nhân gốm sứ đã được khôi phục lại.

Các loại men rạn, men lá dong, men xê da đông... Ngày nay Bát Tràng cũng là nơi tham quan của du khách khi đến Hà Nội cùng với du lịch các tuyến điểm dọc sông Hồng của Hà Nội - thủ đô văn hiến - một mảnh đất tổ của nhiều nghề trong đó có nghề gốm.

Các làng nghề truyền thống, làng nghề, nghề truyền thống, làng có nghề, nghề phụ tập trung ở huyện:

- Làng nghề dát vàng, quỳ, sơn son thiếp vàng thôn Kiêu Kỵ (Kiêu Kỵ)
- Làng nghề vải vóc, thuốc bắc, mứt sen Ninh Hiệp
- Nghề làm nến diêm Công Đình (Đình Xuyên)
- Nghề ươm cây giống thôn An Lạc (Trâu Quỳ)
- Mây tre đan (chổi, giá, điếu, cọc móng...) thôn Quang Trung (Dương Quang)
- Trồng ổi, dưa bẹ, rau thơm Đông Dư
- Nghề làm cây giống Đào Xuyên (Đa Tốn)
- Làng nghề gốm sứ ở Kim Lan
- Nghề hàng xáo thôn Bình Trù (Dương Quang)
- Nghề làm cây giống Cửu Việt (Trâu Quỳ)
- Làng nghề hoa giấy, cây cảnh, bò sữa Phù Đổng
- Nghề làm bánh thôn Đình (Dương Xá)
- Bún bánh, phở, thực phẩm làng Vân (Yên Viên)[16]
- Rau sạch, an toàn ở Văn Đức
- Làng nghề rau Đổng Xuyên (Đặng Xá)
- Nghề may và may da ở Kiêu Kỵ
- Thợ nề, mộc, hàng xáo Yên Mỹ (Dương Quang)
- Nghề làm đậu phụ thôn Đanh (Dương Xá)
 Nghề ươm chiết ghép thôn Thuận Phú (Đông Dư)
- Làng nghề gốm sứ thôn Bát Tràng (Bát Tràng)
- Nghề xây dựng, bột nghệ thôn Đá (Dương Xá)
- Nghề giết mổ gia súc Linh Quy (Kim Sơn)
- Nghề trồng dâu nuôi tằm làng Chi (Lệ Chi)
- Nghề làm cây giống An Đào (Trâu Quỳ)
- Nghề làm cây giống Đào Nguyên (Trâu Quỳ)
- Nghề nấu rượu thôn Trung (Dương Hà)
- Nghề sơ chế hành tỏi Thuận Quang (Dương Xá)
- Nghề buôn bán đường dài một số ở các thôn phía tây bắc cụm Bắc Đuống
- Nghề làm cây giống An Phú (Trâu Quỳ)
- Làng nghề gốm sứ Giang Cao (Bát Tràng)
- Buôn bán đồ may mặc Trùng Quán (Yên Thường).

4. Địa điểm nổi tiếng

- Làng gốm Bát Tràng

- Chùa Kiến Sơ

- Đền Phù Đổng

- Chùa Keo

- Đền Nguyên Phi Ỷ Lan

- Khu du lịch sinh thái Cánh Buồm Xanh

5. Địa điểm lưu trú

- Thanh Bình Motel

- HM Homestay

- Nam Anh Motel

- Lyn House

- Khánh Linh Motel

Xem thêm
image

Danh sách phường xã

Địa danh liên quan