>
>
Huyện Hoài Đức

Huyện Hoài Đức

Huyện Hoài Đức

Mô tả

Huyện Hoài Đức là địa phương có nhiều di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, mô hình nông nghiệp gắn với du lịch xanh.

1. Địa lý

Huyện Hoài Đức nằm ở ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 16km, có vị trí địa lý:

- Phía bắc giáp huyện Đan Phượng

- Phía tây giáp huyện Quốc Oai và huyện Phúc Thọ với ranh giới là sông Đáy

- Phía nam giáp quận Hà Đông và huyện Quốc Oai

- Phía đông giáp quận Bắc Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm và quận Hà Đông

Huyện có địa hình tương đối bằng phẳng. Sông Đáy chảy qua phía tây huyện, tạo thành ranh giới với các huyện Phúc Thọ và Quốc Oai. Dân số huyện năm 2019 là 262.943 người, trong đó 9% dân số theo đạo Thiên Chúa.

2. Lịch sử

Tên gọi Hoài Đức có từ năm 622 đời Đường, niên hiệu Vũ Đức do huyện Tống Bình tách ra làm 2 huyện Giao Chỉ và Hoài Đức.

Năm 621 đổi Tống Bình thành Tống Châu, tách đặt 2 huyện Hoằng Giáo và Nam Định. Nghĩa là Tống Châu gồm 2 huyện Hoằng Giáo và Nam Định. Thành lập Từ Châu gồm 3 huyện Từ Liêm (có sông Tô Lịch), Ô Diên (chỗ sông Hồng tiếp sang sông Đuống, nay là Phùng, Đan Phượng) và Vũ Lập.

Năm 622 tách Tống Châu đặt thêm huyện Giao Chỉ và huyện Hoài Đức. Nghĩa là Tống Châu gồm 4 huyện Hoằng Giáo, Hoài Đức, Nam Định, Giao Chỉ. Năm 623 đổi Tống Châu thành châu Nam Tống.

Năm 627, bỏ châu Nam Tống, lấy 3 huyện Hoằng Giáo, Hoài Đức và Giao Chỉ kia để lập lại huyện Tống Bình (nay khoảng Hoài Đức, Từ Liêm). Dời huyện Giao Chỉ đến Nam Từ Châu rồi đổi tên nó thành huyện Giao Chỉ mới (khoảng Đan Phượng, Phúc Thọ) trên đường sang Phong Châu (Thạch Thất, Sơn Tây).

Thời Lý-Trần, phần đất huyện Hoài Đức hiện nay thuộc thuộc châu Từ Liêm và huyện Từ Liêm, phủ Đông Đô, lộ Đông Đô. Thời Lê, phần đất huyện Hoài Đức hiện nay thuộc huyện Đan Phượng và huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.

3. Hành chính

Huyện Hoài Đức có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Trạm Trôi (huyện lỵ) và 19 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở.

4. Văn hóa, kiến trúc, di tích

Nghệ thuật

Nghệ thuật tranh Kim Hoàng là một trong bốn nghệ thuật tranh: tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng, tranh làng Sình.

Kim Hoàng (vùng đất nay thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức) là hợp nhất của hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng, xây dựng đình chung vào ngày 3 tháng 2 năm Chính Hòa thứ 22. Tranh Kim Hoàng cũng giống như ba dòng tranh trên, cũng đủ loại như thờ cúng, chúc tụng, châm biếm... Dòng tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỷ mỷ hơn tranh Đông Hồ, màu sắc tươi hơn dòng tranh Hàng Trống. Về màu, tranh Kim Hoàng dùng mực tàu, trắng là thạch cao, chàm xanh từ mực tàu hòa với màu nước chàm và các màu lấy từ thiên nhiên... Giấy in không quét điệp như tranh Đông Hồ, cũng không dùng giấy xuyến như tranh Hàng Trống mà in trên giấy đỏ, giấy hồng điều, giấy tàu vàng... Ví dụ như tranh lợn bột in hình con lợn mình đen, viền trắng cách điệu rất ngộ nghĩnh trên giấy nền đỏ tạo một vẻ đẹp gây ấn tượng mạnh mẽ trong dòng tranh Kim Hoàng. Cũng như các dòng tranh khác, tranh Kim Hoàng cũng dần bị thất truyền. Ngày nay, một vài ván in của dòng tranh này vẫn được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Công trình, di tích

- Chùa Tổng La Phù

- Quán Giá

- Quán Linh Tiên

- Tượng đài Sấu Giá

- Lăng quận công Phạm Mẫn Trực

- Lăng quận công Phạm Đôn Nghị

- Đình Kim Hoàng

- Chùa, Đình, Quán Lại Yên

- Đình Tiền Lệ

- Chùa Hương Trai

- Đình Sơn Đồng

- Đình Giang Xá

5. Các địa điểm lưu trú

- Khách sạn Oriana Hanoi

- Hotel Royal II Hanoi

- Royal Dương Nội Hotel

- Lenka Hotel

Xem thêm
image

Danh sách phường xã

Địa danh liên quan