>
>
Huyện Lập Thạch

Huyện Lập Thạch

Huyện Lập Thạch

Mô tả

Lập Thạch nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Nơi đây sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt và nền văn hóa độc đáo. Lập Thạch là một điểm đến đặc biệt của du lịch Vĩnh Phúc với hàng trăm di tích lịch sử và văn hóa, trong đó có đến 25 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia.

1. Địa lý

Huyện Lập Thạch nằm ở phía tây của tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí địa lý:

- Phía đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương
- Phía tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
- Phía nam giáp huyện Vĩnh Tường
- Phía bắc giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Huyện Lập Thạch có diện tích 173,10 km², dân số năm 2008 là 123.664 người, mật độ dân số đạt 714,4 người/km².
Lập Thạch có cấu tạo địa tầng cổ. Khu vực xung quanh núi Sáng và các xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Liễn Sơn ở hữu ngạn sông Phó Đáy, diện tích hàng chục km² có tuổi đại nguyên sinh. Vùng ven rìa trước núi Tam Đảo thuộc xã Đạo Trù có tuổi đại trung sinh. Như vậy, huyện Lập Thạch nằm trên một địa tầng rất vững vàng, rất cổ xưa, nơi "trẻ" nhất cũng cách ngày nay trên 200 triệu năm. Từ địa tầng đó đã xuất hiện hai thành tạo magma xâm nhập đáng kể là khối núi Sáng, tổng diện tích 70 km² và khối các núi Bầu, núi Lịch, núi Ngang, diện tích nhỏ hơn, nằm hai bên bờ sông Phó Đáy, từ xã Hợp Lý đến các xã Yên Dương, Bồ Lý, tuổi tuyệt đối là 350 triệu năm.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 22 °C, số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ, lượng mưa trung bình 1.500-1.800 mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng 84%, khí hậu Lập Thạch được chia làm 4 mùa rõ rệt. Mưa nhiều vào mùa hè gây úng lụt vùng trũng do nước từ các dãy núi lớn, như Tam Đảo, và từ sông Lô, sông Đáy trút vào đồng chiêm, nhiều khi tràn ngập ra cả đường liên huyện, liên xã gây cô lập các cụm dân cư và các xã. Mùa đông khí hậu khô hanh thậm chí gây hạn hán tại nhiều vùng đồi, núi.

2. Hành chính

Huyện Lập Thạch hiện có 20 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn: Lập Thạch (huyện lỵ), Hoa Sơn và 18 xã: Bàn Giản, Đình Chu, Hợp Lý, Liễn Sơn, Quang Sơn, Thái Hòa, Triệu Đề, Văn Quán, Xuân Hòa, Bắc Bình, Đồng Ích, Liên Hòa, Ngọc Mỹ, Sơn Đông, Tiên Lữ, Tử Du, Vân Trục, Xuân Lôi.

3. Văn hóa

Lập Thạch là vùng đất có nhiều truyền thống văn hóa của tỉnh Vĩnh Phúc. Những dấu ấn tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân bản địa qua lịch sử lâu dài hiện nay còn xuất hiện với mật độ dày đặc trong huyện, như như lễ "bắt chạch trong chum", "leo cầu" tại làng Thạc Trục (nay thuộc thị trấn Lập Thạch); "nghi lễ cầu đinh", "cầu tế nõ nường" tại xã Đức Bác; tục "đá cầu", "cướp phết" tại xã Bàn Giản biểu hiện tín ngưỡng phồn thực rõ rệt; lễ hội xuống đồng của người Cao Lan cầu mưa thuận gió hòa và mùa màng tươi tốt... Bên cạnh những phong tục, lễ hội cổ sơ đó là những kiến trúc nổi tiếng như đình Sen Hồ, đền thờ Trần Nguyên Hãn.

Trước khi Sông Lô tách thành huyện riêng, toàn huyện Lập Thạch có ít nhất 22 làng, thôn thờ tới 79 vị thần núi, thần sông với nhiều tín ngưỡng cổ thờ thần đá, thần cây, thần sông, thần núi... một vài nơi còn tồn tại việc thờ cúng các vật tính giao, một loại hình tín ngưỡng cũng rất cổ. Lập Thạch có trên 100 di tích lịch sử văn hóa ở khắp các xã, thị trấn, trong đó có 25 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, có mật độ dày nhất tỉnh Vĩnh Phúc.

4. Làng nghề

Lập Thạch có những sản phẩm làng nghề thủ công và nghề truyền thống có thể kể đến như:

- Làng nghề vận tải thủy Phú Hậu (Sơn Đông)

- Nghề làm tương Quang Trung (Tiên Lữ)

- Làng mây tre đan Xuân Lan (Văn Quán)

- Nghề làm cá thính Minh Trụ (Tiên Lữ)

- Làng mây tre đan Triệu Xá (Triệu Đề)

- Làng mây tre đan Nhật Tân (Văn Quán)

- Làng nghề hoa cây cảnh Đại Đề (Triệu Đề)

- Làng bánh gạo rang Tân Thành (Tiên Lữ).

5. Địa điểm nổi tiếng

- Đình Tây Hạ

- Đền thờ Trần Nguyên Hãn

- Núi Sáng

- Chùa Sen Hồ - Linh Quang Tự

- Miếu Rừng Thờ

6. Địa điểm lưu trú gần Lập Thạch

- Lưu trú 5 sao tại Vĩnh Phúc

- Lưu trú 4 sao tại Vĩnh Phúc

- Lưu trú 3 sao tại Vĩnh Phúc

Xem thêm
image

Danh sách phường xã