Huyện Yên Lạc
Mô tả
1. Vị trí địa lý
Huyện Yên Lạc nằm ở phía nam của tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
- Phía tây giáp huyện Vĩnh Tường
- Phía nam giáp huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
- Phía bắc giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Dương.
Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 107,65 km², dân số là 156.456 người, mật độ dân số đạt 1.453 người/km². Dân số phân theo thành thị là 14.986 người, dân số phân theo nông thôn là 141.470 người.
Nằm trên ranh giới của Yên Lạc với Mê Linh có con sông Cà Lồ, nối sông Hồng với sông Cầu.
Vùng đất Yên Lạc từ xưa đã là nơi thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Thế kỷ X, tướng Nguyễn Khoan đã cát cứ ở đây để mở rộng địa bàn và trở thành thế lực thôn Nguyễn hùng mạnh, phát triển thành một trong 12 sứ quân trên lãnh thổ Tĩnh Hải quân bấy giờ. Ngày nay cụm di tích Đền Gia Loan - chùa Biện Sơn - Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc trở thành biểu tượng văn hóa và là điểm đến hấp dẫn của huyện Yên Lạc.
2. Hành chính
Huyện Yên Lạc có 17 được đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Yên Lạc (huyện lỵ), Tam Hồng và 15 xã: Bình Định, Đại Tự, Đồng Cương, Đồng Văn, Hồng Châu, Hồng Phương, Liên Châu, Nguyệt Đức, Tề Lỗ, Trung Hà, Trung Kiên, Trung Nguyên, Văn Tiến, Yên Đồng, Yên Phương.
3. Di tích
- Khu di tích Đồng Đậu: là khu vực di chỉ khảo cổ học có giá trị, nằm liền kề với đền Gia Loan và chùa Biện Sơn thờ sứ quân Nguyễn Khoan.
- Đền Gia Loan và các di tích thờ sứ quân Nguyễn Khoan, một tướng trong thời loạn 12 sứ quân.
- Đền Thính (hay còn gọi đền Bắc Cung) là một trong hệ thống Tứ cung nổi tiếng của xứ Đoài, thuộc làng Thư Xá, xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Làng nghề
Huyện Yên Lạc có nhiều làng nghề và làng có nghề. Nghề mộc tập trung ở thị trấn Yên Lạc, Yên Phương. Nghề thu gom phế liệu và tái chế nhựa ở các xã Tề Lỗ, Trung Nguyên, Đồng Văn, Yên Đồng. Nghề trồng dâu nuôi tằm ở các xã ven sông Hồng nhưng đến nay hầu như đã mai một. Các làng nghề, nghề phụ, nghề mới của huyện Yên Lạc (vùng đất trăm nghề) của tỉnh Vĩnh Phúc:
- Làng nghề mổ xẻ cơ giới Tề Lỗ
- Làng nghề tơ, nhựa Tảo Phú (Tam Hồng)
- Nghề mộc thôn Lũng Hạ (Yên Phương)
- Trồng chuối ở Liên Châu
- Nghề buôn tóc, phế liệu Thiệu Tổ (Trung Nguyên)
- Làng nghề mộc thôn Đông (thị trấn Yên Lạc)
- Có nghề làm bánh mì xóm Mới (Yên Đồng)
- Làng nghề mộc Phương Trù (Yên Phương)
- Làng thu gom phế liệu Đồng Lạc (Đồng Văn)
- Thu gom phế liệu Lạc Trung (Trung Nguyên)
- Chăn, ga, gối, đệm thôn Gia (Yên Đồng)
- Nghề thu gom phế liệu thôn Lỗ Quynh (Trung Nguyên)
- Làng nghề mộc thôn Tiên (thị trấn Yên Lạc)
- Làng nghề mộc thôn Đoài (thị trấn Yên Lạc)
- Tái chế nhựa Đông Mẫu (Yên Đồng)
- Thu gom phế liệu thôn Yên Lạc (Đồng Văn)
- Nghề thu gom phế liệu Xuân Chiếm (Trung Nguyên)
- Nghề mộc một số ít ở các thôn phía Bắc huyện
- Làng nghề mộc thôn Trung (thị trấn Yên Lạc).
5. Các địa điểm nổi tiếng
- Đền Tranh
- Chùa Biện Sơn
- Đền Hai Cụ
6. Các địa điểm lưu trú gần Yên Lạc