Bản dân tộc Vân Kiều
Quảng Trị
Mô tả
Bản dân tộc Vân Kiều là địa điểm thích hợp để khám phá văn hóa, nếp sống nơi đây thực sự cũng sẽ mang lại những kiến thức mới bổ sung cho trải nghiệm sống của bạn thêm phong phú. Người dân ở bản có truyền thống anh hùng từ lâu với những hoạt động đấu tranh chống ngoại xâm rất kiên cường và đoàn kết trong quá khứ. Ghé thăm bản dân tộc Vân Kiều du khách để được khảo sát các nét rực rỡ về văn hóa cổ truyền, khảo sát nhạc cụ cồng chiêng, khèn bè, Ta Lư và làng nghề cổ truyền đan lát, dệt thổ cẩm… Cùng vui chơi quanh bản làng, trò chuyện cùng cư dân trong bản và thưởng thức các đồ ăn đặc sản nổi tiếng địa chỉ đây khi du lịch Đakrông Quảng Trị.
1. Vài nét về Bản dân tộc Vân Kiều
Bru-Vân Kiều là một trong 3 dân tộc bản địa cư trú ở miền núi Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Xưa kia người Bru đã từng sinh tụ ở miền Trung Lào, sau do những biến động lịch sử họ phải di cư đi các nơi, một bộ phận đi theo hướng tây bắc sang Thái Lan, một bộ phận đi về hướng đông tụ cư ở tây Quảng Trị, họ dựng làng ở xung quanh hòn núi Viên Kiều, về sau gọi là người Vân Kiều.
2. Tìm hiểu về Bản dân tộc Vân Kiều
Xã hội truyền thống của người Bru đã được thiết lập khá vững chắc gọi là vil (làng). Mỗi vil có thể gồm nhiều Mu (có nơi gọi là mui hoặc dạ) hoặc một Mu cư trú (Mu có thể coi như họ, là nhóm hay một đơn vị ngoại hôn). Những người cùng một mu có cùng nguồn gốc huyết thống tính theo dòng họ cha, hay nói xa hơn là có chung một ông tổ - tô tem. Gia đình người Bru theo chế độ gia đình nhỏ phụ quyền do người đàn ông già nhất làm chủ, khi ông ta chết, quyền hành và tài sản được trao cho con trai trưởng, còn con gái không được chia tài sản, nếu có cũng chỉ rất ít so với con trai. Quan hệ giữa các gia đình trong cùng một mu, trong vil vẫn rất gần gũi và gắn bó, thường xuyên giúp đỡ nhau, cùng chung trách nhiệm và chia sẻ khi vui, buồn, lúc có hoạn nạn. Phần đông người Bru - Vân Kiều cư trú trong các làng tương đối biệt lập trên đồi hoặc lưng chừng núi, dọc theo các con nước (trừ những khu vực được định cư lâu đời). Các nhà trong làng thường xếp theo chiều dài của các đoạn sông, suối, có nơi còn bố trí theo hình bầu ục hoặc hình tròn. Nhà trong làng phải bố trí theo một trật tự nhất định, sao cho các cây đòn nóc giữa các nhà gần nhau không được có hướng đâm vào nhau. Nhà của người Bru là nhà sàn hai mái, lợp bằng lá mây hoặc lá cọ, nhưng cũng có nơi (thường là nhóm Vân Kiều) nhà làm mái tròn. Kích thước ngôi nhà lớn hay nhỏ phụ thuộc vào gia đình giàu hay nghèo. Tuy nhiên, mọi ngôi nhà đều có 2 cửa chính, một chủ yếu dành cho nữ, một cho nam và khách nam. Cách bố trí trong nhà tuân theo một nguyên tắc nhất định.
Người Bru-Vân Kiều mỗi năm làm 2 vụ lúa nước. Ngoài ra, họ còn chăn nuôi trâu bò lấy sữa và trồng một số cây công nghiệp, cây ăn quả ngắn ngày, nhưng nhìn chung vẫn là nông nghiệp nương rẫy. Gắn liền với nền kinh tế nương rẫy, người Bru-Vân Kiều thờ thần lúa (dàng sro) gắn liền với những lễ cúng vào những dịp phát rẫy, trỉa hạt, tuốt lúa, hoặc sau khi thu hoạch. Bên cạnh đó, người Bru-Vân Kiều còn thờ cúng tổ tiên (ông bà, cha mẹ, những đồng tộc từ 16 tuổi trở lên), mỗi gia đình có một bàn thờ riêng (t’ nông chel). Bên cạnh đó là một nhà thờ nhỏ (đông sok ku mui) được đặt ở những nơi cao ráo, hẻo lánh, ít người và thú rừng qua lại. Hình thức thờ cúng tại đây được xếp theo thứ tự người trên kẻ dưới, từ phải sang trái, có thể coi như một tộc phả. Tôn giáo của người Bru còn dấu vết của tô tem giáo vì xưa kia mỗi mu là một đơn vị tô tem. Đi liền đó là kho tàng văn nghệ dân gian rất phong phú, đa dạng thể hiện qua số lượng nhạc cụ rất, làn điệu ca hát, truyện kể….
Trong trang phục, do tiếp xúc với người Việt và người Lào, nên ít nhiều chịu ảnh hưởng của người Việt và người Lào. Hôn nhân của người Bru-Vân Kiều là một vợ một chồng, cư trú bên chồng với nhiều nghi lễ phức tạp, thể hiện tính chất mua bán và còn nhiều tàn tích của hôn nhân cướp đoạt. Đối với tang ma, nếu trong nhà có người chết, buồng ngủ của người đó được phá ra, thi thể được đặt trong quan tài (thường làm bằng vỏ cây hoặc đan bằng giang, nứa, có nơi làm bằng khúc gỗ bổ đôi khoét giữa), chôn xong bỏ hẳn, không cải táng, nhưng có thủ tục rước ma sang trả nhà trưởng họ. Người chết dưới 16 tuổi và chết bất đắc kỳ tử thường chết đâu chôn đó, không được mai táng theo nghi thức trên và không rước ma về.
Địa danh liên quan
Danh sách khách sạn
Đánh giá của khách hàng
0.0
Tổng
0 đánh giá
Rate
0.0 / 5.0
Hiện tại chưa có đánh giá nào cho mục này. Hãy là người đầu tiên đánh giá!
Đánh giá của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được hiển thị.